Đừng để thiết bị USB cắm lung tung lây virus cho máy bạn, đây là cách kiểm tra độ an toàn của chúng
Nếu như các bạn chưa biết thì những thiết bị USB mà bạn đang sử dụng có thể khiến cho máy tính dễ dàng bị tấn công bởi các Hacker!
Theo như báo cáo của công ty bảo mật dữ liệu Eclypsium cho biết thì phần lớn các thiết bị USB sử dụng hệ điều hành Windows và Linux đang dùng các Unsigned firmware hay có thể tạm gọi là những firmware chưa đăng ký. Các firmware chưa đăng ký này thật chất là những firmware không có khóa thẩm định, hay nói cách khác là chúng ta không biết được là chúng có phải đến từ nhà sản xuất hay không. Khiến cho các bạn dễ dàng tải và cài đặt nhầm các bản driver giả mạo có chứa mã độc bên trong.
Đáng buồn thay là hiện nay vẫn không có bất kỳ một cách thủ công nào để sửa được lỗi dính firmware chưa đăng ký này, trừ khi nhà sản xuất cung cấp một bản firmware có đăng ký mới. Ngoài ra, Eclyspium còn cho biết rằng một số nhà sản xuất ổ cứng hiện nay còn cập nhật cho các ổ HDD và SSD để chỉ có thể nhận những firmware đã đăng ký, tránh những mối nguy hiểm mà firmware chưa có đăng ký mang lại.
Chính vì thế nên việc kiểm tra xem các thiết bị USB của mình có đang chứa các firmware chưa đăng ký hay không là rất cần thiết. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để kiểm tra nhé.
Bước 1: Đầu tiên các bạn bấm vào Windows và gõ Device Manager rồi Enter.
Bước 2: Khi cửa sổ Device Manager hiện lên, bạn nhấn đúp vào một thiết bị bất kỳ mà bạn muốn kiểm tra. Sau đó nhấp chuột phải vào tên thiết bị và chọn Properties.
Video đang HOT
Bước 3: Khi cửa sổ Properties hiện lên, bạn chọn mục Driver rồi chọn mục Driver Details.
Bước 4: Trên màn hình sẽ hiện ra một cửa sổ mới liệt kê các driver đã từng cập nhật cho thiết bị của bạn. Những driver nào đã đăng ký là những driver có biểu tượng chứng chỉ kế bên.
Sau đó bạn để ý dòng Digital Signer phía bên dưới, nếu nó để trống hoặc ghi là Unknown tức là firmware cho thiết bị đó chưa có đăng ký.
Trong trường hợp của mình thì dòng Digital Signer ghi là Microsoft Windows tức là firmware là do Microsoft cung cấp.
Trên đây là cách kiểm tra xem thiết bị của bạn có đang bị dính firmware chưa đăng ký hay không. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là có một số firmware mặc dù bạn đã tải từ chính trang chủ của nhà sản xuất nhưng vẫn chưa được đăng ký.
Các bạn có thể áp dụng 2 cách mà mình nêu dưới đây để đảm bảo rằng bạn sẽ không tải nhầm các firmware chưa đăng ký. Một là bạn sử dụng công cụ tự động tìm và tải firmware được tích hợp sẵn trong hệ điều hành Windows, hoặc hai là truy cập trực tiếp vào trang web chính chủ của nhà sản xuất.
Vậy là mình đã hướng dẫn xong cho các bạn cách kiểm tra xem các thiết bị USB của bạn có chứa các firmware độc hại hay không. Chúc các bạn thành công!
Theo Gearvn
Tại sao ổ cứng không bao giờ nhận "đủ" dung lượng?
Bạn đã từng thắc mắc vì sao mấy cái HDD, SSD, USB khi check lên thì hầu như chẳng bao giờ chịu nhận đủ dung lượng chưa?
Hãy tưởng tượng thế này: một ngày đẹp trời bạn đi mua ổ cứng. Bạn đã chọn một cái SSD 250GB nhưng khi về nhà xem lại trên Windows thì nó chỉ hiện có 232.83GB mà thôi, thế là bạn bực tức và cho rằng mình đã bị "qua mặt". Nhưng mà bạn ơi, trước khi cầm cái SSD lên và đi đòi lại tiền thì hãy nghe mình giải thích một chút nhé.
*Không phải ổ cứng bị lỗi hay nhà sản xuất cố tình ăn gian bạn đâu, chuyện nó là thế này này.
Trong cách hiểu của đa số chúng ta và cách đo lường của các nhà sản xuất thì 1 KB sẽ bằng 1000 byte, 1000 KB thì bằng 1 MB, tương tự như vậy thì 1000 MB sẽ có giá trị bằng 1 GB. Đó là hệ số thập phân quen thuộc mà chúng ta vẫn dùng cho tất cả những giá trị mà chúng ta biết.
Tuy nhiên thì máy tính lại không như vậy, nó hiểu theo hệ số nhị phân. Tại đây thì 1 GB sẽ có giá trị bằng 1024 (tức 2^10) MB, tương tự, 1 MB bằng 1024 KB và 1 KB sẽ bằng 1024 byte. Đến đây thì chắc bạn cũng đã ngờ ngợ ra vì sao cái SSD 250GB của bạn khi check lại thì chỉ còn có 232.83GB rồi đúng không nào?
Cái SSD 250GB của bạn đang có tổng dung lượng bằng 250.000.000.000 byte. Theo cách tính của người bình thường với hệ số thập phân thì bạn sẽ có 250GB thật, nhưng theo cách tính của số nhị phân của máy tính thì bạn sẽ chỉ còn lại 232.83GB thôi, tuy nhiên thì 250GB của hệ thập phân và 232.83GB của hệ nhị phân đều có giá trị tương đương nhau và dung lượng lưu trữ của bạn là không thay đổi. Tương tự như vậy, cái ổ cứng 1TB khi vào trong máy cũng sẽ hiển thị là 931GB chứ không phải chẵn 1TB như cách tính thông thường.
Đây là cái ổ cứng 1TB của mình, và mình sẽ để đây cho các bạn dễ hình dung.
Nếu bạn có dùng qua máy MacOS thì bạn sẽ thấy trong hệ điều hành này, cách tính của nó sẽ "thân thiện" với người dùng hơn, ví dụ như bạn cắm cái SSD ban nãy vào máy chạy MacOS thì nó sẽ hiện đủ 250GB cho bạn.
Theo gearvn
Lỗi bảo mật trên các phụ kiện của Dell, Hp, Lenovo làm hàng triệu máy tính có nguy cơ bị hack Và theo như Eclypsium thì tất cả hãng này và hacker đã biết về những lỗ hổng này từ năm 2015. Tuy nhiên, các hãng sản xuất có vẻ vẫn khá là "bình tĩnh" và không vội đăng ký firmware cho lắm. Những firmware chưa được đăng ký của camera trên laptop, card mạng, trackpad, cổng USB và các loại Wifi adapter (bộ...