Đừng để con phải ‘cạnh tranh’ với điện thoại của cha mẹ
Càng trải nghiệm tôi càng thấy hiệu quả công việc không liên quan đến chuyện dùng điện thoại nhiều hay ít mà lại liên quan đến việc hoàn thành các đầu việc theo một kế hoạch hợp lý.
Điện thoại thông minh được dùng để “lướt”, có khi giải trí, có khi giải quyết công việc, có lúc đọc tin tức, có lúc học hành và cũng có lúc chẳng làm gì hết… Trước đây, tôi thường nghĩ những người làm ra nhiều tiền hoặc giải quyết công việc liên tục hẳn phải dùng điện thoại nhiều, nhưng càng trải nghiệm tôi càng thấy hiệu quả công việc không liên quan đến chuyện dùng điện thoại nhiều hay ít mà lại liên quan đến việc hoàn thành các đầu việc theo một kế hoạch hợp lý.
Bà Whitbourne, nhà tâm lý học Mỹ cho rằng, theo lý thuyết gắn bó, có vẻ như điện thoại thông minh đối với một số người có chức năng giống như chú gấu Teddy thời tuổi thơ. Winnicott, nhà lý thuyết gắn bó, đã chỉ ra rằng những trải nghiệm đầu đời của cá nhân với những người có ý nghĩa như cha mẹ hoặc người chăm sóc sẽ gần như quy định việc thiết lập các mối quan hệ thân tình với người khác khi lớn lên như thế nào. Khái niệm ông dùng là “đối tượng chuyển tiếp”, có vẻ cũng như gấu bông, điện thoại thông minh trở thành các “đồ vật có tính chuyển tiếp”, hay như một đối tượng thay thế cho cha mẹ khi họ vì quá bận rộn hoặc bằng cách nào đó không để ý đến việc chơi đùa và trò chuyện với con cái. Tuy vậy, nếu gấu bông thay bằng điện thoại thông minh thì có thể phát sinh vấn đề.
Trong quá trình làm việc với các gia đình hoặc chỉ với cha mẹ liên quan đến con cái của họ, tôi nhận thấy đa phần cha mẹ lúc nào cũng kè kè điện thoại mà không dành đủ lưu tâm đến con cái. Tuy vậy, phần lớn họ không biết làm gì khác, bởi những hữu ích của điện thoại ngay trước mắt và dần dần hình thành thói quen phải lướt web khi có giờ rảnh.
Trong khi đó, nghiên cứu của nhà tâm lý học Hunter’s Tracy Dennis-Tiwary và cộng sự đăng trên tạp chí Khoa học về sự phát triển năm 2017 cho thấy, cha mẹ dùng điện thoại thông minh quá nhiều khiến con của họ trở nên tiêu cực hơn và kém khả năng phục hồi. Các tác giả kết luận rằng, khi cha mẹ không lưu tâm và thiếu trách nhiệm với con do dùng điện thoại thông minh liên tục có thể khiến đứa trẻ gặp khó khăn trong chức năng cảm xúc – xã hội.
Video đang HOT
Nghiên cứu của Jenny S. Radesky và các cộng sự được xuất bản trên tạp chí Nhi khoa năm 2014 cho thấy, khi cha mẹ quá lu bu vào điện thoại thông minh và để mặc con cái làm gì thì làm khiến cho quá trình nuôi dưỡng con cái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến việc chúng ta hay thấy có những đứa trẻ rất ồn ào, lộn xộn nơi công cộng và thường là rất dễ mất bình tĩnh. Một nghiên cứu thông qua việc phỏng vấn hàng ngàn trẻ em từ 4-18 tuổi của nhà tâm lý học lâm sàng Catherine Steiner-Adair cho thấy, trẻ em có thể trở nên buồn bã, giận dữ, nổi điên và cô đơn khi cha mẹ chúng dùng điện thoại thông minh và không chú tâm đến chúng.
Và còn vô vàn nghiên cứu khác trong lĩnh vực tâm lý học cũng cho thấy những hệ lụy tương tự. Theo quan sát của tôi, một đứa trẻ vài tháng tuổi đã “càu nhàu” và có thể gắt lên khi cha mẹ nó nằm bên cạnh và chỉ chú tâm đến điện thoại chứ không nhìn và nói chuyện với nó.
Có lẽ, chúng ta nên học cách dùng thiết bị thông minh một cách thông minh, có chừng mực và có kỷ luật hơn. Luôn nhớ rằng, sự kết nối, mang lại cảm giác bình an và được quan tâm cho đứa trẻ của mình chính là điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển của con cũng như cho sức khỏe tâm thần của chính mình.
Ngô Minh Uy
Theo phunuonline.com.vn
Cô bồ tinh quái 'trêu' vợ của nhân tình lãnh hậu quả đau đớn
Lén gửi đi một thông điệp dù anh bồ cứ bảo em phải kín kẽ với hy vọng biết đâu chị vợ sẽ không chịu đựng được nữa và cô có cơ lên chính thất...
Ly hôn chồng Giang có hàng tá đàn ông rập rình xung quanh. Ai cũng hứa hẹn ở bên anh, anh sẽ lo cho em chu toàn. Thế nhưng Giang chọn Sơn vì Sơn là sếp cô, giàu nhất, phong độ nhất và cũng biết quan tâm đến cô nhất. Cuộc đời như sang trang khi anh chồng ngày trước khô khan bao nhiêu thì Sơn lại dịu dàng, quan tâm bấy nhiêu.
