Đừng để Apple che mắt: Sự thật việc MacBook Air mới nhanh hơn 98% laptop cá nhân
Sự mập mờ trong các khái niệm và tuyên bố đang dần trở thành chiêu trò tiếp thị quen thuộc của Apple, dưới thời Tim Cook.
Đêm qua, trong sự kiện ra mắt MacBook AIr mới không quạt sử dụng chip M1, Apple tuyên bố nó “nhanh hơn 98% so với máy tính xách tay cá nhân”.
Cụ thể hơn, Apple đã tuyên bố rằng MacBook Air mới sử dụng chip M1 tùy chỉnh dựa trên kiến trúc ARM của mình nhanh hơn 98% tổng số máy tính xách tay cá nhân được bán ra trong năm nay.
MacBook Air mới sử dụng chip M1 tự phát triển, giá từ 999 USD.
Thông thường, khi một công ty đưa ra tuyên bố như vậy, hãng sẽ xuất bản các điểm chuẩn, bài kiểm tra hiệu suất hoặc chi tiết thực tế về những gì họ dựa vào trên tuyên bố tiếp thị đó. Điều này để ngăn sự hiểu lầm của người dùng cũng như đụng chạm tới các hãng sản xuất đối thủ.
Trang web của Apple sau đó cũng trình bày lại tuyên bố bằng cách nêu rõ: “M1 nhanh hơn so với chip trong 98% máy tính xách tay cá nhân được bán trong năm qua” . Trang web cũng bao gồm một ghi chú chi tiết cho biết: “Thử nghiệm được Apple tiến hành vào tháng 10/2020 bằng cách sử dụng hệ thống MacBook Pro 13 inch tiền sản xuất với chip Apple M1 và 16GB RAM. Hiệu suất được đo bằng cách sử dụng các điểm chuẩn được chọn theo tiêu chuẩn ngành. Cấu hình PC từ dữ liệu bán hàng có sẵn công khai trong 12 tháng qua. Các bài kiểm tra hiệu suất được thực hiện bằng cách sử dụng các hệ thống máy tính cụ thể và phản ánh hiệu suất gần đúng của MacBook Pro.”
Video đang HOT
Tuyên bố chi tiết được Apple công bố trên trang chủ.
Nghe có vẻ ấn tượng. Nhưng Apple đã không cho biết họ dựa trên những bài kiểm tra nào và thậm chí còn không cho biết nguồn cung cấp các máy tính xách tay tương đương ở đâu.
Điều đó có nghĩa là chiếc MacBook Air không quạt mới sẽ nhanh hơn chiếc Zephyrus G14 sử dụng Ryzen 400 của Asus, hay Zephyrus G14 với GeForce RTX 2060? Hay nó có nghĩa là MacBook Air mới nhanh hơn mẫu Area 51M của Alienware? Hay nhanh hơn cả chiếc laptop Creator 17 sử dụng tấm nền miniLED của MSI?
Không, câu trả lời chắc chắn sẽ là không. Không thể.
Tuyên bố của Apple thậm chí có thể gây hiểu làm rằng laptop mới nhanh hơn cả 98% máy tính để bàn, thứ đôi khi vẫn hay bị gọi nhầm là PC.
Vậy tuyên bố “hiệu suất” của Apple dựa trên điều gì? Hiệu suất CPU? Hiệu suất GPU? Hiệu suất chạy Windows? Hay nó có đang sử dụng cùng một ứng dụng chạy trên cả hai nền tảng? Hay hiệu suất khi chơi game Call of Duty: Black Ops Cold War hoặc Fortnite ?
Mặc dù các chuyên gia công nghệ cũng hoàn toàn không biết Apple đang dựa trên những gì để đưa ra tuyên bố của mình, nhưng có thể chắc chắn tới 98% rằng bất kỳ máy tính xách tay nào được liệt kê ở trên cũng sẽ “vùi dập” MacBook Air khi thực hiện bất kỳ tác vụ nào vừa nêu.
Theo PCworld, khi Apple đưa ra tuyên bố của mình, nhiều khả năng công ty đang so sánh con chip M1 mới với các bộ vi xử lý dựa trên Intel, từ Atom đến Celeron N hoặc Core i3 trở lên, tất cả đều có đồ họa tích hợp. Nhưng bằng cách không định nghĩa từ “hiệu suất”, chúng đã trở thành một thông điệp tiếp thị thuần túy. Và liệu có thực sự công bằng khi so sánh một chiếc MacBook giá 999 USD với một sản phẩm có giá 150 USD? Bởi vì những chiếc máy tính cá nhân trị giá 150 USD này được bao gồm trong 98% máy tính xách tay được bán ra.
