Đừng đẩy trách nhiệm chăm cha mẹ cho bạn đời
Sau khi kết hôn, thông thường các cặp đôi sẽ có thêm cha mẹ chồng, cha mẹ vợ. Có rất nhiều câu chuyện đẹp giữa cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể khi những người trong cuộc luôn coi nhau là ruột thịt. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào quan hệ giữa cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể cũng tốt đẹp.
Bắt vợ thức đêm chăm mẹ chồng
Có rất nhiều những mâu thuẫn, xung đột nảy sinh đến mức người trong cuộc không muốn nhìn mặt nhau. Lúc này, vai trò của người vợ hay chồng là rất quan trọng để giúp hóa giải những xung đột giữa người bạn đời với cha mẹ của họ. Nếu người trong cuộc không khéo léo thì mâu thuẫn sẽ ngày một nghiêm trọng hơn.
Nhưng có nhiều trường hợp người vợ hay chồng không những không làm tốt vai trò trung gian hòa giải bất đồng giữa người bạn đời với cha mẹ của họ mà còn là nguyên nhân gây thêm xung đột. Nhiều người sau khi kết hôn có xu hướng đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ họ cho bạn đời.
Chăm sóc cha mẹ khi về già là trách nhiệm, bổn phận của con cái. Ảnh S.T
Họ không tự mình thực hiện việc chăm sóc cha mẹ, nhưng lại luôn muốn chứng tỏ rằng họ cũng rất quan tâm đến cha mẹ, gia đình và buộc vợ hay chồng mình phải thực hiện nghĩa vụ và bổn phận ấy. Nếu vì lý do nào đó, người bạn đời không chăm sóc cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì người chồng hay người vợ ấy sẽ chì chiết, dằn hắt, chửi mắng thậm chí dùng vũ lực với người bạn đời của mình. Câu chuyện của chị X sau đây là một ví dụ.
Chị X mở đầu buổi nói chuyện với luật sư bằng một câu hỏi “Tại sao chuyện nhà của chồng tôi mà anh ấy cứ bắt tôi phải lo?”. Rồi chưa để cho luật sư kịp hỏi han, chị X nói luôn như để trút nỗi ấm ức bị chất chứa từ bấy lâu nay: “Mẹ anh ấy bị bệnh nằm đó. Anh ấy cứ bắt tôi đến đêm là qua chăm bà suốt thời gian dài. Mà chăm bà đêm hôm như vậy thì làm sao sáng tôi còn đủ sức đi làm được!”.
Video đang HOT
Luật sư hỏi chị: “Thế anh ấy có sang thăm bà không?”. Chị X nói: “Anh ấy có sang, nhưng chỉ thăm, ngó một chút rồi về, nhưng lại muốn tôi phải ở lại đêm bên nhà đó để chăm cho bà. Tôi nói không chăm được suốt như thế vì tôi ban ngày còn phải đi làm. Anh ấy bực tức quá về lấy đồ ném tôi, chửi mắng tôi rồi sáng không thèm chở tôi đi làm nữa.
Bên gia đình thống nhất là các anh chị em sẽ góp tiền để một người chị gái của anh ở nhà chăm bà. Mỗi tháng, mọi người đưa cho chị gái của anh ấy 5 triệu đồng. Tiền góp chăm bà, giờ tôi cũng phải tự xoay xở, anh ấy không chịu đưa. Anh ấy bảo vì tôi không dành thời gian chăm bà, muốn đêm ngủ để sáng đi làm, thì ráng kiếm tiền góp cho chị gái anh ấy chăm bà. Còn nếu tôi không muốn hùn tiền thì qua nhà mẹ anh ấy thức đêm chăm cho bà”.
Con cái có nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ
Anh chồng trong tình huống này thật là vô lý, nhưng không phải là chuyện hiếm gặp. Thực tế, sau khi kết hôn, nhiều người thường có thói quen yêu cầu chồng, vợ mình phải thật tốt, hết lòng với gia đình mình và nghiễm nhiên coi đó là bổn phận của chồng, vợ mình phải thực hiện. Vậy, nghĩa vụ của con cái được pháp luật quy định thế nào?
