Dùng công nghệ “sông trong ao”, nuôi bầy cá nhung nhúc gấp 10 lần
Với cách làm sáng tạo và không kém phần táo bạo, Hợp tác xã Thủy sản Hưng Phát (Hưng Yên) đã xây dựng được mô hình liên kết sản xuất – kinh doanh thủy sản hiệu quả, khẳng định hướng đi đúng đắn và vững bền.
Tiên phong nuôi cá công nghệ cao
Chúng tôi đến thôn Quang Xá, xã Quang Hưng (Phù Cừ, Hưng Yên), con đường bê tông nối trục đường quốc lộ ra khu sản xuất của HTX Hưng Phát mới được xây và rất sạch sẽ. Ấn tượng đầu tiên là một không gian mênh mông với hàng chục ao cá, được xây rất bài bản, kiên cố; những xã viên đang hối hả với công việc: Người kiểm tra từng ao cá, người vận hành các loại máy móc, người cho cá ăn, từng đàn dày đặc đua nhau đớp mồi…
Anh Lưu Văn Dũng và sản phẩm cá sạch của HTX. Ảnh: N.T
Để mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, hiện HTX đang đầu tư trên 10 tỷ đồng xây dựng dự án Nhà máy sơ chế cá thương phẩm. Đây sẽ là dấu mốc quan trọng, trong chiến lược phát triển bền vững, ổn định, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương.
Anh Lưu Văn Dũng – Giám đốc HTX cho biết: HTX Hưng Phát được thành lập vào tháng 8.2017 với 24 xã viên, chủ yếu là những người nhiều năm làm nghề nuôi cá trên địa bàn. Trước đây, do làm ăn manh mún, mạnh ai nấy làm nên đầu ra và giá cả bấp bênh, thu nhập không ổn định. Mặt khác, chất lượng cá nuôi không theo một quy chuẩn nào nên khó tìm được các thị trường tiêu thụ với số lượng lớn. Chúng tôi mạnh dạn liên kết để thành lập HTX, mục đích cùng nhau sản xuất, cùng nhau phát triển theo hướng bền vững.
Tuy mới thành lập nhưng HTX đã rất chú trọng ứng dụng công nghệ mới trong nuôi thủy sản, như: Đầu tư, cải tạo những chiếc ao kiểu mới, ứng dụng mô hình sông trong ao, xây bể trong ao…
Dẫn chúng tôi tham quan khu ao nuôi mới đầu tư của HTX, với mô hình nuôi cá sông trong ao, anh Dũng say sưa kể: Đây là phương pháp mới, đang được thử nghiệm, với sự hỗ trợ về vốn và công nghệ từ Chi cục Thủy sản tỉnh. Trong ao nuôi truyền thống, một chiếc bể hình chữ nhật được xây bằng bê tông, có kích thước rộng 5m, dài 20m và sâu 2m. Một đầu bể được lắp đặt hệ thống bơm nước, kết hợp sục không khí. Đầu còn lại sẽ được lắp lưới ngăn cá và hệ thống lắng phân cá cùng các chất thải khác, được hút ra ngoài theo định kỳ.
Video đang HOT
Diện tích bể tạo sông so với ao nuôi theo tỷ lệ 1/20; phần ao còn lại sẽ được thả các loại cá có đặc tính ăn tạp, tận dụng các loại chất thải dư thừa. Với cách nuôi này, nước ao được hệ thống máy bơm chuyên dụng bơm liên tục qua bể, biến thành con sông nhỏ chảy không ngừng, tăng lượng ôxy. Nhờ đó, cá được sống trong môi trường như nuôi trên lồng bè trên sông, nhưng không phải tiếp xúc với bùn và các tác nhân gây bệnh. Mật độ cá nuôi trong bể gấp 10 lần so với ao thông thường, nuôi được nhiều loại cá khác nhau, chủ yếu là cá đặc sản, giá trị cao. Cá phát triển nhanh và hoàn toàn sạch- anh Dũng chia sẻ.
Bám sát mục tiêu phát triển bền vững
Ông Vũ Văn Điệp – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hưng Yên cho biết: Để xây dựng mỗi sông cá kiểu này cần trung bình 200 triệu đồng, bước đầu HTX Hưng Phát được hỗ trợ đầu tư 2 bể nuôi theo phương pháp này. Mục tiêu là áp dụng quy trình nuôi thủy sản an toàn VietGAP vào tất cả các ao nuôi: Môi trường nước an toàn – thức ăn an toàn – không chất cấm – không tồn dư kháng sinh – con giống chất lượng cao.
Những xã viên của HTX Hưng Phát đã dốc sức đầu tư cho mô hình những mong dẫn đầu về công nghệ nuôi cá nước ngọt ở Hưng Yên. Đồng thời, sử dụng nguồn thức ăn của các hãng sản xuất uy tín, được kiểm định và chứng nhận an toàn cho người tiêu dùng. Mong muốn sản phẩm được ghi nhận xứng đáng và có hướng phát triển vững bền, do đó HTX luôn chú trọng sự uy tín trong các khâu sản xuất – kinh doanh – tiêu thụ.
