Đừng để đám người vô văn hóa lao vào VFF đòi vé làm hoen ố hình ảnh thương binh
Những kẻ quá khích đang chà đạp lên chính sách nhân văn của bóng đá Việt Nam, đồng thời làm hoen ố hình ảnh đáng kính trọng của các thương binh bằng những hành động vô văn hóa trước cổng VFF chiều qua.
Hình ảnh hàng trăm người trèo qua cánh cổng ở trụ ở VFF, hò nhau hất văng cửa chính rồi đỗ xe lam ngay trong sảnh của cơ quan cao nhất bóng đá Việt Nam sẽ còn ám ảnh những ai chứng kiến. Giữa lòng thủ đô, những kẻ quá khích mang danh (hoặc mạo danh) thương binh sử dụng vũ lực để đạp lên luật lệ, ra yêu sách đòi hỏi bán vé một cách vô lý bằng cách tạo ra cảnh tượng như thời chiến tranh.
Chuyện thật mà cứ như đùa!
Đây không phải lần đầu tiên, những kẻ vô văn hóa lợi dụng chính sách ưu tiên bán vé cho thương binh để “cào mặt ăn vạ” trước cổng VFF. Điều tương tự đã xảy ra trước cuộc so tài giữa Việt Nam và Malaysia ở vòng bảng. Những thương binh cũng mang xe lam đứng trước cửa VFF để chửi bới, hò hét, gây sức ép nhằm có được vé vào sân.
Sức nóng từ trận chung kết lượt về AFF Cup giữa Việt Nam và Malaysia khiến những tấm vé bị thổi phồng giá trị quá cao so với giá gốc. Trên mạng xã hội, nhiều phe vé rao bán 8 đến 10 triệu đồng/ cặp ngay khi đăng ký thành công. Do đó, vé xem chung kết giờ trở thành “miếng mồi ngon” để những kẻ cơ hội quyết tâm có được nhằm trục lợi trên tình yêu của khán giả dành cho bóng đá Việt Nam.
Dấu hỏi lớn nhất mà người hâm mộ đặt ra là, trong hàng trăm kẻ “làm loạn” tại VFF chiều qua, có bao nhiêu người là thương binh thật, có bao nhiêu người muốn vé để vào sân thật, hay chỉ muốn sở hữu tấm giấy thông hành để bán đi kiếm lời? Dù thế nào, hành động bất chấp luật pháp, kỷ cương để biến VFF trở thành chiến trường cũng là hành động quá khích, không thể chấp nhận trong xã hội hiện đại.
Những kẻ quá khích bất chấp luật pháp, gây náo loạn trụ sở VFF để đòi quyền lợi.
Video đang HOT
Mắc võng ngủ để “ăn vạ” kiếm vé vào sân.
Hành động vô văn hóa của những kẻ quá khích không chỉ khiến hình ảnh thương binh hoen ố, mà còn khiến hình ảnh chung của cộng đồng cổ động viên bị nhếch nhác, méo mó theo. Nhiều cổ động viên từng xếp hàng trước cửa trụ sở VFF khi không thể sở hữu tấm vé thông qua hình thức bán trực tuyến. Họ yêu cầu ban tổ chức phải… bán vé tại quầy trở lại để được đáp ứng nhu cầu.
Tuy nhiên, vấn đề không phải bán vé trực tuyến hay không trực tuyến, mà là sức chứa của sân Mỹ Đình chỉ có giới hạn với 40.000 chỗ ngồi, trong khi nhu cầu tới sân thưởng thương bóng đá của cả xã hội lớn hơn hàng trăm, hàng nghìn lần. Theo thống kê của ban tổ chức, có tới 4,8 triệu lượt truy cập trong đợt mở bán vé trực tuyến sáng nay, khiến mạng nhanh chóng bị nghẽn và chỉ số ít người may mắn xếp hàng có được.
Ở đợt mở bán vé trận bán kết lượt về giữa Việt Nam và Philippines, số lượt truy cập cũng lên đến hàng triệu lượt. Ở Malaysia, hơn 80.000 vé tại sân Bukit Jalil cũng bán hết veo chỉ trong gần một giờ đồng hồ, khiến nhiều người phải chịu cảnh “trắng tay” dẫu đã chờ đợi mua vé từ đêm hôm trước. Ai cũng muốn có vé, song không phải ai cũng được đáp ứng nguyện vọng.
Phải chấp nhận thực tế là sân Mỹ Đình sức chứa có hạn, không đủ lớn để phục vụ khán giả cả nước.
Nỗi buồn không có vé vào sân được chia đều cho tất cả, nhưng những kẻ quá khích không chấp nhận thực tế ấy. Thay vì bỏ ra nỗ lực chân chính để có vé, số ít người “đội lốt” thương binh lại tự cho mình quyền được đứng trên luật pháp, quyết gây sức ép với ban tổ chức bằng những cách vô văn hóa và đáng lên án nhất.