Nghĩa vụ của con đối với cha mẹ được quy định rất chi tiết trong Luật Hôn nhân và Gia đình. Cụ thể, khoản 2, điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định con phải “Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình”.
Khoản 4, điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Khi sống cùng cha mẹ, thì con đã thành niên có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Như vậy, dù đã kết hôn, nhưng con cái vẫn phải tự mình thực hiện các nghĩa vụ của mình với cha mẹ chứ không được ỷ lại và đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cho vợ hoặc chồng, buộc người bạn đời phải thực hiện nghĩa vụ đối với cha mẹ thay cho mình được.
Vậy còn con dâu, con rể có quyền và nghĩa vụ với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hay không? Theo quy định tại điều 80, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69 (Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ), điều 70 (Quyền và nghĩa vụ của con), điều 71 (Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng) và điều 72 (Nghĩa vụ và quyền giáo dục con) của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Như vậy, có thể hiểu, nếu như con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì mới bắt buộc phải thực hiện các nghĩa vụ cũng như được quyền thực hiện các quyền quy định từ điều 69 đến 72 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 với nhau. Trong trường hợp con dâu, con rể không sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì không bắt buộc phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ vừa nêu.
Trên thực tế có rất nhiều con dâu, con rể dù không sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ nhưng vẫn tự nguyện chăm sóc và phụng dưỡng cha mẹ chồng, cha mẹ vợ như chính cha mẹ mình. Dù luật không bắt buộc thực hiện, nhưng người trong cuộc vẫn tự nguyện thực hiện xuất phát từ tình thương và tình cảm tốt đẹp mà họ dành cho nhau. Đây là truyền thống tốt đẹp mà thiết nghĩ, mỗi người nên thực hiện và phát huy.
Theo Lao động
Hôn nhân sẽ biến đàn bà thành những người rất khác
Sự vô tư hồn nhiên, những mơ mộng về một cuộc sống đầy màu hồng để lại sau lưng, người đàn bà sẽ làm vợ, làm mẹ, sẽ gánh trên vai biết bao bổn phận và trách nhiệm.
Mọi thứ sẽ cuốn người đàn bà đi như những đợt sóng ngầm, nhìn lại thì những vết thời gian đã hằn trên khuôn mặt. Ngày mai, em họ tôi lấy chồng. Cô dâu mới háo hức đến không ngủ được. Chốc chốc, lại ngồi dậy nhìn đồng hồ. Mấy ngày nay em lăng xăng chuẩn bị mọi thứ chu đáo. Đằng sau sự tất bật ai cũng thấy được nụ cười hạnh phúc luôn nở trên môi em. Đó là người đàn ông em yêu năm năm. Một tình yêu đầy mật ngọt đã đến ngày đơm bông, kết trái.
Tôi là người đàn bà vừa trải qua đổ vỡ của hôn nhân. Nhìn em háo hức, tôi thấy lại mình của nhiều năm về trước. Ngày ấy, tôi cũng từng như em. Mong ngóng từng ngày "hai ta về một nhà" với người đàn ông tôi yêu hơn cả bản thân. Nhưng niềm vui của đời sống hôn nhân chỉ gói gọn trong vài ngày cưới. Cởi bỏ bộ váy áo cô dâu lộng lẫy, đặt chân vào nhà chồng cuộc đời người đàn bà bước sang một bước ngoặc hoàn toàn mới.
Bước vào cánh cửa hôn nhân, cô gái nào cũng mơ mộng về một cuộc sống hạnh phúc - Ảnh minh họa: Internet
Ngày ấy, tôi đã từng mơ mộng một cuộc sống hôn nhân đầy hạnh phúc. Chiều chiều tan làm, hai vợ chồng sẽ cùng nhau vào bếp nấu những món ăn chồng thích. Những buổi tối yên bình, được ngả vào vai chồng mà bình yên đọc sách hoặc xem phim. Rồi chúng tôi sẽ có con, căn nhà sẽ luôn rộn rã tiếng cười. Hôn nhân như tấm gương trần trụi, phản chiếu và lột trần hết mọi tích cách và tật xấu của nhau. Tôi đã thực sự sốc khi sống chung với chồng.
