Dùng cưa điện cắt lìa tay mình để đòi tiền bảo hiểm
Hai người đàn ông ở Tây Ban Nha đã liều lĩnh dùng cưa điện cắt lìa tay của mình để tạo ra các vụ tai nạn giả với mục đích “đòi” một khoản tiền trị giá 2,5 triệu bảng Anh từ công ty bảo hiểm.
Hai người đàn ông đã có một màn diễn kịch khá đạt. Tuy nhiên, trò lừa đó của họ không qua mặt được cơ quan chức năng.
Bằng việc dàn dựng một vụ tai nạn xe hơi giả, người đàn ông thứ nhất đã dùng cưa điện và cắt lìa tay của mình, sau đó đòi một khoản tiền bảo hiểm trị giá 2 triệu bảng Anh từ 11 cơ quan bảo hiểm khác nhau.
Đội ngũ bác sĩ nhận định, anh ta cố tình tạo ra một vụ tai nạn xe hơi, nhưng vết cắt trên tay quá “ngọt” và sạch sẽ không giống một vụ tai nạn gây ra.
Điều tra viên José Luís Nieto cho biết: “Vết cắt để lại trên xương quá “ngọt” hoàn toàn không giống với một vụ tai nạn. Người đàn ông này có thể đã nhờ một người khác cầm cưa rồi cắt đứt tay của anh ta”.
Cưa điện (ảnh minh họa)
Trong khi người đàn ông thứ nhất cố tạo ra một vụ tai nạn xe hơi thì người đàn ông thứ hai lại tạo ra một vụ tai nạn cưa điện. Người này yêu cầu cơ quan bảo hiểm bồi thường cho anh ta khoản tiền 500.000 bảng Anh. Tuy nhiên, yêu cầu của anh ta đã bị từ chối sau khi cơ quan điều tra làm rõ sự việc trên.
Cả hai người đàn ông trên không những không nhận được tiền bảo hiểm mà ngược lại đã tự “hi sinh” cánh tay của mình một cách vô nghĩa.
Theo Dantri
Giảm thiểu tai nạn ô tô nhờ... châu chấu
Dựa vào đôi mắt lồi với tầm bao quát rộng khắp của loài châu chấu, các nhà khoa học đã tạo ra một phát minh mang tính cách mạng, giúp ngăn ngừa phần lớn những vụ tai nạn xe hơi thảm khốc.
Trên thực tế, côn trùng sở hữu một hệ thống cảnh báo sớm đặc biệt và vô cùng hữu hiệu, giúp chúng tránh được những va chạm khi đang bay theo bầy với tốc độ cao. Thông qua các tính năng chính của hệ thống cảnh báo sớm mà loài châu chấusở hữu, các chuyên gia đã phát triển một hệ thống máy tính với các robot siêu nhạy, giúp tránh xảy ra va chạm giữa các xe hơi.
Châu chấu và hệ thông cảnh báo va chạm cho xe hơi.
Giáo sư Shigang Yue và Tiến sĩ Claire Rind của Đại học Lincoln cho biết, họ lấy cảm hứng từ bộ cảm biến sinh học của loài châu chấu để áp dụng vào thiết kế cảnh báo va chạm mới. Với các robot cảm biến được gắn trên xe hơi cùng bộ xử lý máy tính linh hoạt, mọi chướng ngại trên đường có nguy cơ va chạm đều được nhận diện và theo dõi nhằm đưa ra cảnh báo chính xác nhất cho các lái xe.
Tiến sĩ Rind khẳng định: "Đây không phải là cách tiếp cận thông thường vì nó không sử dụng tia hồng ngoại hay radar, giúp giảm thiểu đáng kể sự cồng kềnh của máy tính xử lý. Thay vào đó, nó được thiết kế dựa theo mô phỏng mắt châu chấuliên kết cùng các tế bào thần kinh để tạo thành một hệ thống tránh va chạm hữu hiệu".
Là một phần của dự án hợp tác mang tính quốc tế giữa các trường đại học danh tiếng của Mỹ, Đức và Trung Quốc, nghiên cứu mới góp phần tạo ra đột phá cho ngành công nghiệp chế tạo xe hơi. Sử dụng ứng dụng mới cho phép chiếc xe cải thiện hiệu suất cũng như hạn chế tối đa lỗi do con người gây ra trong quá trình điều khiển phương tiện, nhằm giảm thiểu đáng kể tai nạn.
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ thiết kế mới này có khả năng can thiệp vào việc điều khiển xe để tự động tránh tai nạn hay chỉ dừng lại ở mức cảnh báo.
HỒNG DUY
Theo Infonet
Đống phế liệu triệu "đô" Cái đống phế liệu đó dài 29 mét, được nối từ nhiều thùng xe và các phụ kiện xe khác nhau, tạo thành một chiếc limousine không đụng hàng. Chủ nhân là ông Antti Rahko, người sở hữu một tiệm mua bán xe, thế nên chiếc limousine của ông liên tục được thay đổi, "cơi nới" mà chẳng bao giờ được cho là...