Đừng để bác sĩ vào phòng mổ mà phân tâm gói thầu A, hợp đồng B
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Công Long cho rằng tình trạng bác sĩ kiêm nhiệm công tác chuyên môn và quản lý gây ra nhiều bất cập trong ngành Y tế.
“Những người chấp nhận vừa làm quản lý, vừa làm chuyên môn phải chịu áp lực rất lớn, khó hoàn thành cả 2 nhiệm vụ. Thử hình dung bác sĩ vào phòng mổ, thay vì toàn tâm toàn ý cứu chữa bệnh nhân thì đầu óc bị phân tâm bởi gói thầu A, hợp đồng B…”, Đại biểu Nguyễn Công Long (Đồng Nai) đặt vấn đề trong phiên thảo luận sáng 13/6 của kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV về Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Một trong những tổn thất lớn mà ngành Y tế Việt Nam phải gánh chịu sau “cơn bão” Việt Á là mất đi rất nhiều chuyên gia giỏi vì lý do ngoài chuyên môn. Những bác sĩ đầu ngành vướng vòng lao lý vì năng lực quản lý yếu kém, không tương xứng với chức vụ.
Đại biểu Nguyễn Công Long, Vụ trưởng Vụ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội đặt vấn đề rằng nên hay không nên tiếp tục cơ chế kiêm nhiệm đối với các chức vụ quản lý tại bệnh viện công, đẩy các bác sĩ lên vị trí không đúng với năng lực.
Bất cập kéo dài hàng chục năm
Theo đại biểu Nguyễn Công Long, việc bác sĩ làm giám đốc bệnh viện gây ra những bất cập chỉ có ở Việt Nam. Những vấn đề nảy sinh từ cơ chế này không phải mới xuất hiện và gây ra hậu quả trong thời gian gần đây mà đã kéo dài hàng chục năm.
Đại biểu Nguyễn Công Long
Đại biểu Nguyễn Công Long chỉ ra rằng hiện nay ở Việt Nam, hầu hết giám đốc của các bệnh viện công là những bác sĩ giỏi chuyên môn y khoa, trải qua quá trình phấn đấu lâu dài từ vị trí bác sĩ điều trị, quản lý cấp khoa phòng đi lên. Tuy nhiên, họ không được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng quản trị dẫn đến bất cập trong quản lý nhân lực, vật lực khiến chất lượng dịch vụ của các bệnh viện kém, hoạt động khám chữa bệnh chưa được chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các trường y hiện nay tập trung đào tạo chuyên môn ngành y mà không chú trọng chuyên ngành quản lý bệnh viện.
Video đang HOT
“Vấn đề này không phải đến bây giờ, sau khi hàng loạt lãnh đạo bệnh viện sai phạm, bị xử lý hình sự mới thấy được. Sự bất cập trong mô hình quản lý bệnh viện đã xuất hiện từ lâu”, Đại biểu Phạm Công Long nhận định, nhắc lại câu chuyện về bác sĩ Tôn Thất Tùng, người từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế nhưng đã xin nghỉ để tập trung cho công tác chuyên môn.
Đại biểu Phạm Công Long nói: “Nếu như ông Tôn Thất Tùng làm công tác quản lý thì ngành Y học thế giới thế kỷ XX không có nhà phẫu thuật gan nổi tiếng như vậy. Câu chuyện giằng xé giữa chuyên môn và quản lý vẫn còn tiếp tục khi mới đây, một giáo sư, bác sĩ từ chối làm giám đốc bệnh viện Hữu Nghị để chuyên tâm nghiên cứu khoa học.
Những người chấp nhận vừa làm quản lý, vừa làm chuyên môn phải chịu áp lực rất lớn, khó hoàn thành cả 2 nhiệm vụ. Thử hình dung bác sĩ vào phòng mổ, thay vì toàn tâm toàn ý cứu chữa bệnh nhân thì đầu óc bị phân tâm bởi gói thầu A, hợp đồng B… Ai cũng hiểu trong đó có vô số mối quan hệ, lợi ích chằng chịt mà nếu không thắng được cám dỗ, không xử lý được hết các mối quan hệ thì vào tù là chuyện sớm muộn”.
