Đừng để nước mắt rơi
Nước mắt của em chan với cơm, chan với tất cả những bữa ăn trong cuộc đời. Từ khi bố mẹ mất, em rất hay khóc vì tủi thân mỗi khi bị người đời hắt hủi. Nước mắt của em chan với cơm, chan với tất cả những bữa ăn trong cuộc đời côi cút của mình.
Gia đình em gọi điện cho tôi, nhờ tôi giúp em có việc làm. Thực sự tôi ngại lắm, vì xin việc thời buổi này đâu có dễ, em lại chỉ có bằng trung cấp. Nhưng nghĩ từ chối em cũng thấy thật khó, vì em chẳng còn cha mẹ, chỉ còn ông bà nội. Sau khi từ chối gia đình em vài ngày, tôi quyết định gọi lại cho ông em và đón em ra Hà Nội để tìm việc làm. Nhưng lúc đón em ra tôi vẫn chưa biết xin em đi làm ở đâu? Tôi cũng đắn đo vô cùng khi gọi điện nhờ vả. Nhưng bằng tất cả tình thương của một con người đang ủ ấm tâm hồn tôi, cuối cùng tôi cũng xin được việc làm cho em ở công ty Dược, một nơi làm việc trên Thái Nguyên với mức lương ổn định.
Sáng nay, tiễn em ra bến xe để đến công ty nhận việc. Ban đầu tính cho em đi Nhật theo Tổ chức Y tế thế giới trong một tổ chức thiện nguyện. Nhưng gia đình chồng tôi sợ em xảy ra điều gì bất trắc, nên không đồng ý. Cuối cùng, chọn cho em một công việc trong công ty Dược, thật vất vả khi xin được việc làm cho em.
Em, cô gái mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa, tôi đã xin tài trợ cho em học tiếp 2 năm trung cấp y. Em có bằng cấp nhưng xin việc ở đâu cũng khó. Nghĩ cũng thương em nhiều. Mình cũng khó khăn nhưng lại không nỡ lòng nào từ chối một người như em. Em bảo em chẳng có bộ quần áo nào tử tế, cũng khát khao được ép mái tóc để đỡ giống một người giúp việc.
Em bảo từ khi bố mẹ mất đến giờ, chưa ai giúp đỡ em mà không đòi hỏi ở em một sự trả ơn, không đòi em làm giúp việc cả năm, ít cũng nửa năm. Nhưng chị chẳng đòi hỏi gì ở em cả. Lúc tôi đang chuẩn bị quần áo đi tắm, em ngồi tâm sự với tôi, và òa lên khóc. Tôi ngỡ ngàng nhìn em, như chợt hiểu ra điều gì, tôi im lặng. Bởi trong hoàn cảnh này, sự im lặng là cần thiết vô cùng.
Tôi mong em sẽ trưởng thành và vượt lên chính mình (Ảnh minh họa)
Cách đây 2 ngày, tôi đưa em chút tiền, bảo em đi cắt và ép tóc cho gọn gàng. Để em tự tin hơn. Tôi cũng lấy thêm mấy bộ quần áo còn mới của mình đưa cho em mặc. Đồ mùa đông em chẳng có cái nào ấm áp. Tôi chỉ biết khuyên em rằng, ra ngoài xã hội người ta lấy năng lực và ý thức làm việc để đánh giá về một con người. Em đừng bao giờ lấy hoàn cảnh côi cút ra để kể lể, rõ chưa? Nếu emchia sẻ với tất cả mọi người nỗi thống khổ đó, em sẽ đón nhận một thứ đáng sợ hơn, là lòng thương hại của người đời. Trong 1 tuần sống ở nhà tôi, tôi biết em là cô gái luôn tự ti, mặc cảm và ít nói. Và cô gái như vậy, rất dễ tổn thương. Chỉ khi em có việc làm ổn định, có môi trường sống tốt hơn, em mới thoát ra khỏi cái vỏ tự ti cô độc đó.
Tôi ngạc nhiên một chút về Hà, con gái chị Thắm (cô gái đã được tôi giúp đỡ trước đó và đang có việc làm ổn định ở Hà Nội). Vì đồ vest của tôi em không mặc được và không phù hợp với em. Tôi quay sang bảo Hà: “ Cháu có cái áo khoác nào tử tế, chia sẻ với chị đi?”. Tôi vừa nói dứt lời thì Hà vui vẻ lấy áo ra cho chị mặc. Cháu còn chạy xuống lấy đôi giày bảo chị đi thử xem có vừa không? Trước sự quan tâm của tôi và cháu Hà tối qua, em đã vui lên rất nhiều. Và cũng khóc rất nhiều. Tôi bảo em phải ăn mặc lịch sự khi bước chân ra khỏi nhà, phải nở nụ cười thật tươi khi giao tiếp, phải sống chân thành với những ai đã sống tốt với mình, và phải sống chừng mực với những ai mà đem đến cho em dự cảm không lành. Chỉ chừng ấy thôi, là bài học 12 năm lăn lộn ngoài cuộc đời tôi để đem lại cho em.
Video đang HOT
Em gái sáng nay được đưa ra bến xe, trong một trang phục xinh tươi, mái tóc ép suôn thẳng và gương mặt bầu bĩnh, bừng sáng.
Tôi mong sao khi em sống tự lập, có việc làm ổn định, em sẽ đỡ tự ti, rụt rè và sợ hãi. Nỗi cô đơncủa một đứa trẻ chưa từng được bất cứ ai giúp đỡ chân thành sẽ tan biến. Tôi mong em sẽ trưởng thành và vượt lên chính mình.
Theo 24h
Người phụ nữ kết thân với tê giác
Anne Whittall nuôi tê giác Jimmy từ năm 2007. Đến nay, tê giác đã trở thành một người bạn thân trong gia đình bà.
Tê giác Jimmy mồ côi được bà Anne mang về Zimbabwe từ năm 2007 khi mẹ của Jimmy bị bắn chết ở Nam Phi.
Tê giác là loài hung dữ nhưng bà Anne đã biến nó trở thành một người bạn thuần tính.
Tê giác cũng như chó, bê trong khu bảo tồn Roger Whittall Safaris do vợ chồng bà Anne quản lý.
Tê giác Jimmy quen thuộc các ngõ ngách trong nhà nghỉ Humani cũng do vợ chồng bà Anne quản lý.
Bà Anne dẫn tê giác đi dạo.
Tê giác Jimmy rất thân thiện với chủ.
Jimmy thò đầu vào cửa sổ, hôn bà Anne.
Jimmy đứng "cổ vũ" cho bà Anne làm việc.
Jimmy dạo chơi với chó.
Chồng bà Anne cũng rất thân với tê giác Jimmy.
ĐỖ QUYÊN
Theo Infonet
Ám ảnh làng góa bụa nơi đại ngàn Cơn lốc ma túy đi qua, Chà Lúm tan tác, hoang lạnh. Những người đàn bà góa chồng, những đứa trẻ sớm phải chịu cảnh mồ côi cứ ám ảnh người nơi xa đến... Ma túy, HIV đã cướp đi những đàn ông trụ cột ở Chà Lúm Bản "trắng" đàn ông... Chà Lúm (xã Yên Tĩnh, Tương Dương, Nghệ An) nằm chênh...