Đừng để sảy chân
Trái với dự báo đầu năm, kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại khiến người ta lo ngại thời kỳ trì trệ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 2008 có thể tái hiện.
Dịch Ebola đang đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu
Phát biểu trước thềm hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Tổng giám đốc IMFC. Lagarde bày tỏ thất vọng trước triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cho rằng bức tranh kinh tế thế giới vẫn còn nhiều mảng tối. Trong báo cáo mới đây, IMF dự báo tốc độ tăng GDP của kinh tế toàn cầu trong năm nay chỉ đạt 3,4%, thấp hơn so với mức dự báo 3,7% đưa ra hồi tháng 4.
Ngay với Mỹ, nền kinh tế được kỳ vọng có sức bật mạnh nhất, đặc biệt sau khi Mỹ ghi nhận nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực trên thị trường lao động và nhà đất, IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng năm 2014 xuống còn 1,7%, so với mức dự báo 2% đưa ra hồi trung tuần tháng 6 và mức 2,8% hồi tháng 4. Các chuyên gia nhận định, kinh tế Mỹ sẽ tăng tốc trong những quý còn lại của năm song không đủ mạnh để có thể bù đắp cho những thiệt hại trong quý đầu tiên sau khi sụt giảm 2,9%.
Video đang HOT
Trong khi đó, do nhu cầu nội địa giảm, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 7,4% trong năm 2014, giảm so với mức 7,6% mà IMF đưa ra trước đó. Còn Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, chỉ đạt mức tăng trưởng khiêm tốn. Thậm chí trong quý II – 2014, GDP của nước này đã giảm ở mức cao nhất kể từ sau trận động đất – sóng thần năm 2011.
Nhìn sang châu Âu, tốc độ tăng trưởng của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) vẫn yếu ớt với GDP tăng chỉ ở mức 1,1% trong năm 2014. Theo số liệu mới đây của Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (EU), GDP của Khu vực đồng euro (Eurozone) trong quý II – 2014 đã không tăng so với quý trước đó, đặc biệt là 3 nền kinh tế lớn của khu vực là Đức, Pháp và Italy.
Trong số các nguyên nhân khiến kinh tế thế giới chậm lại, rủi ro địa – chính trị là thách thức lớn nhất. “Cuộc chiến” trừng phạt kinh tế giữa Nga và phương Tây liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine đang không ngừng leo thang, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các bên. Bên cạnh đó, khu vực Trung Đông đã bước vào thời kỳ rối loạn khi Palestine và Israel đến nay vẫn chưa đạt được hiệp định ngừng bắn lâu dài.
Ngoài ra, dịch bệnh do virus Ebola đang hoành hành tại Tây Phi cũng phủ thêm bóng đen lên nền kinh tế toàn cầu khi cướp đi tính mạng của hàng nghìn người. Nếu không được kiểm soát hiệu quả hơn, dịch bệnh này sẽ tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới.
6 năm trải qua “bão” tài chính được đánh giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 30 của thế kỷ trước, thế giới vẫn đang tìm kiếm một mô hình tăng trưởng bền vững, đòi hỏi các nước có những bước đi mạnh mẽ và hiệu quả hơn nữa. Trước tình hình không mấy khả quan, Tổng giám đốc IMF đã kêu gọi chính phủ các nước cần có những cải cách mạnh mẽ nhằm nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và thúc đẩy thị trường lao động. Giờ là thời điểm quan trọng mà mọi cú sảy chân đều có thể dẫn đến những hậu quả khó lường với kinh tế thế giới.
Theo ANTD
Nga - Trung - Ấn, "cán cân đối trọng" tiềm năng của phương Tây
"Ba quốc gia Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là một 'liên minh' tiềm năng lớn, đối trọng trong các lĩnh vực chiến lược mà phương Tây đang đe dọa như khoa học công nghệ, giải quyết xung đột, và các chính sách quốc tế", Mikhail Troitskiy, chuyên gia tại Trường Đại học quốc gia Quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) nhận định.
"Trong mọi trường hợp, đây là ba quốc gia có tiềm năng lớn nhất trong việc tạo thành một 'cán cân đối trọng' với phương Tây ", ông Troitskiy cho biết trong một cuộc họp về chính sách của Nga tại Đại học George Washington (Mỹ) hôm 22/9.
Nga - Trung - Ấn, "cán cân đối trọng" tiềm năng của phương Tây
Theo ông Troitskiy, từ lâu, việc phương Tây đổi mới khoa học công nghệ và giáo lý đã là mối quan tâm đối với Nga, Trung Quốc, và Ấn Độ. Trong lịch sử, 3 quốc gia này đã nhận thấy sự thách thức của phương Tây trong các lĩnh vực khác nhau, từ lợi thế khoa học kỹ thuật, như không gian vũ trụ, sản xuất vũ khí, đến sự thiết lập học thuyết quốc tế, như việc gây ra tranh cãi để bảo vệ giáo lý của mình.
Nga-Trung-Ấn đã phản ứng sự đổi mới của giáo lý phương Tây bằng cách phát triển, thúc đẩy khái niệm riêng của mình và tạo ra một sự cân bằng. "Họ đã lập luận rằng các nguyên tắc về chủ quyền là một nguyên nhân bất ổn định mạnh mẽ trong nền chính trị thế giới. Chính vì vậy, việc tạo ra một cán cân cân bằng của khối Nga-Trung-Ấn sẽ ngăn chặn tham vọng bá chủ nguy hiểm từ bất cứ quốc gia nào", ông Troitskiy kết luận.
Trong những năm gần đây, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cùng Brazil và Nam Phi tham gia vào một liên minh mới là BRIC. BRIC là một biểu tượng của sự chuyển dịch quyền lực kinh tế thế giới từ nhóm nước G7 sang các nước đang phát triển. Được biết, liên minh BRIC chiếm 40% dân số thế giới và khoảng 20% GDP của thế giới. Sau khi hội nghị thượng đỉnh BRIC mới nhất và thành lập một ngân hàng của BRICS, nhiều chuyên gia đang dự đoán rằng các quốc gia này có thể trở thành một bên đối trọng với phương Tây,và đến năm 2027 các nền kinh tế BRIC sẽ vượt qua nhóm G7.
Theo ANTD
"Bóng ma" chiến tranh tiền tệ sắp quay lại? Trước việc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ lãi suất và lên kế hoạch bơm tiền vào nền kinh tế, các ngân hàng trung ương khác có thể sẽ lên kế hoạch ứng phó với biến động tỷ giá, dẫn tới sự trở lại của nguy cơ "chiến tranh tiền tệ". Ảnh minh họa. Hồi tuần trước, Chủ tịch ECB Mario...