Đừng để dịch bệnh làm chai sạn lòng nhân ái
Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (Covid-19) rất cao, do vậy việc tích cực, chủ động phòng chống dịch là rất cần thiết. Việc phòng chống dịch ở nước ta đang đạt được những kết quả khả quan.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, có một hiện tượng đáng buồn là nguy cơ dịch bệnh đã trở thành căn nguyên dẫn đến nguy cơ xa lánh nhau trong cộng đồng. Vì sợ lây lan dịch bệnh, đã xuất hiện những cách cư xử thiếu tính nhân văn giữa con người với con người.
Đó là hiện tượng không giao tiếp, không bán hàng, không cho thuê trọ với những người ở các địa phương có dịch xuất hiện, mặc dù người ấy hoàn toàn không có nguy cơ và triệu chứng bệnh. Đó là sự thờ ơ không muốn tiếp xúc, trò chuyện với bất kỳ ai, chỉ vì e lỡ đâu người ấy bị nhiễm bệnh. Không ít người trẻ trở nên vô cảm, ích kỷ, thể hiện thái độ kỳ thị, xa lánh với cả những người đang trực tiếp chống dịch.
Video đang HOT
Sự kỳ thị của con người để lại hậu quả nghiêm trọng, nhất là sự kỳ thị về bệnh tật. Đó cũng chính là sự xác lập những khác biệt nhất định giữa nhóm này với nhóm khác, cá nhân này với cá nhân khác, từ đó, luôn thể hiện thái độ hoài nghi, thậm chí là căng thẳng và dẫn đến ghen ghét, chia rẽ mối đoàn kết, chia sẻ trong cộng đồng, các nhóm người.
Sự lây nhiễm tốc độ nhanh của Covid-19 làm cả thế giới lo lắng, bất an. Càng bất an hơn khi cách ứng xử lạnh lùng, kỳ thị xuất hiện kèm với nó. Trong khi đó, có những kẻ xấu liên tục tung tin bịa đặt, thổi phồng về dịch bệnh, làm cho công chúng hoang mang, lo lắng, hoảng sợ, thay vì bình tĩnh để cùng ứng phó một cách phù hợp, khoa học.
Có một thực tế là ranh giới giữa sự thận trọng của người dân như bản năng tự vệ để đảm bảo an toàn và sự lo lắng thái quá đã trở nên mong manh, hậu quả là sự kỳ thị giữa con người với con người càng thêm đáng quan ngại.
Dịch Covid-19 là hiểm họa đối với toàn cầu, và nó sẽ càng đáng sợ nếu lòng người kỳ thị, xa lánh, vô cảm trong thời điểm khó khăn này. Thiếu lòng nhân ái sẽ là căn bệnh hại chết con người, hơn cả dịch bệnh.
TS NGUYỄN VĂN CÔNG, Đại học Nguyễn Huệ
Theo SGGP
Covid-19 phát tán mạnh trong quân đội Hàn Quốc
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, sáng nay (24/2), có 11 quân nhân được xác nhận nhiễm Covid-19, khoảng 7.700 người bị cách ly để ngăn chặn virus lây lan sang các doanh trại khác.
Covid-19 tấn công quân đội Hàn Quốc, binh sĩ không thể chống đỡ
Trong số trên, 8 trường hợp nhiễm Covid-19 thuộc lục quân. Hải quân, không quân, quân đoàn lính thủy đánh bộ, mỗi nơi có 1 trường hợp nhiễm virus. Các trường hợp này vừa được xác nhận lúc 8h sáng nay, giờ địa phương. Như vậy, số các ca nhiễm bệnh đã tăng thêm 7 so với một ngày trước đó, Yonhap dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết.
Bốn binh sĩ mới được xác nhận nhiễm Covid-19 được cho là có tiếp xúc với các bệnh nhân trong doanh trại. Hàn Quốc thông báo ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong quân đội vào 21/2.
Cũng trong sáng nay, Hàn Quốc xác nhận ca thứ 7 tử vong vì Covid-19. Đó là một phụ nữ 62 tuổi, từng được chữa trị ở một bệnh viện ở Cheongdo, qua đời vào 23/2.
Ngoài ra, có thêm 161 trường hợp nhiễm virus mới, nâng tổng số người bị nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc lên 763.
Số người nhiễm bệnh từ hai ổ lây nhiễm - một tại chi nhánh của một giáo phái ở thành phố Daegu và một bệnh viện ở thành phố Cheongdo, vẫn tiếp tục tăng mạnh, chiếm hơn 1/2 tổng số ca nhiễm ở Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc đã nâng cảnh báo Covid-19 lên màu đỏ, mức cao nhất tại nước này. Cảnh báo này đồng nghĩa với việc nhà chức trách sẽ ra lệnh đóng cửa tạm thời trường học và ngừng các chuyến bay từ và đến Hàn Quốc.
Hoài Linh
Theo vietnamnet.vn
Hơn 1/2 ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc liên quan tới Tân Thiên Địa 54,7% số ca nhiễm virus corona tại Hàn Quốc có liên quan tới Tân Thiên Địa, giáo phái mà bệnh nhân siêu lây nhiễm là thành viên. Dữ liệu ngày 23/2 do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) công bố cho thấy 329/602 ca nhiễm nCoV tại Hàn Quốc có liên quan tới các thành viên của...