Trái với vẻ lịch lãm, những bộ quần áo phẳng phiu anh hay mặc khi hẹn hò, làm vợ tôi mới biết anh cực kì luộm thuộm. Anh lại có tật nhậu nhẹt, thích la cà quán xá với đồng nghiệp. Nhiều lúc nhậu nhẹt tới khuya, anh trở về nửa đêm, người nồng mùi rượu.
Những viễn cảnh về một cuộc sống hôn nhân đầy màu hồng đã tan biến như bọt xà phòng. Đàn bà lấy chồng, bao nhiêu công việc và bổn phận phải gánh trên vai. Tôi không còn thời gian để mơ mộng đọc sách, xem phim cùng chồng. Tôi lao đầu vào làm việc, dọn dẹp, hoàn thành nghĩa vụ một người con dâu phải làm. Rồi tôi sinh con, sự mệt mỏi như càng tăng lên gấp bội. Vợ chồng việc ai nấy làm, mạnh ai nấy ngủ. Nỗi cô đơn dường như càng lớn dần trong tôi.
Rồi một lần, vô tình chồng đi tắm để điện thoại trong bếp. Tin nhắn đến, tôi cầm lên đọc. Mắt tôi nhòe đi vì tin nhắn hết sức mùi mẫn: "Mai anh lấy cớ bận họp mà ghé qua em. Em nhớ anh". Chồng tôi từ phòng tắm bước ra, hoảng hốt khi thấy tay tôi cầm điện thoại. Tôi đưa cho anh xem, sau một hồi chối cãi thì cũng thừa nhận cái điều mà bất kì người vợ cũng đau đớn: Anh đi ngoại tình! Cuộc hôn nhân của tôi kết thúc như thế.
Đàn bà bước vào cánh cửa hôn nhân ai rồi cũng sẽ trở thành những người đàn bà rất khác. Sự vô tư hồn nhiên, những mơ mộng về một cuộc sống đầy màu hồng để lại sau lưng. Người đàn bà sẽ làm vợ, làm mẹ sẽ gánh trên vai biết bao bổn phận và trách nhiệm. Mọi thứ sẽ cuốn người đàn bà đi như những đợt sóng ngầm, nhìn lại thì những vết thời gian đã hằn trên khuôn mặt.
Sự hồn nhiên để lại sau lưng, người đàn bà phải gánh trên vai bổn phận của làm vợ, làm dâu, làm mẹ - Ảnh minh họa: Internet
Không phải người đàn ông nào cũng tệ, cũng vô tâm với người đàn bà của mình. Nhưng trong cuộc đời làm dâu, làm vợ, làm mẹ bao nhiêu nỗi niềm người đàn bà không biết nói cùng ai. Nhiều khi đàn bà cô đơn ngay chính lúc nằm cạnh chồng. Những lúc cha mẹ đau ốm, không được ở cạnh bên để chăm sóc, ủi an. Bao nhiêu giọt nước mắt rơi âm thầm cho cuộc đời làm vợ.
Mai em lấy chồng, nhìn đôi mắt say mê lâng lâng trong niềm hạnh phúc mà tôi muốn ôm em vào lòng. Sự vô tư hồn nhiên này, một ngày nào đó sẽ thay bằng những nỗi phiền muộn, những giọt nước mắt lặng lẽ. Đàn bà lấy chồng, người hạnh phúc kẻ bất hạnh nhưng chắc chắn một điều: Ai rồi cũng trở thành những người đàn bà rất khác!
Theo Phụ nữ sức khỏe
Lý do tôi ngoại tình dù có vợ đẹp, con khôn Thương con nhưng tôi không thể chịu đựng được tính ích kỉ, nhỏ nhen của vợ. Chính cô ấy đã đẩy tôi tới việc ngoại tình, tìm thú vui bên ngoài. Vợ chồng tôi lấy nhau được 10 năm, có với nhau 2 đứa con. Lúc con trai tôi 8 tuổi, con gái 3 tuổi, chúng tôi phát sinh mâu thuẫn trầm trọng....