Đừng đánh tráo khái niệm… vướng luật
Đó là ý kiến của ông Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật sư SBLAW khi trao đổi với Kinh tế & Đô thị xoay quanh các lùm xùm về ban quản trị (BQT). Vị luật sư này khẳng định, chừng nào cư dân chung cư có văn hóa khởi kiện, chừng đó chủ đầu tư mới bị…”nắn gân”.
Ông Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật sư SBLAW
Theo phản ánh của nhiều cư dân, trong hành trình bầu BQT, khi được hỏi về quỹ bảo trì, chủ đầu tư đều “giấu nhẹm”. Hoặc trả lời chung chung “quỹ 2% được một pháp nhân đứng tên quản lý”. Hành vi này vi phạm điều khoản gì?
- Hành vi của chủ đầu tư khi giao quỹ bảo trì 2% cho một pháp nhân, đồng thời không thông báo rộng rãi tới các chủ sở hữu nhà chung cư đã vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 02/2016/TT-BXD về lập, bàn giao và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Thông tư 02/2016/TT-BXD với nhà chung cư có mục đích để ở, nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp nhưng không phân chia riêng biệt được phần sở hữu chung của khu căn hộ và khu văn phòng, dịch vụ, thương mại, chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì với nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp là đồng chủ tài khoản, gồm 1 thành viên BQT là đại diện chủ sở hữu khu căn hộ và 1 thành viên BQT là đại diện chủ sở hữu khu văn phòng, dịch vụ, thương mại. Đồng thời phải thông báo rộng rãi tới tất cả các chủ sở hữu về thông tin tài khoản và không được thay đổi.
Đặt ra vấn đề khi xảy ra rủi ro về kinh phí bảo trì khi cá nhân/pháp nhân kia bỏ trốn thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Và với việc không công khai thông tin số tài khoản và các khoản thu – chi, chủ đầu tư đang thể hiện sự thiếu minh bạch, mập mờ trong tài chính và trái với quy định pháp luật về quản lý quỹ bảo trì. Trường hợp này, người dân có thể khởi kiện để đòi tài sản của mình là kinh phí bảo trì chung của tòa nhà.
Trách nhiệm của UBND phường đến đâu nếu chủ đầu tư liên tục không hợp tác cung cấp tài liệu, hồ sơ để phường đứng ra tổ chức hội nghị chung cư lần 3 người dân?
Video đang HOT
- Như quy định điểm b, khoản 5 Điều 13 Thông tư 02/2016/TT-BXD thì UBND phường có trách nhiệm tổ chức hội nghị nhà chung cư khi “Chủ đầu tư đã tổ chức để họp hội nghị nhà chung cư nhưng không có đủ số người tham dự hội nghị theo quy định tại Khoản 2 Điều này và chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ có văn bản đề nghị UBND cấp phường tổ chức hội nghị”.
Do đó, UBND phường sở tại trên cơ sở đề nghị của các chủ sở hữu căn hộ có quyền trực tiếp đứng ra tổ chức hội nghị nhà chung cư. Kết quả của hội nghị nhà chung cư lần đầu do UBND cấp phường tổ chức có giá trị áp dụng đối với các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư như hội nghị nhà chung cư do chủ đầu tư tổ chức.
Vậy trường hợp BQT sau khi hình thành chính thức “rút ruột” phí bảo trì, cư dân muốn bãi nhiệm thì sao, thưa ông?
- Nghị định 139/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành năm 2017 đã nêu ra chế tài trong hoạt động của BQT. Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 66 của nghị định này, quy định phạt tiền 50 – 60 triệu đồng khi BQT chung cư quản lý, sử dụng phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung; tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư…
Tuy nhiên, BQT chung cư không được tự ý bãi miễn hoặc bổ sung thành viên mới mà phải do hội nghị nhà chung cư quyết định. Do đó, cư dân có thể đồng loạt kí tên trong đơn gửi lên chính quyền địa phương để đứng ra phân xử khi nhận thấy sự khuất tất. Lúc này đơn phường và quận sở tại sẽ có trách nhiệm yêu cầu BQT thực hiện và đã phối hợp cùng cư dân. Cụ thể, làm giấy mời tham dự hội nghị nhà chung cư. Cuộc họp này sẽ được tổ chức công khai, minh bạch. Nội dung cuộc họp là lấy ý kiến cư dân về sự tín nhiệm đối với BQT bằng cách bỏ phiếu. Yêu cầu BQT cung cấp hóa đơn, chứng từ thu – chi quỹ 2% trong thời gian nhiệm kỳ. Sau khi có kết quả, trên cơ sở kết quả đó sẽ hướng dẫn bà con việc bầu hay bãi nhiệm BQT sau đó.
Xin cảm ơn ông!
Theo kinhtedothi
Cảnh giác với các chiêu bán hàng "xách tay" Đức
Cùng với hàng "xách tay" từ Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng "xách tay" Đức đang được người tiêu dùng ưa chuộng bởi chất lượng cao và hình thức đẹp. Vì thế, số lượng người bán hàng Đức trên mạng đang gia tăng nhanh chóng.
Lực lượng chức năng kiểm tra một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm. Ảnh: PV
Không thể phủ nhận chất lượng hàng Đức
Công bằng mà nói, các mặt hàng gia dụng, đặc biệt là hàng điện tử của Đức được các bà nội trợ "xiêu lòng" không chỉ bởi kiểu dáng hiện đại, hình thức sắc sảo, mà chất lượng hàng Đức thực sự đáng nể.
Chị Nguyễn Lan Chi - tín đồ của hàng Đức "xách tay" - cho biết: Chị khá hài lòng với những sản phẩm được bạn bè mua giúp từ Đức về.
Chị từng mua hàng các nước Châu Âu, trong đó có hàng Đức tại các siêu thị, nhưng không ưng ý bằng việc đặt bạn bè mua và mang về giúp từ Đức. Chị cho rằng, các mặt hàng điện gia dụng, thuốc, mỹ phẩm... có chất lượng rất yên tâm.
Cần cảnh giác "hàng trộn"
Đó là cảnh báo của chính chủ nhân chuyên bán hàng trên mạng (qua Facebook). Theo chị, chất lượng hàng Đức rất tốt, bền, đẹp nên người tiêu dùng rất tin tưởng và yên tâm.
Tuy nhiên, do chất lượng tốt, bền đẹp, Đức lại là quốc gia có mức sống khá cao nên giá cả hàng hóa tại nước này hoàn toàn hề rẻ nếu quy đổi giá trị đồng tiền Châu Âu và Việt Nam. Chính vì vậy, việc bán hàng mang lại lợi nhuận không cao. Nếu bán với giá quy đổi tương đương thì mức tiêu thụ sẽ rất chậm bởi thu nhập của người Việt đa phần chỉ ở mức trung bình.
Chính vì vậy, để có hàng rẻ, thu hút người tiêu dùng, các chủ hàng liên tục phải "săn" các đợt giảm giá. Đây là việc làm hết sức vất vả, người "đánh hàng" phải rạc chân trên các con phố, trong các siêu thị để tìm mua đồ...
Tuy nhiên, bên cạnh những người bán hàng có tâm, vẫn có những người muốn thu lời nhanh bằng cách trộn thêm hàng giả để lừa người tiêu dùng.
"Nhiều người mua hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để trộn vào và giả danh đó là hàng "xách tay" là chiêu phổ biến để đánh lừa những khách hàng khù khờ do sản phẩm không được nhập khẩu chính ngạch và không được cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Nhiều khi người tiêu dùng không thể biết được chất lượng, xuất xứ thực của hàng hoá" - chị Trần Thị Ngọc, một chuyên gia chuyên kinh doanh hàng Đức, cho biết.
Theo cơ quan chức năng, mỹ phẩm là 1 trong 3 mặt hàng "nóng" dễ làm giả nhất với thủ đoạn vi phạm rất tinh vi như: Trực tiếp sản xuất, pha chế, sang chiết, đóng gói hàng giả ra các bình, lọ chai dán nhãn của nước ngoài như Nhật, Pháp, Mỹ, Úc; đặt hàng ở Trung Quốc theo những sản phẩm nổi tiếng của nước ngoài, sau đó, đem về Việt Nam tiêu thụ.
Việc kiểm tra và xử lý các trường hợp mỹ phẩm giả, không rõ xuất xứ nguồn gốc còn nhiều khó khăn, chủ yếu vẫn dựa vào các thủ tục giấy tờ. Vì vậy, để tự bảo vệ mình, người tiêu dùng chỉ nên mua hàng của các hãng có văn phòng đại diện, các sản phẩm có hóa đơn, chứng từ hợp lệ.
KH.V
Theo LĐO
TP.HCM: Kinh doanh đường cát, kiểm tra 10 vụ lậu cả 10 Ngày 15.6, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM phối hợp với Tổ kiểm tra theo Quyết định số 334 của Bộ Công thương kiểm tra 10 điểm kinh doanh mặt hàng đường cát trên địa bàn. Kết quả, có đến 10 điểm vi phạm các vấn đề như không hóa đơn chứng từ, vi phạm nhãn, giả nguồn gốc xuất xứ. Cụ...