Đừng để tan là… nát!
Thật dễ dàng tìm thấy những cuộc hôn nhân tan vỡ được đưa ra mổ xẻ, được tổ chức “đại tang” trên mạng xã hội, báo chí, nhất là báo mạng. Câu chuyện xoay quanh những người của công chúng càng được truyền thông dành quyền ưu tiên và hào phóng cấp “quota” giấy mực. Cuộc tranh đoạt tài sản, con cái, thậm chí… lẽ phải của họ trong nhiều trường hợp không còn là cuộc đua của riêng họ nữa. “Đừng để tan là… nát!” – thạc sĩ tâm lý Võ Thị Minh Huệ (Công ty Tâm Lý Trẻ, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) khuyến cáo ngắn gọn từ những đúc kết đau lòng.
Khi nghe một vụ ly hôn lùm xùm, người ta thường quy chụp “lại trò câu view của kẻ hám danh”. Tại sao việc “đại chúng hóa” chuyện riêng nhà mình (mà lại là chuyện không vui) lại được nhiều người chủ động thực hiện như thế, thưa chị?
Thạc sĩ Minh Huệ: Có thể đó là những người chưa xác định rõ trách nhiệm của họ trong sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân. Họ tranh thủ đưa ra những thông tin để thanh minh cho lý do đổ vỡ, để bảo vệ mình, khẳng định mình chỉ là nạn nhân. Thậm chí, sẵn sàng đổ lỗi cho người chồng/người vợ hoặc những người khác liên quan. Thực tế, con thuyền hôn nhân bị đắm là do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Nói là chuyện của mình, nhưng bình loạn, xâu xé từng mẩu thông tin lại là chuyện của người. “Tiếng thơm” đâu chẳng thấy, vô tình lại “vạch áo cho người xem lưng”, trở thành đề tài để người đàm tiếu, phê phán. Khi chia sẻ chuyện riêng trên mạng xã hội hay cung cấp thông tin cho truyền thông, mấy ai lường được những gì sẽ xảy đến sau cái nhấp chuột. Công luận sẽ “họp chợ” chăng? Sẽ bình luận những gì? Có quá đà không? Vấn đề sẽ bị thổi phồng, đẩy xa đến đâu? Đây là cuộc đua chắc chắn mọi người cùng… bại.
Có những thời điểm im lặng là vàng. Tôi không có ý khuyên phải triệt tiêu quyền được tuyên bố, chia sẻ. Nhưng, phát ngôn trong lúc bức xúc, ức chế, rối bời thậm chí bị thôi thúc của sự hiếu thắng thì rất khó kiểm soát, làm chủ. Bạn làm được gì trong một đám ồn ào ngoài việc… cần thận trọng, cân nhắc, liệu lường. Chưa kể nhiều giai đoạn nhạy cảm, nhiều bất ngờ phát sinh, thông tin đi quá nhanh, thậm chí cuộc đua mới “đề pa” đã… hết đường.
* Những đứa trẻ “rơi ra” từ những cuộc tan vỡ ồn ào ấy vô tình trở thành “con cưng” của truyền thông?
- Ai cũng bảo thương đứa bé nhưng khi cuồng nộ, chỉ muốn “vạch mặt” cho đã tức, mấy ai nghĩ còn có một đứa trẻ; mấy ai còn nhớ kẻ mà mình đang nhắm tới chính là mẹ, là cha của con mình; mấy ai nghĩ mỗi lần kéo được báo này báo kia vào cuộc là mỗi lần khoét sâu, chà xát vào tâm hồn trẻ. Rồi khi đứa bé lớn lên, bắt đầu biết đọc, sẽ ra sao khi nó đọc được những bài viết về gia đình mình cùng vô số những bình luận sát thương?
Khi trẻ sốc, sang chấn tâm lý, ai là người bên cạnh trẻ? Những vấn đề trong gia đình, có thể tránh hoặc cho trẻ biết một phần sự thật, nhưng khi đã đưa lên báo thì “đầy đủ, rõ mồn một, toàn diện, nhiều chiều” đến sắc lạnh, tàn nhẫn. Với đứa trẻ, tờ báo là gì? Là ảnh hình của sự thật. Sự thật ấy càng được xác tín bởi thực tế – cách cha mẹ hằn học, cạn tình với nhau. Trẻ cần được bình yên, cần được sống trong vòng tay yêu thương hơn bất cứ ánh mắt lo ngại, lời xuýt xoa thương xót nào.
