‘Đừng để tình trạng trong họp đánh giá tốt, sau lại đơn thư gửi loạn xạ’
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng lưu ý, không để xuất hiện tình trạng trong họp đánh giá nhau rất tốt, tay bắt mặt mừng, nói những điều tốt đẹp, sau hội nghị lại “đơn thư gửi loạn xạ”.
Sáng nay, Ban Tuyên giáo TƯ và Tỉnh uỷ Bắc Giang phối hợp tổ chức hội nghị giao ban việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cụm các Tỉnh uỷ, Thành uỷ khu vực phía Bắc và các Đảng uỷ trực thuộc TƯ.
Quyết liệt đấu tranh với cái sai
Theo bà Nguyễn Thị Phương Hoa – Vụ trưởng Vụ Lý luận chính trị (Ban Tuyên giáo TƯ), việc thực hiện Chỉ thị 05 trên địa bàn các tỉnh, TP khu vực phía Bắc đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, mỗi cán bộ, đảng viên và nhiều quần chúng nhân dân.
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng chủ trì hội nghị
Công tác kiểm điểm tự phê bình và phê bình từng bước thực chất hơn, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, nhiều đảng viên đã thể hiện sự kiên quyết trong bảo vệ cái đúng, quyết liệt đấu tranh với cái sai.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh, công an là lực lượng nòng cốt, là “thanh bảo kiếm” nên việc tổ chức học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với lực lượng công an rất quan trọng.
Ông Thành nhắc lại một số gương sáng trong ngành như Nguyễn Huy Tưởng – Đội cảnh sát trật tự công an huyện Đô Lương, Nghệ An khi tuần tra kiểm soát cứu người chết đuối….
Hoặc thiếu tá Hoàng Anh Tuấn – Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu, đã 2 lần nhận Bằng khen của Thủ tướng; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an; đạt danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác của Trung ương Đoàn.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Thành
Video đang HOT
Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Cao Bằng Triệu Đình Lê cho rằng, để phong trào này đi vào cuộc sống, điều quan trọng nhất là quan tâm, trách nhiệm của các lãnh đạo. Bên cạnh đó, dứt khoát phải có đột phá, nếu không kết quả không rõ, “ai cũng nói nhưng chẳng ai làm”.
Riêng với Cao Bằng, ông Lê cho biết địa phương xác định mục tiêu chủ động, trách nhiệm, nói đi đôi với làm, chống tư tưởng trông chờ, ỉ lại.
“Chúng tôi yêu cầu cán bộ không giải thích nhiều mà hãy chủ động làm”, ông Lê nói và cho biết năm nay địa phương chọn 3 vấn để tập trung thực hiện.
Trước hết khắc phục cho được bệnh thành tích. Ông cho rằng, nhiều nơi đánh giá còn cảm tính, Bí thư, Chủ tịch cứ phải xếp loại xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng học tập theo tấm gương của Bác, Cao Bằng đặt quyết tâm đánh giá đúng. Cùng với đó, yêu cầu lãnh đạo tỉnh đều phải thực hiện tốt quy định nêu gương.
Khắc phục học nghị quyết nhưng “sáng đông, chiều vắng”
Đánh giá cao kết quả đạt được trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị 05 thời gian qua, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, việc làm đó đã góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Theo ông, chúng ta chọn đúng khâu đột phá, tạo ra những chuyển biến tích cực trên cả 2 mặt “xây” cũng như là “chống”.
“Chúng ta đã tạo ra chuyển biến rất lớn trong việc trao đổi, lắng nghe, giải quyết những vấn đề bức xúc của dân. Ta đã tích cực trong cắt giảm thủ tục hành chính, lấy hiệu quả, thước đo là lòng dân và sự tin tưởng của dân để đánh giá cán bộ”, ông Võ Văn Thưởng nói.
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ Võ Văn Thưởng
Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Võ Văn Thưởng cũng nêu một số hạn chế như: Việc lười học tập nghị quyết vẫn tồn tại ở nhiều nơi với nhiều biểu hiện rất cụ thể cũng rất sinh động.
“Trong đánh giá có nói việc triển khai học nghị quyết có tiến triển bước đầu đông hơn, nhanh hơn, rộng hơn nhưng cũng có biểu hiện sáng đông, chiều vắng – mà chủ yếu rơi vào là các đồng chí lãnh đạo, cấp uỷ.
