Đừng để “Tháng Giêng là tháng ăn chơi”… trong tù
Dịp sau Tết là khoảng thời gian người dân nghỉ ngơi du xuân với nhiều hoạt động vui chơi giải trí, tham quan. Song, không ít người chọn những hình thức giải trí thiếu lành mạnh, vô tình vi phạm pháp luật, đặc biệt là tệ cờ bạc.
Phố vắng, quê nhộn nhịp
Theo ghi nhận của PV trong ngày 10-2, tại những địa điểm vui chơi, tham quan công cộng như công viên, khu di tích chùa chiền ở Hà Nội, năm nay hiện tượng cờ bạc công khai đã gần như vắng bóng. Đây đó vẫn còn những đám người tụ tập, song chỉ là hình thức đánh cờ tướng giải trí lành mạnh.
Một thanh niên chạy xe ôm trong công viên Thủ Lệ, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, nói những người chơi cờ ở đây với đam mê thực sự. “Sợ hết rồi, ai dại gì đi vui xuân trong trại. Từ hôm CA bắt vụ đánh bạc “đầu-đít” ở chợ Chùa Hà, trên này sợ hẳn rồi. Thích thì góp tiền mua mấy bao thuốc để ngồi hút chơi thôi” – anh này cho hay.
Trong công viên Nhống Nhất, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng và tại vườn hoa Hàng Đậu, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, chúng tôi cũng ghi nhận điều tương tự. “Dẹp từ lâu rồi. CA phường họ tuần suốt ngày, ai dám chơi. Chẳng ai dại gì vào đồn ngồi vì mấy nghìn bạc” – một tài xế xe ôm ở vườn hoa Hàng Đậu, nói.
Dạo một vòng qua chợ xe máy cũ Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, quan sát hồi lâu nhưng PV cũng không thấy xuất hiện hình thức đánh cờ bạc kiểu “đầu-đít”. Một thợ xe cho biết, từ hôm CA phường Dịch Vọng bắt nhóm người đánh cờ bạc bằng hình thức này, dân chợ xe đã chấm dứt hẳn trò chơi này.
Nội thành vắng bóng, tuy nhiên, theo ghi nhanh của CTV báo PL&XH, hình thức cờ bạc, đặc biệt là cờ bạc bịp còn diễn ra ở nhiều khu vực các huyện ngoại thành do tâm lý “vui ngày xuân”. Đây cũng là điều người dân hết sức cảnh giác, để tránh “tiền mất tật mang” và vô tình vướng vòng lao lý.
Một cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC45) CA TP Hà Nội, cho biết, CATP đã lường trước thực trạng này ở dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán nên đã giao nhiệm vụ và phối hợp cùng CA các quận, huyện triển khai các biện pháp nghiệp vụ nhằm xử lý.
“Người dân nên tránh xa các tụ điểm cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào, để tránh vi phạm pháp luật và cung cấp thông tin giúp lực lượng CA tiếp cận triệt phá các đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp” – vị cán bộ này khuyến cáo.
Video đang HOT
Người dân nên cảnh giác và tránh xa những trò đỏ đen này. Ảnh: Q.Minh
Đừng để vô tình “đáo tụng đình”
Luật sư Lâm Văn Quang, Đoàn Luật sư Hà Nội cho hay, sau những ngày Tết, nhóm bạn bè hay người thân trong gia đình ngồi lại với nhau đánh bài ăn tiền. Nhiều người nghĩ chơi bài vui xuân với số tiền nhỏ là không phạm pháp. Nhưng việc đánh bài dù với số tiền nhỏ vẫn là hành vi đánh bạc trái phép.
Ông Quang phân tích: Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
Đánh bạc trái phép gồm các hình thức: Mua các số lô, số đề; xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề…
Điều 26 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12-11-2013 của Chính phủ quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200-500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề. Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng đối với một trong những hành vi: Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
Nghị định còn quy định: Phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng đối với hành vi: Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; Che giấu việc đánh bạc trái phép. Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng nếu rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
“Pháp luật cũng quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu có hành vi phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề” – ông Quang nói và cảnh báo: “Hình thức chơi số lô, số đề, nhiều người vẫn đang tham gia khá mạnh, kể cả giới công chức, viên chức”.
Đặc biệt, hành vi đánh bạc trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 248 Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 về tội đánh bạc. Theo đó, quy định người nào đánh bạc trái phép hay tổ chức đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 – 50 triệu đồng đều có thể bị khởi tố hình sự, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Ông Quang chia sẻ rằng, đã tham gia khá nhiều vụ án liên quan đến hành vi đánh bạc. Đa số người phạm tội với hành vi này đều cho rằng tòa sẽ “nương tay”, nhưng thực tế là với những vụ đánh bạc ăn tiền, đều là bắt quả tang và được CQĐT lập chuyên án theo dõi nên chứng cứ đều khá rõ. “Tốt nhất người dân nên cảnh giác và tránh xa” – ông Quang khuyến cáo.