Sơn luôn miệng nói: "Giá như anh gặp em sớm hơn. Hoặc nếu vợ anh mà đuổi anh ra khỏi nhà thì thật may anh vẫn còn có em". Giang thường hỏi thăm dò thì Sơn bảo: "Chị làm sao mà biết được. Mà nếu lỡ có biết, chị không chấp nhận thì anh cũng vui vẻ mà tới xây dựng cuộc sống với em. Anh không thấy mình mất gì cả. Chỉ có điều, đừng có mà hành động gì để chị biết. Dù sao đây cũng là chuyện không hay".
Ảnh minh họa
Giang bụng nghĩ cô sẽ không tự thú nhưng sẽ đánh động bằng cách này hay cách khác để vợ Sơn biết, nhỡ đâu... Thật sự Sơn là tất cả những chuẩn mực mà Giang mơ ước: Phong độ, điềm đạm, có tiền và quan tâm đến cô và nếu có được Sơn một cách đường đường chính chính thì cô sẽ có tất cả.
Nghĩ là làm Giang nghĩ ra một kế lúc ngồi trên xe Sơn Giang tự chụp một bức hình với dòng caption: " Đêm nay ai đưa em về...". Tất nhiên không có hình Sơn trong bức hình nhưng Giang tin với chiếc xe quen thuộc kia thì người thân thuộc sẽ không thể không nhận ra, đằng sau còn có chú gấu teddy quen thuộc của cô út nhà Sơn. Và tất nhiên vợ Sơn không có facebook của Giang thì nhiệm vụ làm sao cho chị ấy phải click vào trang cá nhân của mình. Để thu hút được đối phương nên nếu hình đại diện của Sơn đang là ảnh tươi rói, rạng ngời ở đồi chè Mộc Châu, thì Giang cũng chọn bức hình nắm tay em đi khắp thế gian tại nơi này, góc chụp giống hệt của Sơn. Rồi Giang lặng lẽ bấm like bài viết gần nhất của Sơn.
Cũng là 50-50 có thể thành công, nhưng thật bất ngờ nó đã hiệu nghiệm. Chỉ biết Sơn nhắn qua cậu nhân viên rằng : "Bảo chị tạm thời không liên lạc. Vợ anh biết chuyện rồi". Giang khấp khởi mừng thầm, chờ xem việc tiếp theo sẽ thế nào.
Ảnh minh họa
10 ngày sau Sơn hẹn gặp Giang, cô vẫn hy vọng rằng anh đã giải quyết ổn thỏa mọi chuyện theo hướng tốt đẹp. Cô ăn mặc lộng lẫy đến điểm hẹn thậm chí còn gọi vang để nhân thể uống chúc mừng.
Giang cố tình đến trước Sơn để tạo cho anh một sự bất ngờ, chắc hẳn anh nhớ cô lắm. Thế nhưng, đến lúc Sơn xuất hiện thì anh không chỉ đi một mình, có cả... vợ. Sơn kéo ghế cho vợ và ngồi xuống. Giang rụt rè: "Em chào anh chị".
Sơn bắt đầu luôn không vòng vo: " Giang ạ, vợ anh có hiểu lầm một số chuyện. Anh đã giải thích rất nhiều lần cho chị ấy biết em và anh chỉ là đồng nghiệp không hơn. Bức ảnh đại diện là chuyến đi nghỉ của công ty và ảnh em ngồi trên xe anh là do hôm đó anh phó giám đốc mượn xe anh để em và anh ấy đi kí hợp đồng. Em có thể nói rõ cho vợ anh nghe được không?". Giang lắp bắp: "Sao lại thế? Chẳng phải chúng ta vẫn dự định...".
Bốp, một cái tát đủ đau đớn để Giang tỉnh rằng người đàn ông kia không bao giờ thuộc về mình. Anh ta lớn giọng: "Cái ngữ nhân viên quèn như cô không từ mọi thủ đoạn để đạt được mục đích, kể cả việc vu oan, giá họa sao. Tôi nói cho cô biết, gia đình là thứ tôi đã đánh đổi bằng tất cả máu và nước mắt để gìn giữ. Cô đừng tưởng vài ba cái chiêu trò vớ vẩn chia rẽ được vợ chồng tôi nhé. Ngày mai tôi cho cô nghỉ việc". Nói rồi Sơn nắm tay vợ âu yếm: "Cô ta thật không biết liêm xỉ là gì. Em đã nhìn thấy vẻ cáo già của cô ta rồi đấy. Em thừa biết anh chỉ rung động với sự thực thà mà thôi. Hãy hiểu về anh cho đúng. Đừng để cô ta phá vỡ hạnh phúc gia đình mình". Nói rồi Sơn nắm tay vợ kéo đi, để lại cho Giang sự đau đớn tột cùng với niềm hy vọng lên ngôi chính thất tan tành...
Theo giadinh.net.vn
Hãy cho con một giờ trọn vẹn Giữa vô vàn lý do khiến chúng ta trở nên bận rộn, có lý do rằng chúng ta - những người làm cha mẹ đang sở hữu thói quen lo sợ sẽ bỏ lỡ điều gì đó ngoài kia. Giữa vô vàn lý do khiến chúng ta trở nên bận rộn, có lý do rằng chúng ta - những người làm cha mẹ...