Video đang HOT
* Tiếng nói là một vũ khí. Đôi lúc ức lòng đâu thể nín nhịn được…
- Nhiều trường hợp trớ trêu là vợ chồng ngại nói với nhau, chuyện gì cũng xí xóa, bỏ qua, đến lúc chịu nói thì đã có chuyện hoặc đã là tiếng chuông vãn cuộc rồi. Nhiều trường hợp không nói trực tiếp mà mượn tay truyền thông để “giao tiếp” càng khiến cuộc hôn nhân lao như xe không phanh. Oái oăm hơn là khi cần nói thì ta lại im. Khi cần im thì không những nói, có người còn… “gào” giữa đám đông, trên mạng xã hội, báo chí. Nếu trong hôn nhân, tạo được truyền thông nội bộ tích cực thì đâu có ngày phải kéo nhau bêu xấu giữa đàng.
Trong cuộc sống vợ chồng, khi vấn đề mới bắt đầu xuất hiện, mỗi người phải học cách nhận thấy, gọi đúng tên và cùng nhau bàn bạc, góp ý để tháo gỡ, điều chỉnh. Sự chân thành, thiện chí từ hai phía sẽ giúp vợ chồng dễ dàng chia sẻ, điều đó trở thành nhu cầu của tình yêu, hạnh phúc.
Thái độ trò chuyện nhã nhặn, thiện chí chứ không hiếu thắng là cách truyền thông tích cực, bày tỏ để người kia thấu cảm chứ không phải giành thắng thua. Trước những biến cố, bước ngoặt, phải bình tĩnh, sáng suốt, vững tin, coi đó là những thử thách của cuộc sống, cùng nắm tay nhau vượt qua. Còn nếu phải rạn – tan – vỡ thì không gì hơn là lặng lẽ “chôn cất” cuộc hôn nhân, tự tin bước tiếp con đường của mình với những vai trò còn lại.
Theo Baophunu
Mẹ chồng từ mặt bắt ly hôn khi biết tôi sảy thai
Được yêu và cưới mối tình đầu, mình cho phép gọi bản thân là một cô gái may mắn. Chồng là kiến trúc sư rất đắt bản vẽ, mình là giảng viên trường đại học công lập có tiếng. Cuộc sống càng viên mãn hơn khi anh ấy vô cùng yêu thương vợ và mình thì sớm mang thai con trai đầu lòng.
Thai bước sang tháng thứ 3, bác sĩ bảo mình hơi yếu nên nghỉ dưỡng nhiều. Chồng ngay lập tức nộp đơn xin nghỉ việc cho vợ vì sợ ảnh hưởng đến con. Anh tuyên bố, anh yêu nhất là vợ, nhì là con nên sẵn sàng lao động cật lực gấp mười gấp trăm lần để vợ con có cuộc sống tốt nhất. Mình hạnh phúc ngây ngất.
Những tháng thai kỳ tuy không đến nỗi mệt như bác sĩ nói nhưng đi ra đi vào chồng đều dìu vợ. Buổi tối, toilet chỉ cách phòng ngủ chục bước chân anh cũng không để vợ đi mà mang tận bô vào. Các món ăn chỉ cần nóng quá hay nguội quá anh đều tự trách mình. Thấy anh miệng thổi phù phù bón từng thìa cháo mới nấu cho vợ mà mình cảm động rơi nước mắt.
Thai được 6 tháng, mình đi xe máy về nhà mẹ đẻ chơi thì bị tai nạn. Mình mất con, suýt mất mạng và không bao giờ có thể có con lại được nữa. Thế giới bỗng dưng sụp đổ dưới chân.
Mình làm mẹ, đã mang con gần được đến hơn nửa quãng đường nên mình đau đớn nhất. Nhưng chồng người dày vò mình nhất. Anh cho rằng vì mình không nghe lời anh ra khỏi nhà nên bất hạnh mới xảy ra.
Mẹ chồng sau khi biết tin không giữ được cháu thì tuyên bố từ con dâu. Bà bảo cháu bà vắn số nên mới đầu thai nhầm mẹ và mình không giữ được con thì sau này có làm mẹ cũng chỉ là thứ mẹ mìn.
Ngày ra viện, nhà chồng như địa ngục. Không khí tang thương và những gương mặt lạnh lùng tuyệt tình nhà chồng làm mình nghẹt thở. Cả ngày mình chỉ dám ngồi trong phòng vì không ai nói chuyện với mình.
Lúc ấy chồng vẫn còn thương nên mang cơm lên phòng cho mình. Nhưng tới ngày thứ 4 thì mẹ anh chạy lên hất cả mâm cơm lên người mình, chỉ tay vào mặt mình mà chửi "Không làm được trò trống gì thì đừng mong con tao hầu hạ".