Được biết, 100% cá thương phẩm của HTX Hưng Phát sẽ xuất bán tới siêu thị và các nhà hàng, bếp ăn tập thể theo hợp đồng hàng năm; giá bán ổn định và phù hợp với chất lượng sản phẩm. Mục tiêu lâu dài của HTX hướng đến là mọi người tiêu dùng đều có thể được sử dụng cá an toàn, được cung ứng với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chỉ tiêu chất lượng bảo đảm an toàn.
Ngoài ra, HTX Hưng Phát còn là địa chỉ cung cấp cá giống và các thiết bị nghề nuôi thủy sản uy tín cho thị trường trong cả nước. Hiện nay, tổng diện tích sản xuất của HTX là 45ha, trong đó 25ha nuôi cá giống; 20ha cá thương phẩm. Mỗi năm, xuất bán ra thị trường 200 đến 250 tấn cá giống; 200 triệu con cá bột và khoảng 150 tấn cá thương phẩm. Doanh thu năm 2017 đạt 20 tỷ đồng, tạo thu nhập ổn định cho các hộ xã viên.
Theo Dantri
Tránh nắng như thiêu đốt, nông dân ra đồng lúc nửa đêm
Thay vì làm việc vào ban ngày thì gần 1 tuần nay, nhiều người nông dân tại Hà Tĩnh lại tiến hành sản xuất vào ban đêm để tránh cái nắng cháy da cháy thịt.
Vừa tránh được cái nắng vừa đảm bảo kịp thời vụ nên người dân tiến hành sản xuất vào ban đêm
Gần 1 tuần nay, Hà Tĩnh không có mưa và nền nhiệt độ vào ban ngày luôn trên 40 độ C. Đây được xem là một trong những đợt nắng nóng nhất từ nhiều năm nay.
Để tránh cái nắng cháy da, cháy thịt, nhiều người nông dân ở Hà Tĩnh đã thay đổi phương án sản xuất theo kiểu "ngủ ngày cày đêm".
Cứ khoảng 19h tối khi mặt trời lặn thì cũng là lúc những người nông dân ra đồng cấy lúa.
Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Thạch Trung (TP Hà Tĩnh) chia sẻ, việc chuyển sang sản xuất về đêm cũng nhiều khó khăn nhưng lại tránh được nắng nóng.
Việc sản xuất vào ban đêm không làm xáo trộn cuộc sống của người dân
"Năm nay có thể nói là nắng nóng nhất từ nhiều năm trở lại đây. Buổi ngày đa phần người dân chúng tôi ở trong nhà. Để vừa tránh được cái nắng vừa đảm bảo kịp thời vụ nên chúng tôi tiến hành sản xuất vào ban đêm. Một là dậy từ 4h sáng ra đồng làm việc đến 7h sáng thì về. Buổi tối thì ra đồng từ 19h đến 23h đêm", chị Hoa nói.
Việc thay đổi thời gian lao động không những không ảnh hưởng đến mùa màng mà tạo thêm một không khí khá vui vẻ, thú vị.
"Về ban đêm nhiệt độ rất mát mẻ. Ngoài đồng có đông người cùng sản xuất nên khá thú vị", anh Trần Bá Huân (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) vui vẻ nói.
Ngoài giàn tưới tự động, những ngày vừa qua người trồng cây ăn trái, cây trên cạn ở Hà Tĩnh phải lắp thêm máy bơm để tăng cường tưới, bổ sung nước cho cây trồng
Cũng giống như ở miền xuôi, thì gần 1 tuần nay ở các vùng miền núi như huyện Hương Khê, Vũ Quang ...những người nông dân cũng đang phải gồng mình giải cứu cây trồng trước đợt nắng nóng này.
Nhiều diện tích cây trồng của người dân như chè, cam, bưởi... đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Hữu Thắng ở xã Hương Trà (huyện Hương Khê) lo lắng: "Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thêm vài ngày nữa thì nhiều cây trồng nhất là cây chè sẽ có nguy cơ bị chết".
"Ngoài hệ thống giàn tưới tự động, chúng tôi còn phải trang bị thêm máy bơm công suất lớn để chống hạn cho cây chè", anh Thắng cho biết thêm.
Ngày 5/7, trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Trí Hà, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt (Sở NN&PTNT Hà Tĩnh) cho biết đợt nắng nóng mấy ngày vừa qua đã khiến hơn 200 ha lúa chủ yếu ở các huyện Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Lộc Hà... bị thiếu nước cục bộ. Nhiều diện tích cây trồng, cây ăn trái ở các huyện Vũ Quang, Hương Khê... cũng bắt đầu bị héo.
"Trong thời điểm này người dân cần phải tận dụng các nguồn nước để bổ sung kịp thời cho các diện tích lúa. Còn đối với cây ăn trái và cây trồng cạn thì phải vun gốc và cũng phải tiến hành tưới để bổ sung nước", ông Hà nói.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Sếp Chi cục Thuế trả lại tiền thưởng "mượn" của nhân viên gần 2 năm Mặc dù không còn làm tại cơ quan cũ nhưng sau khi các cán bộ Chi cục Thuế huyện Tuy Đức làm đơn tố cáo, ông Phong đã phải trả lại toàn bộ 260 triệu đồng tiền thưởng "mượn" của các đồng nghiệp từ cuối năm 2016. Ông Nguyễn Hải Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Tuy Đức cho biết, ngày...