Không ai nghi ngờ gì về việc M1 sẽ rất ấn tượng, nhưng có lẽ sẽ hợp lý hơn nếu nó được đem ra so sánh với 8 nhân hiệu năng của Ryzen 4000 hay GeForce RTX 2060.
SoC M1 được xây dựng trên tiến trình 5nm,có thể sẽ là một con chip rất ấn tượng.
Chip M1, được chế tạo bằng quy trình 5nm tiên tiến nhất của TSMC, có vẻ là một lựa chọn nền tảng vững chắc về năng lực kỹ thuật mà người dùng có thể mong đợi ở một trong những tập đoàn công nghệ giàu nhất trong lịch sử nhân loại. Và thực sự sẽ có những ứng dụng nó sẽ nhanh hơn rất nhiều so với các máy tính xách tay Windows dựa trên nền tảng kiến trúc x86.
Nhưng, cũng sẽ có rất nhiều tác vụ mà bạn đơn giản là không thể chạy trên các máy tính sử dụng hệ điều hành Mac này. Và có khả năng, một số ứng dụng sẽ xảy ra trường hợp hiệu suất kém hơn so với máy tính xách tay sử dụng x86.
Tuy nhiên, hãy vẫn tôn trọng Apple một chút. Bởi với thị phần trên thị trường laptop khoảng 8,5% trong quý 2/2020 của Apple, ít ra có thể hy vọng rằng M1 sẽ làm chao đảo quan điểm của gần 92/100 người, những người thích mua máy tính xách tay Windows hơn máy tính xách tay MacOS.
Đối tác Apple dính mã độc đòi tiền chuộc, bị yêu cầu trả 17 triệu USD
Nhà sản xuất laptop Đài Loan Compal vừa bị tấn công mã độc đòi tiền chuộc DoppelPaymer cuối tuần qua. Hacker yêu cầu số tiền gần 17 triệu USD.
Compal là nhà sản xuất thiết bị gốc (ODM) laptop lớn thứ hai thế giới. Khách hàng của Compal bao gồm các hãng Apple, HP, Dell, Lenovo và Acer. Cuối tuần qua, truyền thông Đài Loan đưa tin Compal bị tấn công mạng dù công ty chỉ thừa nhận có "bất thường" trong hệ thống tự động hóa văn phòng.
Người phát ngôn Lu Qingxiong cho biết hệ thống khôi phục bình thường từ 9/11. Qingxiong nhấn mạnh công ty không bị hacker tống tiền như báo chí đưa tin.
Tuy nhiên, trang BleepingComputer lại khẳng định Compal bị tấn công bằng mã độc đòi tiền chuộc DoppelPaymer. DoppelPaymer nổi tiếng với khả năng tấn công vào các doanh nghiệp theo cách truy cập bằng tài khoản admin và lây lan mã độc qua mạng lưới Windows. Sau khi tiếp cận bộ điều khiển tên miền (domain controller), chúng triển khai mã độc trên tất cả thiết bị cùng một mạng.
Theo trang web thanh toán DoppelPaymer Tor liên quan tới mã độc, băng nhóm đứng sau yêu cầu 1.100 Bitcoin, tương đương 16.725.500 USD, để nhận được khóa giải mã. Thông thường, kẻ tấn công sẽ đánh cắp dữ liệu chưa được mã hóa, sau đó đe dọa tung lên các trang web rò rỉ dữ liệu nếu nạn nhân không trả tiền chuộc.
Điều đáng lưu ý là tiền chuộc có thể thương lượng và thấp hơn nhiều so với giá đưa ra ban đầu.
Đêm nay, Apple ra mắt sản phẩm mới Chưa có năm nào Apple tổ chức nhiều sự kiện ra mắt sản phẩm như năm 2020. Rạng sáng 11/11, Apple sẽ tổ chức sự kiện lớn cuối cùng của năm 2020. Đây được dự đoán là sự kiện quan trọng nhất năm của Apple về chiến lược sản phẩm, khi hãng giới thiệu các mẫu máy tính sử dụng chip tự thiết...