Không có lý do nào hợp lý để bao biện cho “cơn thịnh nộ” đậm chất đám đông này. Cộng đồng bóng đá văn minh không thể để liên đoàn bóng đá bị cổ động viên “kéo sập” và lao vào chửi bới một cách bát nháo như hiện nay.
Trong khi những người làm bóng đá đang nỗ lực xây dựng hình ảnh đẹp đẽ, tử tế cho bóng đá Việt Nam sau những năm tháng xói mòn niềm tin, những kẻ quá khích lại sẵn sàng xô đổ tất cả chỉ để thỏa mãn thói ích kỷ và cái tôi cá nhân.
‘Thương binh’ vứt lại rác bẩn sau khi ăn uống ở trụ sở VFF.
Sự có mặt của lực lượng an ninh ở VFF chỉ giúp dẹp bỏ “bề nổi của tảng băng chìm”. Những cổ động viên vô văn hóa chỉ có thể bị cô lập nếu cộng đồng bóng đá cùng tẩy chay, đẩy lui cái xấu, giống như cách người hâm mộ đã chung tay nói không với vấn nạn pháo sáng.
Những “Chí Phèo” trong bóng đá hiện đại, xin hãy dẹp bỏ cái tôi để học cách hành xử văn minh hơn. Nhìn đội tuyển đang “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” trên đất Kuala Lumpur để mang vinh quang về cho bóng đá nước nhà, các bác, các chú liệu có thấy xấu hổ vì những hành động thiếu kiềm chế của mình hay không?
VFF đã thống nhất với các đơn vị bảo vệ của Công an TP Hà Nội sẽ xử lý tình huống nhằm giảm áp lực và làm giấy hẹn cho các cá nhân được mua vé vào sáng 15/12. Tổng số danh sách các cá nhân mua vé bằng thẻ thương binh khoảng 240 người (đang lưu trữ hồ sơ tại VFF).
Theo VTC News
CĐV Việt Nam cần phòng tránh hiểm họa 'Ultras đen' ở Bukit Jalil
LĐBĐ Malaysia (FAM) và giới chức nước này cam kết sẽ không để tái diễn xảy ra vụ CĐV đội khách đến Malaysia liên tiếp bị hành hung như trước đây, nhưng sức nóng của trận chung kết AFF Cup đang lên đỉnh điểm và cảnh báo rất dễ xảy ra sự cố nữa.
CĐV Myanmar bị các nhóm "Ultras đen" tấn công hôm 24.11 - Ảnh: MFF
Sự việc gần nhất là cho đến nay LĐBĐ Myanmar (MFF) đã gửi thư khiếu nại lên LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) phải có hình thức xử lý vụ các CĐV Myanmar bị các nhóm "Ultras đen" (CĐV quá khích chuyên mặc áo đen) của Malaysia hành hung, sau trận đấu cuối vòng bảng hôm 24.11 trên sân Bukit Jalil vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Khi đó, một nhóm chừng 20 CĐV Myanmar bao gồm cả phụ nữ đang chờ xe buýt đã bị một nhóm "Ultras đen" hơn 30 người tấn công, khiến ít nhất có 3 người bị thương phải nhập viện cấp cứu.
Đây không phải lần đầu CĐV Myanmar bị CĐV quá khích của Malaysia tấn công, trước đó ở SEA Games 2017 tại sân Shah Alam họ cũng bị tấn công gây thương tích không ít người.
Vì vậy, MFF đã gửi thư cho AFF và cả FAM đề nghị xử lý thích đáng những CĐV quá khích, nhưng chỉ nhận được sự hứa hẹn và rõ ràng là hiểm họa "Ultras đen" vẫn thường trực gây nguy ngại cho CĐV các nước, trong đó sắp tới là các CĐV Việt Nam (VN) sang Malaysia xem trận chung kết lượt đi trên sân Bukit Jalil ngày 11.12 tới.
Còn nhớ, ở trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 trên sân Shah Alam, "Ultras đen" Malaysia cũng đã bất ngờ tấn công CĐV VN khiến ít nhất một người bị thương nặng ở đầu.
"Ultras đen" Malaysia từng gây gián đoạn 1 trận đấu của tuyển Malaysia tại vòng loại World Cup 2018
Vì vậy, trước trận chung kết lượt đi AFF Cup năm nay khi tuyển VN gặp lại Malaysia trên sân Bukit Jalil sắp tới, CĐV VN đến xem phải hết sức cẩn trọng.
Bất chấp gần đây FAM cũng ra thông báo sau sự cố CĐV Myanmar bị hành hung rằng "sẽ đảm bảo những sự cố tương tự sẽ không tiếp diễn".
Theo Báo Mới
Trận chung kết AFF Cup: Thua ở lượt đi, khó ngược dòng Theo thống kê, kể từ khi AFF Cup áp dụng thể thức lượt đi - lượt về ở các trận chung kết, những đội thất bại ở lượt đi gần như không còn cơ hội lội ngược dòng ở lượt về. Đó là 'lời cảnh báo' với đội tuyển Việt Nam trước thềm trận chung kết lượt đi ở sân Bukit Jalil. Về...