Trả lại sứ mệnh thiêng liêng cho bác sĩ
“Thể chế pháp luật không rõ ràng là nguyên nhân của mọi nguyên nhân”, Đại biểu Nguyễn Công Long nhận định và bày tỏ quan điểm ủng hộ ý tưởng được ngành Y tế đề xuất cách đây chưa lâu về việc thí điểm tự chủ bộ máy quản lý ở các bệnh viện công.
Theo đó, các bệnh viện công sẽ thuê giám đốc điều hành, thay thế nhà chuyên môn kiêm nhiệm bằng nhà quản lý chuyên nghiệp. Các CEO bệnh viện không cần là giáo sư, tiến sĩ y khoa mà cần giỏi về điều hành. Theo đại biểu Nguyễn Công Long, điều này có thể tạo ra bước đột phá về quản lý ở các bệnh viện công, nâng cao chất lượng bênh viện, bảo đảm minh bạch, phù hợp với xu hướng chung của thế giới và quan trọng nhất là trả lại sứ mệnh thiêng liêng cho bác sĩ là chăm sóc và chữa bệnh.
“Rất tiếc những nỗ lực trên chưa hiệu quả. Theo đánh giá chung của ngành y tế, quá trình thực hiện mô hình trên vấp vào 2 rào cản chính là nhận thức và thể chế“, Đại biểu Nguyễn Công Long nêu vấn đề.
“Trước thực trạng đã và đang diễn ra, sự đổi mới về quản trị y tế công rất cấp thiết. Những ai còn vấn vương quyền hạn, lợi ích của chiếc ghế giám đốc thì đã có bài học cảnh tỉnh. Về mặt thể chế, nếu không đưa ra nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo luật thì không biết đến bao giờ mới giải quyết được bất cập lâu nay”.
Để khắc phục tình trạng này, đại biểu Nguyễn Công Long đề nghị xem xét sửa đổi bổ sung quy định để phân định rõ hoạt động chuyên môn và quản lý bệnh viện công, quy chuẩn hóa tiêu chuẩn các chức danh quản lý, điều hành. Ngoài ra, Chính phủ và Quốc hội cũng cần xem xét quy định, đưa các tiêu chuẩn về nhân lực quản lý thành tiêu chí bắt buộc trong việc đánh giá chất lượng cơ sở khám chữa bệnh, đồng thời tiếp tục hoàn thiện đề xuất thực hiện mô hình tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
Chính phủ tiếp tục rà soát, cập nhật trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch
Chiều 6/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về Dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ; Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Nguyễn Thị Lan phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận tại Tổ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Cơ chế, chính sách đặc thù giúp TP Cần Thơ phát triển
Tại phiên thảo luận, đa số ý kiến cho rằng, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội để thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ là đủ cơ sở chính trị, căn cứ thực tiễn, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 59-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 59) về phát triển TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo cơ chế thu hút đầu tư, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng TP Cần Thơ thành trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước trong thời gian tới.
Việc ban hành chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ cũng bảo đảm tính tương đồng với một số địa phương vừa được Quốc hội cho phép thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù.
Nhiều đại biểu cho rằng, các nội dung trong Dự thảo Nghị quyết đã cơ bản bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 59, bảo đảm tính tương đồng với các thành phố lớn khác trong cả nước; đặc biệt, đã có những chính sách đặc thù khác với nhiều địa phương khác; tương thích với đặc điểm riêng, tạo cơ sở phát huy được thế mạnh của vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế, lợi thế con người.
Đồng tình với sự cần thiết ban hành Nghị quyết, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn ĐBQH Hà Nội) cho rằng, để phát triển kinh tế, tạo đột phá thì cần có cơ chế đặc thù đủ mạnh và có thể vượt rào, nhưng để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì nên có thí điểm.
"Các địa phương đều có lợi thế, có đặc điểm riêng và cần có các cơ chế đặc thù để phát triển nhưng chúng ta cũng cần phải cso các chính sách ưu tiên, lựa chọn tập trung đầu tư trước một số tỉnh, một số địa phương có tiềm năng, thế mạnh hơn làm đầu tàu dẫn dắt và hỗ trợ các địa phương tiếp tục phát triển và cũng là bài học thực tiễn cho việc khái quát hóa thành các chủ trương để hoàn thiện thể chế, phù hợp với đòi hỏi thực tiễn", đại biểu Nguyễn Thị Lan nhấn mạnh.
