Đừng để tài xế taxi làm tiền du khách
Các ý kiến phản hồi bài viết “ Tạm đình chỉ tài xế taxi bắt chẹt du khách Nhật ” đã bày tỏ sự giận dữ và xấu hổ, đồng thời lo lắng nếu tình trạng này không được chấn chỉnh sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước.
Taxi đưa đón khách tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Ảnh: Châu Anh
Xin giới thiệu một ý kiến:
Cuối tháng 7-2011, cả bốn người trong gia đình tôi đi Malaysia để dự lễ tốt nghiệp đại học của con trai tôi. Từ sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM), chúng tôi đi máy bay giá rẻ đến sân bay LCCT (Low cost carrier terminal – sân bay giá rẻ) ở ngoại ô Kuala Lumpur là đã 12g đêm. Trước khi đến Malaysia, gia đình tôi đã đặt phòng khách sạn ở khu Chowkit – nội ô Kuala Lumpur. Không rành đường sá ở Kuala Lumpur, chúng tôi chọn taxi để đi từ sân bay về khách sạn.
Con trai tôi học ở Malaysia nên biết đa số taxi ở đây không tính tiền cước dựa trên đồng hồ, mà chỉ theo thỏa thuận giữa tài xế và hành khách. 12g đêm, liệu tài xế taxi có “ chặt chém” không? Tôi thoáng lo lắng như vậy nhưng ngay sau đó nỗi lo này đã tan biến khi bác tài tuổi trung niên ra giá cho cuốc xe vào lúc nửa đêm về nội ô Kuala Lumpur chỉ tương đương 750.000 đồng cho quãng đường khoảng 60km.
Dẫu đã thỏa thuận tiền trước nhưng tài xế vẫn chịu khó chạy đi tìm khách sạn cho chúng tôi qua nhiều con đường mà không hề mè nheo hay đòi thêm tiền. Sau đó, gia đình tôi còn hai lần đi taxi ở Malaysia và lần nào cũng may mắn gặp được tài xế tử tế.
Video đang HOT
Lần đầu tiên đến Malaysia, ấn tượng của tôi về đất nước này thật dễ chịu nhờ những bác tài taxi vui vẻ và không “chặt chém” khách lạ dẫu vào lúc đêm hôm khuya khoắt. Tuy nhiên, sau cảm giác dễ chịu tôi thấy như mình có lỗi vì trước khi đi Malaysia khoảng hai tháng, qua báo chí trong nước tôi biết có vụ ba du khách người Malaysia đi từ chợ Bến Thành ra sân bay Tân Sơn Nhất bị tài xế taxi dù (nhái nhãn hiệu một hãng taxi lớn) “chém” đến 4 triệu đồng và 300 ringgit (khoảng 2 triệu đồng)!
Tôi nghĩ ở đâu cũng có người tốt và người xấu. Tài xế taxi ở Malaysia từng bị mang tiếng “hét giá trên trời” và tài xế taxi ở VN cũng có nhiều người trả lại tiền, hành lý của hành khách bỏ quên trên xe. Vấn đề là chúng ta đừng để nạn tài xế taxi “chặt chém” du khách trở thành chuyện phổ biến. Gần đây báo chí thông tin không ít vụ tài xế taxi “chặt chém’ và có hành vi như “ăn cướp” khi hành khách vừa xuống xe là họ vọt xe bỏ chạy mang theo hành lý, hàng hóa của khách.
Trước vụ nữ du khách người Nhật bị tài xế taxi bắt chẹt này, dư luận chưa quên vụ hai hành khách người Singapore đến Hà Nội dự kỳ họp Đại hội đồng Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế vào cuối năm 2011 bị tài xế taxi buộc phải trả hơn 200 USD và hơn 100 đô la Singapore cho quãng đường chưa đầy 10km…
Tình trạng tài xế taxi bắt chẹt, làm tiền du khách khi họ vừa đặt chân đến VN là ác mộng đối với nhiều du khách nước ngoài. Để đối phó với tình trạng này, sách hướng dẫn du lịch của các hãng du lịch nước ngoài đã hướng dẫn du khách cách chọn taxi để đi và cả cách đối phó khi bị “chặt chém”. Còn các hãng taxi và cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động taxi của chúng ta thì sao? Họ đã làm gì để tài xế taxi không làm xấu hình ảnh đất nước?
QUỲNH TRÂN
Hãng taxi chưa làm tròn trách nhiệm
Đại diện Hãng taxi Sài Gòn Hoàng Long (có tài xế bắt chẹt du khách Nhật nêu trên) cho rằng các hãng rất khó kiểm soát hết hành vi của tài xế. Theo quy trình, hãng có biện pháp đào tạo, giám sát và kỷ luật đối với tài xế taxi trong suốt quá trình hoạt động. Trường hợp tài xế Nguyễn Thanh Hải thu tiền quá giá và lấy đồ của khách vừa qua là việc ngoài mong muốn của hãng.
Đại diện Hãng taxi Sài Gòn Hoàng Long thừa nhận có những bộ phận hoặc thời điểm việc quản lý tài xế chưa tốt. Trước khi xảy ra vụ việc vừa qua, tài xế Nguyễn Thanh Hải đã có những biểu hiện bất thường như nợ doanh thu nhưng hãng chưa có biện pháp xử lý ngay. Rút kinh nghiệm về điều này, Hãng taxi Sài Gòn Hoàng Long cho biết từ ngày 5-4 sẽ làm việc với gần 1.000 tài xế của hãng để chấn chỉnh nội quy và tác phong phục vụ hành khách, yêu cầu tài xế thu cước đúng giá và kiên quyết phải trả lại đồ nếu khách để quên.
