Đừng để tử hình rồi mới giải oan
Cơn “chấn động” của vụ ánNguyễn Thanh Chấn chưa qua, các vụ án oan sai và có dấu hiệu oan sai kinh hoàng khác được báo chí công bố đã làm dư luận phẫn nộ, các vụ nghiêm trọng này có một số vụ xảy ra ở Bắc Giang.
(Vợ tử tù Hà Đức Long với chồng đơn đi minh oan cho chồng)
Trước hết là 7 vụ mất cắp tượng Phật tại một số đình, chùa ở Bắc Giang năm 2001 – 20013. Cơ quan điều tra đã căn cứ vào lời khai của nghi can từ một vụ án khác, bắt Nguyễn Quý Đoan. Mặc dù không liên quan gì đến trộm cắp, nhưng do bị ép cung nên Đoan phải tự nhận mình trộm tượng Phật và khai bậy ra một số người gọi là đồng phạm. Tất cả có 8 người.
Thế là những người vô tình xuất hiện trong trí nhớ của Đoan trở thành bị can, rồi bị bức cung và sau đó chịu không nổi phải nhận tội.
Ở trong tù, do bị bức cung nên họ nhận tội nhưng tại tòa, tất cả đều kêu oan và tố cáo các điều tra viên dùng que, gậy vụt vào đầu, mặt, chọc vào cổ họng; dùng còng số 8 khoá tay, sau đó treo ngược lên trần nhà suốt từ đêm hôm trước tới sáng hôm sau. Thậm chí, có bị cáo còn bị lột hết quần áo và tra tấn vào bộ phận sinh dục.
Tại phiên tòa hình sự sơ thẩm lần thứ 4 từ ngày 19 – 23.6.2006, HĐXX tuyên bố: Tiếp tục trả lại hồ sơ yêu cầu VKSND tỉnh Bắc Giang làm rõ 10 nội dung, đồng thời thay đổi biện pháp ngăn chặn với các bị cáo: Cho tại ngoại. Sau đó, VKSND tỉnh Bắc Giang bắt buộc phải minh oan và bồi thường cho các nạn nhân chịu 2 năm ngồi tù oan.
Video đang HOT
Nhưng xin hỏi, bồi thường như thế nào cho đủ so với các đòn nhục hình mà các điều tra viên đã gây ra?
Và xin hỏi, trong 8 người bị bắt oan, có anh Phan Hữu Hường đã chết khi còn ở trong trại giam, bồi thường như thế nào đối với một mạng người?
Và đến nay, không một điều tra viên nào của vụ án oan này bị lôi ra vành móng ngựa. Tại sao vậy? Công bằng đâu? Văn minh đâu? Pháp luật đâu? Dân chủ đâu?
Một vụ án khác còn đang trong giai đoạn “ngàn cân treo sợi tóc” đối với tử tù Hàn Đức Long (Phúc Sơn, Tân Yên, Bắc Giang) vì bị kết tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Nhưng tử tù này cũng từng khai trước tòa, anh ta nhận tội vì bị ép cung, mớm cung, bức cung, nhục hình.
Nhận thấy chứng cứ kết tội quá lỏng lẻo trong một vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xử tử hình một con người, ngày 7.11.2013, Trung tâm Tư vấn pháp luật Liên đoàn Luật sư Việt Nam có đơn gửi ông Lê Khả Phiêu – nguyên Tổng Bí thư BCHTƯ Đảng – để đề nghị xem xét lại vụ án “hiếp dâm trẻ em” và “giết người” ở Bắc Giang theo trình tự giám đốc thẩm. Ông Lê Khả Phiêu đã kính chuyển tới Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, đề nghị Chủ tịch nước “chỉ đạo tòa án cần thẩm tra lại, tránh làm oan sai đối với người vô tội” bởi như các luật sư phản ánh “tòa xử có nhiều sai trái, thậm chí nhiều hiện tượng ép cung, dùng nhục hình…”.
Một tia hy vọng cho tử tù Hàn Đức Long.
Khẩn thiết đề nghị các quan chấp pháp của đất nước xem xét lại vụ án. Hãy hoãn thi hành án với Hàn Đức Long. Cứ làm cho rõ, nếu Hàn Đức Long có tội giết người và hiếp dâm trẻ em thật khi đó thi hành án vẫn chưa muộn.
Nếu không, tử hình rồi thì còn người đâu nữa mà giải oan!
Theo Dân trí
Nghi án Hàn Đức Long oan sai: Nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng
Dựng lại hiện trường bằng nhân vật đóng thế là chiến sĩ công an và cho phép bị can, người nhà bị hại gặp nhau lập biên bản thỏa thuận là những bất thường.
Bị cáo Hàn Đức Long sau một phiên xử.
