‘Đứng dậy’ sau khi chia tay
Chia tay trong tình yêu là điều đa số chẳng ai muốn. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra, bạn cần học cách vượt qua nỗi đau để bắt đầu một cuộc sống mới.
Tôn trọng cảm giác của người khác
Chia ly trong tình yêu sẽ để lại vết thương lòng. Tuy vậy, bạn khó có thể níu kéo mãi được khi tình huống buộc phải xảy ra như thế. Hãy coi như đó là quyền của người ấy khi lìa xa bạn, bạn cần tôn trọng ý của người ấy. Cuộc sống chẳng có nhiều thời gian cho bạn ưu phiền đâu.
Rõ ràng với chính bản thân mình
Trước tiên bạn phải là người rõ ràng với chính bản thân mình. Nếu cứ giằng co mãi, không hiểu là mình muốn gì nữa thì bạn chỉ thêm mất thời gian mà thôi. Khi quyết định chia tay, bạn phải cương quyết với chính mình nếu điều đó là tốt hơn cho cả hai. Hãy đặt dấu chấm hết cho cuộc tình không mang lại kết quả tốt đẹp khi cần thiết.
Nếu còn hi họng hão huyền, bạn còn bị tổn thương và khó tránh khỏi suy nghĩ luẩn quẩn. Chớ để bạn bị cuốn theo những câu chuyện đã qua. Tốt nhất, hãy làm những việc có lợi cho tương lai.
Video đang HOT
Bạn nên nói chuyện thẳng thắn và trực tiếp với người ấy. Hiện giờ có rất nhiều phương tiện liên lạc nhưng trực tiếp vẫn tốt hơn. Có thể bạn sẽ phải đối mặt với tâm lý không thoải mái lắm khi chia tay nhưng khi đã quyết, bạn nên nói chuyện trực tiếp.
Chớ nhờ đến người thứ 3 mới giải quyết được chuyện giữa 2 người
Nhiều người vừa chia tay đã tìm đến người thứ 3 để lấp chỗ trống hoặc để trả thù. Hoặc khi muốn chia tay, họ cặp kè với người khác mong người yêu mình tự ý rút lui. Đây không phải là cách hay. Nếu muốn đường ai nấy đi, bạn hãy thẳng thắn để còn giữ được những tình cảm tốt đẹp sau này.
Chuẩn bị tinh thần cho cảm giác cô đơn
Hãy chuẩn bị cho cảm giác cô đơn, đau đớn và cả những giọt nước mắt. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Một người đã chia sẻ buồn vui với bạn giờ không còn bên sánh bước chung đường nữa, buồn và suy nghĩ là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chớ để mình quá quỵ lụy.
Chớ tìm ngay tình yêu mới
Để nỗi đau nguôi ngoai một chút, bạn hãy bắt đầu mối quan hệ mới nhé. Bởi như thế sẽ tránh được chuyện ngộ nhận tình cảm khi bạn đang bị tổn thương. Hãy vui vẻ và thư giãn để quen dần với việc thiếu vắng người xưa.
Chớ kể xấu người cũ
Nếu bạn đi kể xấu người bạn đã từng yêu, mọi người sẽ đánh giá bạn trước đó. Chuyện cũ đã qua, bạn không nên ấm ức nhiều. Tốt nhất hãy để cho quá khứ là quá khứ.
Chớ nửa vời
Mặc dù chia tay rồi nhưng 2 người vẫn gặp nhau thường xuyên, vẫn đi xem phim và ăn uống cùng nhau. Liệu đây có phải là cách tốt? Mối quan hệ của hai người sẽ đi đến chỗ nhùng nhằng, khó dứt điểm đó. Tốt nhất, hãy dừng lại ở một chừng mực nhất định khi đã không còn yêu nhau nữa.
Theo Bưu điện Việt Nam
6 cách tránh cãi vã cho vợ chồng trẻ
Phân chia việc nhà rõ ràng, bày tỏ những mong muốn trong "chuyện ấy", đối đãi với bố mẹ mỗi bên ra sao... là những điều vợ chồng son nên trao đổi ngay sau khi, thậm chí trước khi cưới.
Ảnh minh họa
Con cái
Có thể cả hai bạn đều muốn có con nhưng việc trao đổi về vấn đề này vẫn là điều rất cần thiết. Hãy thảo luận với nhau về việc nên có bao nhiêu đứa, khi nào thì sinh con, nuôi dạy và chăm sóc con như thế nào... Hãy nói về những mong muốn của mỗi người trước khi sinh con (giống như một thỏa thuận về mặt pháp lý vậy) để tránh có những cãi vã không cần thiết sau này.
Sex
Sex là một yếu tố rất quan trọng trong đời sống chăn gối vợ chồng nên mặc dù nói về sex có thể không thú vị bằng việc thực hành nó nhưng bạn vẫn cần phải làm điều đó. Đây là lúc hai bạn nên trao đổi với nhau (nhưng phải thật tế nhị) về các vấn đề trong chuyện ái ân như mong muốn của mỗi người về tần suất làm "chuyện ấy", hai bạn sẽ làm gì khi một trong hai người không có tâm trạng cho "chuyện ấy"...
Bố mẹ vợ/chồng
Hãy thảo luận với nhau về việc đối đãi với bố mẹ mỗi bên trước khi kết hôn. Chẳng hạn như, hai bạn sẽ đến thăm họ bao lâu một lần, mỗi năm sẽ ăn Tết ở đâu, biếu bố mẹ hai bên bao nhiêu tiền/tháng, chi bao nhiêu tiền vào việc mua quà cho họ những dịp đặc biệt...
Việc nhà
Ngay cả khi hai bạn đã sống thử trước đó thì trao đổi với nhau về việc nhà vẫn là điều không nên bỏ qua: Hai bạn sẽ phân chia việc nhà như thế nào, bạn làm việc gì, và người kia làm những việc gì... Rất nhiều cặp vợ chồng cãi nhau về vấn đề này nên nếu bạn càng rõ ràng ngay từ đầu thì sẽ càng hạn chế những tranh cãi về sau.
Tiền bạc
Bên cạnh việc gộp tiền của hai người về một mối và đặt ra kế hoạch tiết kiệm cho những khoản chi lớn như mua nhà, mua xe..., các cặp vợ chồng mới cưới cần thảo luận về thói quen chi tiêu và cho người kia biết bất kỳ khoản nợ nào mà mình đang có. Và nhớ nói về những vấn đề lớn như đầu tư, bảo hiểm nhân thọ và di chúc... Tiền bạc là vấn đề nhạy cảm và không ít gia đình đổ vỡ vì nó. Do đó, minh bạch về tài chính và cùng nhau đưa ra kế hoạch và thực hiện sẽ giúp hai vợ chồng bớt cãi và đồng thời chi tiêu hiệu quả hơn.
Tranh cãi
Lập ra một số quy tắc cơ bản khi hai người có bất đồng hoặc tranh cãi (chẳng hạn, không chửi tục, đánh nhau...) và quyết định liệu khi cãi nhau, cả hai có nên tạm thời dừng "chuyện ấy" không, ai sẽ là người làm lành trước và thời gian giận dỗi tối đa là bao lâu...
Theo PLXH
Dấu hiệu bạn vẫn nặng tình với người cũ Bạn vẫn dõi theo nhất cử nhất động, bạn luôn tìm cách hỏi thăm xem người ta dạo này ra sao, mọi thông tin về người ta vẫn còn có sức hấp dẫn với bạn hơn bất kì điều gì. Nếu thấy mình có những dấu hiệu sau đây thì hãy chú ý, bạn vẫn còn nặng tình với người xưa và vẫn...