“Theo thống kê của Bộ Công an, trong 3 ngày Tết vừa qua, cả nước có 1.037 đối tượng phạm tội bị bắt, trong đó có 671 đối tượng liên quan đến cờ bạc. Năm nào cũng vậy, lợi dụng tâm lý lễ hội, xả hơi ngày Tết, tệ nạn cờ bạc lại rộ lên, đặc biệt là ở các vùng nông thôn”.
Theo Pháp luật Xã hội
Phục dựng nghi lễ "rước nước, tế cá" tại lễ hội đền Trần
Sáng nay 11/2 (nhằm ngày 12 tháng giêng), tại khu di tích đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Ban tổ chức lễ hội đền Trần đã cho phục dựng lại nghi lễ "rước nước, tế cá".
Điểm mới của lễ hội Khai ấn đền Trần năm nay là việc khôi phục lại nghi lễ "rước nước, tế cá" truyền thống vốn đã mai một từ lâu. Đây là năm đầu tiên nghi lễ này được phục dựng và trở thành một trong những nội dung chính của lễ hội. Nghi lễ "rước nước, tế cá" có ý nghĩa tri ấn tổ tiên nhà Trần, một Vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới, gắn với sông nước.
Các cụ cao niên lấy nước từ Giếng Rồng.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, mặc dù còn gần 3 ngày nữa đền Trần mới chính thức khai ấn (đêm 14 rạng sáng 15 tháng giêng), nhưng ngay từ ngày 12, du khách thập phương và người dân địa phương đã tập trung rất đông xem phục dựng nghi lễ "rước nước, tế cá".
Cách đây hơn 100 năm, trong lễ hội đền Thượng (đền Thiên Trường) bao giờ cũng có nghi thức "rước nước, tế cá". Hội rước nước được tổ chức rất chu đáo vào ngày 15 tháng giêng. Người được cầm bình đi lấy nước thay mặt dân làng đưa bình ra kiệu rồi phủ một tấm vải đỏ thắm lên trên. Người này được dân làng chọn từ trước và phải là người khỏe mạnh, có đạo đức, con cháu đầy đủ, trong năm gia đình không có chuyện buồn.
Theo nghi lễ "rước nước, tế cá" được khôi phục tại đền Trần năm 2014, đoàn "rước nước" gồm có cờ, biểu đi trước; chiêng trống, đội bát âm, kiệu thánh với đoàn tế và dân làng đi theo sau. Các loại cá dâng lễ gồm: 5 cá triều đẩu (cá quả), 5 cá long ngư (cá chép), trọng lượng từ 1 đến 1,5 kg. Ao đánh bắt cá phải được phát quang, tẩy uế trước khi diễn ra lễ hội khoảng 20 ngày.
Bắt cá dưới ao đã được phát quang, tẩy uế.
Đội múa rồng tại lễ "rước nước, tế cá".
Sau khi làm nghi lễ tại đền Thiên Trường, đoàn rước sẽ tiến thẳng lên ngã ba sông Hồng ở đoạn Hữu Bị (cách đền Trần khoảng 3 km). Tại bến sông, Ban tổ chức đã bố trí các thuyền được trang trí cờ hoa, sau đó đoàn rước sẽ lên thuyền và ra giữa sông để phóng sinh.
Trao đổi với Dân trí ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng ban quản lý Khu di tích lịch sử khu văn hóa Đền Trần cho biết: "Hiện tại công tác chuẩn bị cho lễ hội đã được hoàn tất. Chúng tôi đã liên hệ với Sở Thương binh - Xã hội tỉnh Nam Định mời những người hành khất về Trung tâm Bảo trợ tỉnh để nuôi ăn ở trong những ngày diễn ra lễ hội".
Đưa cá vào kiệu rước về đền Thiên Trường.
Làm lễ "rước nước, tế cá" tại đền Thiên Trường.
Thanh Thủy - Duy Tuyên
Theo Dantri
Nghiêm cấm quan họ ngửa nón xin tiền tại Hội Lim Một trong những nội dung chỉ thị được nhấn mạnh tại Hội Lim 2014 là tuyệt đối nghiêm cấm các hình thức quan họ ngửa nón nhận tiền. Những năm trước đây, tại lễ hội Lim truyền thống, tỉnh Bắc Ninh, rất nhiều khách tham quan tỏ ra bức xúc về việc các liền anh liền chị vừa hát, vừa xin tiền. Thay...