Trao đổi với phóng viên ngày 14/11, bà Vũ Thị Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cho biết chiều 14/11, bà đã báo cáo trực tiếp với Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam về vụ án "Giết người", " Hiếp dâm trẻ em" của tử tù Hàn Đức Long (SN 1959, ngụ xã Phúc Sơn, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang; Báo Người Lao Động đã thông tin)
"Nhiều dấu hiệu cho thấy cơ quan điều tra (CQĐT) đã vi phạm quy định về tố tụng hình sự"- luật sư Nga nói và dẫn chứng trong quá trình điều tra, CQĐT Công an tỉnh Bắc Giang đã để ông Nguyễn Văn Báu, bác ruột của cháu Yến (nạn nhân bị sát hại trong vụ án), vào trại tạm giam gặp ông Long dàn xếp, hứa hẹn bảo đảm chuyện gia đình bị hại sẽ không làm điều gì ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người nhà ông Long.
"Trong quá trình điều tra, chỉ cho phép bị can tiếp xúc để làm rõ dấu hiệu phạm tội mà thôi. Hành động cho phép hai bên gặp gỡ để dàn xếp như thế có nhằm mục đích đấu tranh với tội phạm nào không, ai cho phép việc đó? Ông Báu là người nhà của bị hại, việc cho họ gặp nhau để dàn xếp là điều bất thường. Bình thường, nếu phạm tội thì người nhà của ông Long phải tới tận nhà bị hại, thậm chí phải quỳ xuống để xin, rồi xem xét bồi thường. Tại sao người nhà bị hại lại tới tận trại giam để cam kết với ông Long như vậy?"- luật sư Nga đặt vấn đề.
Hơn nữa, khi khám phòng làm việc của ông Dương Khương Duy (điều tra viên chính của vụ án, đã đột tử chết), cơ quan chức năng phát hiện 49 bút lục để ngoài hồ sơ vụ án. Trong đó có những đoạn của ông Long viết dở, viết đi viết lại rất nhiều lần. "Nếu viết đơn tự thú một cách nhuần nhuyễn thì tại sao lại có nhiều bản viết đi viết lại như vậy? Điều này cần được ráp nối với chi tiết tại các phiên tòa, ông Long liên tục cho biết có việc hướng dẫn khai" - luật sư Nga đặt nghi vấn và còn cho biết một điểm rất bất hợp lý là khi dựng lại hiện trường, CQĐT đã sử dụng những người đóng thế là các cán bộ công an.
Theo luật sư Nga, những chứng cứ ngoại phạm của Hàn Đức Long đã không được chú ý, xem xét thấu đáo trong quá trình truy tố, xét xử.
"Bản án mới nhất do Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao xử hồi tháng 11/2011 đã có hiệu lực, xác định ông Long giết cháu Yến vào thời điểm chị Nguyễn Thị Yên và chị Đặng Thị Sổ (ngụ cùng thôn) xay xát gạo. Ông Long vắng mặt thời điểm đó để đi sát hại cháu Yến (điểm xay xát gạo cách nhà cháu Yến khoảng 70 m; nhà cháu Yến chếch một đầu ao, còn điểm xay xát ở một đầu ao - PV). "Tuy nhiên trong hồ sơ điều tra thì chị Sổ khai trong lúc chị Yên xát gạo, chị Sổ ngồi chờ chị Yên thì ông Long ngồi ở bụi tre. Chị Sổ còn nói với ông Long rằng cho chị xát trước và ông Long nói: "Tao không xát à". Tức lúc đó có cả 3 người ở đó chứ không phải ông Long vắng mặt như trong bản án gần nhất đã kết tội ông Long tử hình - sau khi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hủy án sơ thẩm, phúc thẩm lần 1 yêu cầu điều tra, xét xử lại từ đầu - nói ông Long đã vắng mặt để thực hiện phạm tội hình sự"- luật sư Nga chỉ ra điểm bất hợp lý.
Có chứng cứ ngoại phạm?
Luật sư Ngô Ngọc Trai, Trưởng Văn phòng Luật Ngô Ngọc Trai và cộng sự (TP Hà Nội), cung cấp thêm thông tin trong lúc chờ đến lượt xay xát, ông Long ngồi uống nước chè, hút thuốc lào tại cửa ngách thông giữa hai gian xay xát và bán hàng tạp hóa nhỏ của gia đình chủ cơ sở xay xát. Ông Long về đến nhà lúc 19h47 phút (số liệu giờ giấc do CQĐT thu thập). Khi vụ án xảy ra, CQĐT hỏi chủ cơ sở xay xát có những ai đến xay gạo chiều đó thì được kể tên 7 người, trong đó có ông Long.
Theo Xahoi
Lật lại hồ sơ nghi án oan sai của một tử tù ở Bắc Giang Câu chuyện vụ án oan 10 năm chưa kịp lắng xuống, dư luận lại tiếp tục xôn xao về một nghi án oan sai tượng tự của một tử tù đang chờ ngày ra pháp trường. Lật lại hồ sơ vụ án, mới thấy tử tù Hàn Đức Long đã bị kết tội bởi những chứng cứ rất áp đặt. Bị cáo có...