Rồi đến không ghi chép, quán triệt không sâu. Nhiều người đến đọc Ipad, smartphone và một vài trường hợp ngủ nữa. Cái này cũng phải lưu ý khắc phục trong thời gian tới”, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ lưu ý.
Ông cũng đề cập đến tình trạng, công tác tuyên truyền chưa được sáng tạo, các điển hình chưa được nhân rộng, chưa phát huy hết tác dụng.
“Trong thực tế có nhiều tin tốt, điển hình thu hút người ta quan tâm. Như trường hợp em bé đạp xe cả trăm cây số đi Hà Nội thăm em làm cả xã hội xúc động”, ông Thưởng nói và mong những gương điển hình tốt sẽ được lan toả.
Ngoài ra, nhiều nơi “xây” chưa gắn với “chống”, giới thiệu nhiều điển hình về “xây”, nhưng nói tới “chống” thì còn hạn chế. Đặc biệt là vấn đề liên quan tới bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ nêu một số điểm cần tập trung thực hiện trong thời gian tới.
Cụ thể, năm 2019 là năm đánh dấu mốc 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì vậy ta phải tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thường xuyên, liên tục, sinh động, hiệu quả, phát huy thế mạnh của các loại hình tuyên truyền mà chúng ta có, khắc phục các nhược điểm.
Tiếp tục học tập, quán triệt chủ đề năm 2019 gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kết hợp chặt chẽ việc tự giác làm theo tư tưởng, với việc nêu gương của cán bộ, thực hiện trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và tăng cường kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng.
Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí, xây dựng văn hóa nghĩa tình, yêu thương đồng bào đồng chí, đồng đội trong sinh hoạt, trong công tác.
“Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, sắp Đại hội Đảng rồi, đừng để xuất hiện chỗ này, chỗ kia tình trạng trong họp đánh giá nhau rất tốt, tay bắt mặt mừng, nói nhau những điều tốt đẹp; sau hội nghị đơn thư gửi loạn xạ hết.
Đây là điều chúng ta phải rất chú ý vì đó không phải là tinh thần của người cộng sản, càng không phải đúng với các nguyên tắc về xây dựng Đảng”, ông Võ Văn Thưởng lưu ý.
Theo Kinhtedothi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bạc Liêu
Ngày 12-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quốc hội có buổi làm việc với Đảng bộ, chính quyền TP Hồ Chí Minh về đánh giá kết quả một năm triển khai thực hiện Kết luận số 21- KL/TW của Bộ Chính trị về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 16- NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP Hồ Chí Minh đến năm 2020 và Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Hồ Chí Minh;
Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2018, phương hướng nhiệm vụ năm 2019.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt TP Hồ Chí Minh.
Cùng dự, có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư; Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Võ Văn Thưởng, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cho biết, sau một năm, Ban Thường vụ Thành ủy thành phố đã ban hành Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 28-12-2017 để triển khai thực hiện Kết luận số 21- KL/TW của Bộ Chính trị, đến nay hầu hết các nhiệm vụ trong năm 2018 đã hoàn thành, tác động tích cực đến cán bộ, công chức, viên chức và tầng lớp nhân dân. Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Quy định 1374 về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. UBND thành phố tổ chức triển khai 23 nội dung thực hiện Nghị quyết 54, triển khai thực hiện nhiều đề án. Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện với nhiều phương thức đa dạng, phong phú, tạo sự đồng thuận, phấn khởi trong hệ thống chính trị và tầng lớp nhân dân thành phố... Thành phố cũng đề ra phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2019 với chủ đề "Năm đột phá thực hiện cải cách hành chính và Nghị quyết 54 của Quốc hội", kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ 11..., đồng thời cũng kiến nghị một số chính sách tháo gỡ, tạo điều kiện cho thành phố phát triển hơn trong thời gian tới.
Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP Hồ Chí Minh trong triển khai thực hiện Kết luận số 21 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 54 của Quốc hội thời gian qua. Trong bối cảnh còn khó khăn, thành phố đã có nhiều cố gắng trong thu ngân sách, về cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, một số vụ việc kéo dài nhiều năm đã được tập trung xử lý, bước đầu có kết quả tích cực. Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp sáng tạo, giải pháp đặc thù tạo động lực cho phát triển, chuyển dịch kinh tế, nhất là triển khai các nhóm giải pháp để phát triển thành phố trong giai đoạn mới. Thủ tướng cũng nêu lên những hạn chế, nguy cơ của thành phố như: đang có dấu hiệu tụt lại phía sau so với các trung tâm đô thị lớn của khu vực về kinh tế, năng lực cạnh tranh, chất lượng sống; còn nhiều bất cập trong công tác quy hoạch, quản lý đô thị; kết cấu hạ tầng quá tải, đang xuống cấp; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều dự án đầu tư trọng điểm bị chậm so với kế hoạch; tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp,... Những hạn chế nêu trên đã gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng đến phát triển và môi trường đầu tư của thành phố.
Định hướng trong thời gian tới, Thủ tướng khẳng định, tiềm năng của TP Hồ Chí Minh còn rất lớn, nhất là tiềm năng về con người. Thành phố cần phát huy tốt hơn nữa truyền thống yêu nước, cách mạng, truyền thống đổi mới sáng tạo nhất là tinh thần "vì cả nước, cùng cả nước". Thành phố cần có kế hoạch cụ thể, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 54 của Quốc hội, tập trung thực hiện tốt cải cách hành chính; đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, xem công nghệ, đổi mới sáng tạo là lối ra của thành phố. Do đó, thành phố phải làm tốt công tác quy hoạch thành phố, quy hoạch vùng, tăng cường quản lý nhà nước bằng công nghệ. Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ban, ngành T.Ư tiếp tục phân công, phân cấp, giao quyền để TP Hồ Chí Minh chủ động thực hiện các nhiệm vụ; đi đầu trong việc xây dựng thành phố thông minh, thực hiện tốt mô hình chính quyền đô thị, cần có sáng kiến, phân bổ nguồn lực hiệu quả. Đáng chú ý cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực, có đức, tài, giàu tâm huyết để đưa thành phố vươn lên mạnh mẽ, không chỉ giữ vững là đầu tàu kinh tế của cả nước mà còn có thể sánh ngang với các thành phố trong khu vực và châu Á.
* Chiều 12-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bạc Liêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và tỉnh trở thành trung tâm du lịch của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), xây dựng hệ sinh thái du lịch sống động, đa dạng sản phẩm, kết nối với các trung tâm du lịch lớn; tận dụng và phát huy tiềm năng, thế mạnh về năng lượng tái tạo, phát triển điện gió, điện mặt trời. Quản lý chặt chẽ, tránh lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn nước; làm tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường, kiểm soát tốt các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm; phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, chú trọng lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế. Tỉnh cũng cần đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các địa phương, nhất là các tỉnh trong vùng ĐBSCL và TP Hồ Chí Minh.
Thủ tướng đề nghị tỉnh xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP và Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ để kết quả năm 2019 phải cao hơn năm 2018; tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ mũi nhọn, trụ cột mà Chính phủ, tỉnh đã xác định; tăng cường quản lý xã hội, đẩy mạnh giáo dục, y tế, văn hóa, chứ không chỉ lo phát triển kinh tế; chủ động ứng phó biến đổi khí hậu bằng nhiều cách như tái cơ cấu nông nghiệp; quan tâm triển khai tốt Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng biến đổi khí hậu. Nhấn mạnh Bạc Liêu tiếp tục xác định nuôi tôm là một thế mạnh, Thủ tướng nêu rõ, tỉnh cần lập ban chỉ đạo và giao ban thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện, phấn đấu đạt 1 tỷ USD giá trị xuất khẩu tôm trong thời gian sớm nhất. Tỉnh cần tiếp tục xúc tiến, kêu gọi, tìm dự án đầu tư mới. Thủ tướng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Nhà máy Nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu; nhất trí việc bổ sung dự án vào sơ đồ quy hoạch điện 7. Tỉnh cần làm việc với nhà đầu tư để có cam kết chắc chắn, nhất là đối với các vấn đề như năng lực tài chính, thời gian, tiến độ.
PV
Theo NDĐT
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Xin-ga-po; Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ đại học thế giới ức Chiều 22-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng iều phối An ninh quốc gia Xin-ga-po Tiêu Chí Hiền. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng iều phối An ninh quốc gia Xin-ga-po Tiêu Chí Hiền. Ảnh: VĂN IỆP (TTXVN) Phát biểu ý kiến tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn...