Đừng đẩy khó cho người dân về ‘giấy thông hành’
Phiếu trả kết quả xét nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 được xem như “giấy thông hành” khi dịch COVID-19 đang gieo rắc sự sợ hãi, nỗi hoài nghi và nhân lên sự thoái thác, đùn đẩy ở nhiều nơi.
Tài xế xếp hàng ở Buôn Ma Thuột để làm “giấy thông hành” COVID-19 – Ảnh: TRUNG TÂN
Câu chuyện giới tài xế vạ vật trên đường vì giấy thông hành, những cán bộ y tế căng mình tại các chốt kiểm soát vì phải test nhanh hàng ngàn lượt người mỗi ngày đã quá quen thuộc và sinh ra nhiều chuyện dở khóc, dở cười.
Việc phải “phòng vệ” từ xa của từng địa phương trong công tác phòng dịch là cần thiết, nhưng cách triển khai lại mỗi nơi một nẻo, không có sự thống nhất.
Ngày 10-5, trong văn bản gửi các địa phương triển khai xét nghiệm SARS-CoV-2, Bộ Y tế quy định cùng với nhiều nhóm tuyến đầu, tài xế đường dài được test nhanh tại chốt, còn các đối tượng khác chỉ cần khai báo y tế tại chốt, test nhanh tại địa phương, cách ly tại nhà…
Đáng buồn là có những nơi, như Bình Phước, diễn giải quy định này bằng cách đẩy khó cho dân khi buộc các tài xế phải quay lại xin giấy thông hành, ngay cả với những người không dừng lại, cả công dân của tỉnh quay về.
Vậy nên mới có câu chuyện anh tài xế 7 ngày vạ vật trên xe để xin giấy thông hành mà Tuổi Trẻ Online đã phản ánh.
Hay như chuyện một thanh niên ở TP.HCM, dù có kết quả test nhanh âm tính, đã lặn lội về đến Đồng Tháp, nhưng chốt kiểm soát tỉnh này buộc anh này quay lại TP.HCM với quãng đường khoảng 200km vì… chưa có kết quả xét nghiệm PCR âm tính.
Có thể thấy đã không có một cách hiểu thống nhất giữa các địa phương, cho dù đó là trên một cung đường từ Tây Nguyên về miền Đông, hay từ Sài Gòn đến miền Tây, khiến cho mỗi nơi một cách làm, và hệ quả là đẩy cái khó về cho người dân.
Cả quốc lộ kẹt cứng vì giấy thông hành – Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG
Ông Nay Phi La – giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk – cho rằng việc đòi hỏi đại trà tất cả những ai qua chốt phải có giấy thông hành là một việc làm không cần thiết, và tỉnh này đã đề nghị Bộ Y tế có kiến nghị Thủ tướng thống nhất việc có cần áp dụng giấy thông hành khi qua chốt hay không.
Video đang HOT
Đến nay, chưa thấy bất cứ một thông tin nào về xử lý những bất cập đối với giấy thông hành COVID-19 này.
Vì cho đến chiều 16-7, dù Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã yêu cầu cho những xe không dừng đỗ được đi không cần giấy thì Bình Phước vẫn “có giấy thông hành thì thông chốt”. Tại các chốt kiểm dịch, tỉnh này vẫn không tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm test nhanh COVID-19 cho tài xế đường dài…
Khi dịch đang căng thẳng, một mặt, giá cả tại những thành phố lớn như TP.HCM đang tăng nhanh vì tắc chuỗi cung ứng, trong đó có các xe hàng vì rắc rối của “giấy thông hành”, nhu cầu thông xe là một điều “thiết yếu”.
Đẩy khó lên vai người dân, hay đẩy khó cho tỉnh bạn là tâm lý của nhiều địa phương. Vì thế, rất cần có một giải pháp thống nhất từ trung ương đến các địa phương với những hướng dẫn, giải pháp cụ thể, thống nhất để gỡ khó cho doanh nghiệp, người dân.
Nếu xác định cần giấy thông hành, phải quy định rõ hơn, phải có nơi khi dân có việc quan trọng sẽ được test nhanh và có ngay.
Còn nếu thấy không cần thiết, rườm rà, gây khó… cần nhận sai và loại bỏ để bàn bạc, đưa ra các giải pháp khả dĩ hơn…
Vất vả phòng dịch vì tình trạng "âm tính giả", "dương tính thật"
Đắk Nông điều chỉnh biện pháp siết chặt biện pháp phòng dịch Covid-19 trước tình trạng một số trường hợp khi test nhanh âm tính nhưng xét nghiệm khẳng định lại dương tính với SARS-CoV-2.
Nháo nhác tìm nơi test nhanh
Đầu tháng 7, tỉnh Đắk Nông là một trong số ít các địa phương không có ca mắc Covid-19. Để chủ động trong bối cảnh nhiều người từ các địa phương có dịch trở về, Đắk Nông yêu cầu tất cả người dân đến hoặc trở về tỉnh phải có giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Giấy xét nghiệm có giá trị trong thời gian không quá 72 giờ, kể từ thời điểm lấy mẫu test nhanh.
Đắk Nông thành lập chốt kiểm dịch ngày tại cửa ngõ của Tây Nguyên, nơi giáp ranh với Bình Phước.
Từ 0h ngày 5/7, hàng loạt người có nhu cầu đi đến tỉnh thành khác (phải đi qua Đắk Nông) buộc phải dừng lại để test nhanh (có mất phí). Thậm chí, một số người làm việc tại Đắk Nông nhưng đang sinh sống ở các tỉnh lân cận như Bình Phước, Lâm Đồng, Đắk Lắk và đi về trong ngày vẫn phải thực hiện test nhanh.