Mình sốc lắm, trước đây trông thấy chồng bê bô nước tiểu của mình, bà còn vui vẻ khen con trai ngoan. Bà bảo mình không ly hôn thì "tao cào ra khỏi nhà". Chồng mình cãi lời mẹ nên mẹ con to tiếng. Mặc dù rất đau khổ nhưng được chồng bênh vực mình thấy được an ủi hơn rất nhiều. Lúc đấy mình vẫn nghĩ tình yêu của chồng sẽ trường tồn, sẽ mãi mãi.
Nhưng anh ngày càng lạnh nhạt. Anh tìm cách trốn tránh không ngủ với vợ dù chỉ là chạm vào cơ thể nhau. Buổi tối anh mang chăn gối ra sofa ngủ. Anh không buồn bênh mình khi mình bị mẹ chồng mắng. Anh làm lơ giống như không nghe, không thấy gì. Bao nhiêu lần mình đưa mắt van lơn anh hãy bênh mình dù chỉ một tiếng nhưng chỉ nhận được gương mặt vô hồn không cảm xúc.
Nhưng anh cũng không nói gì đến chuyện ly hôn, có lẽ không hẳn vì yêu mà chỉ vì thương hại mình. Một phụ nữ không thể sinh nở cũng giống như phế nhân, chẳng ai cần ngó đến.
Song thật sai lầm khi sống với kiểu van xin bố thí tình yêu từ chồng vì hôn nhân lúc này không khác gì một lãnh cung xám xịt. Một ngày chồng xuất hiện và nói với mình chưa đến mười từ.
Anh không hỏi han, không trò chuyện, chỉ trả lời "ừ, không, có" lúc cần thiết. Mình đã hỏi thẳng anh có muốn ly hôn không thì anh bảo không, nhưng lại không tỏ một chút thiện chí nào để cho mình một tia hy vọng.
Mẹ chồng bảo chồng mình chuẩn bị đi xem mặt một phụ nữ khác bà đã nhắm cho. Với mình đây không khác gì là một án tử mà chồng chính là đao phủ. Mình đau khổ đến cùng cực nhưng cố im lặng để đợi một lời giải thích hay chỉ cần là thông báo từ chồng. Nhưng anh vẫn không nói gì, giống như mình chưa hề tồn tại.
Chủ nhật vừa rồi anh mặc vest và xịt nước hoa trước khi ra ngoài. Mình tưởng anh đi công việc thì mẹ chồng thông báo "nó đi gặp con kia". Mình chết lặng, thất vọng và đau đớn.
Mình còn tệ hơn cả người vô hình. Chiều hôm đó chỉ biết qua cửa sổ nhìn theo chồng đi mà nước mắt hai hàng. Đại dương tình yêu anh từng dành cho mình đâu rồi? Lời hứa mãi mãi anh nói trước kia đâu rồi?
Tối anh về, mình đưa anh tờ đơn ly hôn. Mình thật sự không muốn ly hôn nhưng cố tình làm thế để anh biết mình bị tổn thương và vẫn còn tự trọng. Mình muốn nghe một lời giải thích dù cay đắng từ anh.
Nhưng không, anh đã ký đơn đánh xoẹt mà không hề thèm đọc một từ nào trong đó. Ký xong anh bỏ đi, thấy chiếc bô sứ trước kia đã từng bê ra bê vào cho vợ, anh thẳng chân đá nó bể tan. Mình hiểu anh đã tuyệt tình đến thế nào.
Mình đã nằm khóc suốt hai ngày nay mà không hề nhận được sự chú ý nào từ chồng. Anh vẫn đi làm, đi chơi lễ như bình thường. Có lẽ cũng đến lúc mình nên vực dậy mà làm lại cuộc đời?
Dẫu biết thế nhưng vẫn đau, chỉ thở thôi cũng làm mình đau đến chảy nước mắt. Có phải cái chết lúc này là lựa chọn đúng đắn duy nhất mình có thể làm không?
Theo VNE
Đàn ông ngoại tình là loại bỏ đi Lần đầu anh xin lỗi và tôi đã tha thứ cho anh, vậy mà anh vẫn tiếp tục quan hệ với người phụ nữ đó. Tôi và chồng lấy nhau được 5 năm. Cuộc sống của chúng tôi càng gắn kết hơn khi có cháu trai vào năm thứ ba của hôn nhân. Có những lúc hai vợ chồng cũng bất đồng quan...