Theo các ĐBQH những chính sách này đã tạo cho Cần Thơ hệ thống đồng bộ toàn diện để phát huy được mọi nguồn lực và đặc biệt khơi thông được những điểm nghẽn, phát huy được đặc thù, lợi thế của Cần Thơ, có tác động lan tỏa vùng miền thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững cho Cần Thơ và vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Nhấn mạnh quan điểm Đảng và Nhà nước luôn quan tâm tới các vùng đẻ có sự phát triển đồng đều, đại biểu Trương Xuân Cừ (Đoàn ĐBQH Hà Nội) khẳng định, ý nghĩa và tầm quan trọng của sự cần thiết phải có đầu tàu kinh tế, có động lực để tạo sự lan tỏa cho sự phát triển của vùng.
Đại biểu Trương Xuân Cừ kiến nghị, các cơ chế, chính sách đưa ra tương đối toàn diện, đầy đủ, tuy nhiên để làm được yêu cầu trở thành trung tâm phát triển của vùng, mang bản sắc sông nước vùng đồng bằng sông Cửu Long thì vấn đề giải pháp, cơ chế chính sách phải đủ mạnh.
Liên quan đến đề xuất tại dự thảo Nghị quyết về quy định thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm với mức không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản, đại biểu Trương Xuân Cừ cho rằng, cần cân nhắc kỹ lưỡng, việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm chỉ được áp dụng trong trường hợp TP Cần Thơ tự thực sự cân đối được ngân sách.
Cần xem xét, rà soát các khó khăn, vướng mắc của Dự án
Cũng trong phiên thảo luận chiều 6/1, các đại biểu đã thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 -2025.
Đa số ý kiến đại biểu nhất trí với sự cần thiết đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 nhằm cụ thể hóa Kết luận số 11-KL/TW ngày 13/7/2021 của Hội nghị Trung ương khóa XIII, Nghị quyết số 16/2021/QH15 của Quốc hội, trong đó xác định "Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông".
Một số đại biểu đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát, cập nhật trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch có liên quan để bảo đảm tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định của hệ thống quy hoạch và phát huy hiệu quả đầu tư.
Đại biểu Tạ Đình Thi (Đoàn ĐBQH Hà Nội) lưu ý, khâu tổ chức thực hiện sau khi Quốc hội thông qua; quan tâm đánh giá tác động kỹ lưỡng về môi trường khi tiến hành giải phóng mặt bằng liên quan đến rừng phòng hộ, rừng sản xuất, đất lúa hai vụ.
Bên cạnh đó, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng kiến nghị cần làm rõ một nội dung liên quan đến tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phương thức huy động đầu tư...
Một số ý kiến khác đề nghị, Chính phủ cần xem xét, rà soát các khó khăn, vướng mắc của Dự án để có cơ chế phù hợp, tiếp tục thực hiện thành công chủ trương này. Theo đó, cân nhắc xây dựng cơ chế sử dụng nguồn vốn đầu tư công để hình thành quỹ đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với lãi suất ưu đãi để nhà đầu tư tư nhân tiếp cận tham gia đầu tư Dự án; Cụ thể hóa trách nhiệm của các địa phương trong giải phóng mặt bằng, cơ chế giám sát cụ thể ra sao để đảm bảo hiệu quả;...
Nóng: Đề xuất gói hỗ trợ phục hồi kinh tế xã hội hơn 840.000 tỷ đồng Gói hỗ trợ bao gồm cả tài khóa, tiền tệ, an sinh xã hội cùng các chính sách khác là 843.845 tỷ đồng (10,38% GDP), là giá trị công bố. Giá trị thực tế sẽ chi là hơn 445.000 tỷ đồng, chiếm 5,48% GDP. Diễn đàn Kinh tế 2021 có sự tham dự của nhiều vị Ủy viên Bộ Chính trị, lãnh đạo...