Trong khi đó, ông Đặng Tuấn Tú – giám đốc Trung tâm An ninh sân bay Tân Sơn Nhất – cho rằng để xảy ra tình trạng tài xế taxi bát nháo như hiện nay do các hãng taxi chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Như trường hợp nữ du khách Nhật này, ban đầu khi khách tới hãng trình báo thì hãng chỉ nhận diện được tài xế mà chưa buộc được tài xế thừa nhận vi phạm và trả lại tài sản cho khách. Phải tới khi khách tới sân bay xác minh qua camera và trình báo với công an thì sự việc mới được giải quyết. Ông Tú cho biết sắp tới sân bay Tân Sơn Nhất sẽ xây dựng quy định yêu cầu các hãng taxi phải có trách nhiệm giải quyết khiếu nại của khách, ngoài ra phải bồi thường chi phí phát sinh cho khách nếu lỗi do tài xế của hãng mình.
Đại diện Hiệp hội Taxi TP.HCM cho rằng ngoài việc kiểm soát đầu vào, các hãng cũng cần thường xuyên tập huấn, giáo dục kỹ năng và đạo đức cho tài xế taxi. Đối với các tài xế taxi vi phạm, các hãng cần có sự thông báo lẫn nhau để không tái tuyển dụng những trường hợp này.
Theo Tuổi trẻ
Các khu vui chơi đông nghịt, bãi giữ xe "chặt chém" khách
Trong mấy ngày nghỉ Quốc giỗ, các điểm vui chơi giải trí ở Hà Nội đông nghịt người, cùng với đó là các bãi giữ xe tự phát mọc lên tha hồ "chặt chém" khách.
Chỗ nào cũng đông
Ngay từ sáng sớm ngày 31.3, dòng người ùn ùn đổ về các địa điểm vui chơi, giải trí như Văn Miếu - Quốc Tử giám, công viên Thống Nhất, vườn thú Thủ Lệ...
Vườn thú Thủ Lệ đông kín khách ngay từ sáng sớm.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám lượng người vào tham quan cũng khá đông.
Các nhân viên bán vé tại vườn thú Thủ Lệ không chút nghỉ tay do lượng khách mua vé tham quan quá đông. Một nhân viên bán vé cho biết: "sáng nay lượng khách đến công viên tăng vọt, lượng vé bán ra không kịp".
Công viên Thống Nhất, lượng người đổ về đây cũng rất đông. Các khu vui chơi giải trí trong công viên luôn bị vây kín bởi lượng người quá đông.
Tại Văn Miếu - Quốc Tủ Giám lượng người cũng ngùn ngụt đổ về ngay từ sáng sớm. Do đây cũng là điểm đến ưa thích của nhiều người và trong những ngày này tại Quốc Tử Giám còn có chương trình triển lãm nghệ thuật tranh thêu len của nữ họa sỹ trẻ Nguyễn Thị Hồng Vân đã khiến cho giới trẻ và những người yêu nghệ thuật tranh thêu rất hứng thú đến chiêm ngưỡng khá đông. Tại quầy bán vé luôn nườm nượp người xếp hàng dài. Do có lực lượng bảo vệ tình trạng chen lấn, xô đẩy để được vào mua vé không tái diễn.
Bãi xe tự phát thoải mái "chặt chém"
Do lượng người đổ vào các địa điểm vui chơi giải trí đông đúc nên các bãi gửi xe tại đây rơi vào tình trạng quá tải. Lợi dụng tình hình đó, nhiều bãi gửi xe tự phát "mọc" lên và thoải mái " chặt chém" khách tham quan.
Các bãi gửi xe tự phát mọc lên ở ngay cổng lối vào công viên Thủ Lệ
Khu vực vườn thú Thủ Lệ, các bãi gửi xe chật kín ngay từ đầu giờ sáng. Khách đến tham quan được chỉ dẫn vào các bãi xe tự phát trong ngõ hoặc để trên vỉa hè. Giá vé ngày thường chỉ có 2.000 đồng/ xe đạp, 3.000 đồng/ xe máy nhưng những ngày được tăng lên mức 5.000 đồng/ xe đạp, 10.000 đồng/ xe máy. Không những thế, các bãi gửi xe tự phát năm nay còn được dựng lên ngay trong khu di tích lịch sử đền Voi Phục, rất mất mỹ quan.
Trên nhiều tuyến đường quanh các địa điểm vui chơi, các bãi gửi xe còn lấn chiếm vỉa hè, lòng đường gây ách tắc giao thông, mất an ninh trật tự.
Anh Đông (Thường Tín, Hà Nội) đưa gia đình đến công viên Thủ Lệ chơi rất bức xúc: "Tôi đã đến đây nhiều lần vào các ngày lễ rồi, mà lần nào cũng chứng kiến cảnh các bãi gửi xe tự phát mọc ra để chặt chém, mà sao các cơ quan chức năng vẫn làm ngơ để tình trạng này tiếp diễn, thật khó hiểu ?".
Theo Lao Động
Hà Nội: Xe "dù", bến "cóc"... lộng hành dịp nghỉ lễ Như đến hẹn lại tới, trong những ngày này nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ tăng cao vì thế trên nhiều tuyến đường của Thủ đô "xe dù", "bến cóc" lại ngang nhiên lộng hành. Bát nháo xe "dù"... Theo khảo sát của PV Laodong.com.vn cho thấy, trên các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Phạm Hùng,...