Trong quá trình thực hiện quy định, đã xảy ra tình trạng tài xế các phương tiện vận tải, người dân các xã vùng sâu vùng xa nhốn nháo đi tìm nơi test nhanh.
Đoạn đường Trần Hưng Đạo dài hàng trăm mét trước Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đắk Nông (CDC Đắk Nông) đã ken chật kín người và xe chờ test nhanh lấy "giấy thông hành" để đi qua các tỉnh.
Các phương tiện vận tải xếp hành dài chờ test nhanh trước CDC Đắk Nông hồi đầu tháng 7.
Chính vì vậy, chỉ chưa đầy 12 giờ đồng hồ từ khi bắt đầu triển khai, tỉnh Đắk Nông đã sửa lại quy định test nhanh trên.
Tỉnh này quy định: "Không áp dụng điểm 2 tại Thông báo số 683/TB-VPUBND đối với tất cả người dân, mà chỉ áp dụng đối với người dân sinh sống, đi qua, về từ các tỉnh có tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Đồng Tháp...".
Đắk Nông thay đổi quy định test nhanh, lắp đặt máy đo thân nhiệt tại các chốt kiểm dịch.
Việc thay đổi nhanh chóng nhưng cần thiết đã góp phần giảm tải tình trạng tập trung đông người tại điểm lấy mẫu test nhanh. Đồng thời, tỉnh Đắk Nông cũng giao cho tất cả các trung tâm y tế của các huyện, thành phố được thực hiện việc test nhanh này để giảm áp lực cho CDC Đắk Nông.
Tuy nhiên, vì yêu cầu test nhanh mà nhiều trường hợp người dân vẫn phải đi nhiều nơi mới thực hiện được. Riêng trường hợp chị P.T.L. (trú huyện Tuy Đức), sau khi trở về từ tỉnh Hải Dương từ ngày 8-9/7, chị này phải đi hơn 300 km, trải qua 8 lần đi lại trên 4 huyện, thành phố mới được test nhanh.
Test nhanh âm tính nhưng xét nghiệm khẳng định lại dương tính
Đến ngày 13/7, tỉnh Đắk Nông ghi nhận 3 ca mắc Covid-19 đều là người từ TPHCM trở về. Hai trong số 3 ca mắc này đều đã được test nhanh tại TPHCM và cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trước khi "được đặt chân vào tỉnh Đắk Nông".
Tuy nhiên, chỉ 2 ngày sau khi tự cách ly y tế tại nhà, cả 2 nữ bệnh nhân đều cho kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 bằng phương pháp xét nghiệm.
Khu vực có nữ bệnh nhân mắc Covid-19 dù trước đó test nhanh âm tính với SARS-CoV-2.
Đáng chú ý, theo thông báo khẩn tìm người từng đến các địa điểm mà 2 nữ bệnh nhân này từng đến, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông xác định, cả 2 bệnh nhân trong lúc di chuyển đến khi cách ly tại nhà, đã đến nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều người. Từ hai bệnh nhân trên, lực lượng chức năng đã truy vết được hàng trăm trường hợp F1, F2...
Câu chuyện test nhanh âm tính rồi lại dương tính khiến nhiều người dân tại Đắk Nông lo lắng bởi "giấy thông hành âm tính với SARS-CoV-2" một phần đã dẫn đến tâm lý chủ quan, lơ là của người được xét nghiệm.
Theo lịch trình được công bố, đã có nhiều người tiếp xúc với 2 ca bệnh, người nhà ca bệnh, thậm chí tiếp xúc gần khi không mang khẩu trang.
Trái ngược với 2 trường hợp trên, ngày 6/7, một ngày sau khi triển khai test nhanh trên địa bàn, tỉnh Đắk Nông phát hiện một nam tài xế dương tính với SARS-CoV-2.
Dù sau đó, xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp Realtime-PCR cho kết quả âm tính, nhưng thông tin về nam tài xế đã lan truyền khắp mạng xã hội, dẫn tới tâm lý người dân hoang mang.
Tỉnh Đắk Nông chính thức áp dụng Chỉ thị 15 từ 12h ngày 13/7.
Trước tình hình thực tế của địa phương, số lượng người về từ các nơi có dịch, đặc biệt là TPHCM tăng cao, tỉnh Đắk Nông đã áp dụng biện pháp quyết liệt hơn.
Bên cạnh "kết quả test nhanh âm tính với SARS-CoV-2", tỉnh Đắk Nông quy định tất cả những người trở về từ TPHCM phải cách ly y tế tập trung (không cách ly y tế tại nhà như trước đây).
"Đối với người từ TPHCM về, đến tỉnh, yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR tại các chốt kiểm soát dịch, cách ly y tế tập trung. Khi có kết quả xét nghiệm âm tính thì thực hiện nghiêm việc cách ly y tế tại nhà và xét nghiệm RT- PCR theo quy định của Bộ Y tế", Công văn hỏa tốc số 3620/UBND-KGVX của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 12/7 nêu rõ.
Đặc biệt, từ 12h ngày 13/7 cho đến khi có thông báo mới, tỉnh Đắk Nông áp dụng giãn cách toàn tỉnh theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
275 công nhân ở khu chế xuất Tân Thuận dương tính nCoV qua test nhanh Đây là thông tin được Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam chia sẻ tại cuộc họp báo cung cấp thông tin, truyên truyền phòng chống dịch Covid-19 chiều 12/7. Ông Nam cho biết, những người trên phát hiện dương tính nCoV qua tầm soát tất cả hơn 40.000 công nhân của 132 doanh nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận,...