Dùng công cụ pháp lý bất thường điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ
Điều tra viên đặc biệt Robert Mueller đang sử dụng công cụ pháp lý không bình thường khi đưa ra một bản cáo trạng về việc Nga can thiệp bầu cử Mỹ song song với việc âm thầm thúc đẩy các hoạt động điều tra.
Công tố viên đặc biệt phụ trách cuộc điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ 2016 Robert Mueller ngày 21/6/2017. (Nguồn: EFE/ TTXVN)
Ông Mueller đã sử dụng cụm từ “bản cáo trạng nói” mà giới chuyên gia pháp lý diễn tả đó là một bản cáo trạng chứa đựng nhiều hơn các chi tiết, bằng chứng, lời buộc tội so với quy định pháp lý thông thường và các công tố viên có thể lựa chọn những thông tin trong đó để đưa vào nội dung của bản cáo trạng chính thức.
“Bản cáo trạng nói” của ông Mueller dài 29 trang, bao gồm những thông tin được đưa ra từ tháng trước về việc buộc tội hàng chục sỹ quan tình báo Nga thâm nhập qua mạng vào Ủy ban Bầu cử Quốc gia của đảng Dân chủ, đồng thời cung cấp thêm nhiều bằng chứng cụ thể hơn về các hoạt động thâm nhập đó.
Video đang HOT
“Bản cáo trạng nói” khẳng định các đối tượng người Nga lấy tên là “Guccifer 2.0″ để liên lạc với một nhân vật có mối quan hệ với các thành viên cấp cao trong nhóm tranh cử của ông Trump và trao cho các tài liệu đánh cắp được về đảng Dân chủ.
Do không thể bắt ép các đối tượng bị cáo buộc hiện diện tại tòa án Mỹ, “bản cáo trạng nói” này được coi là tài liệu pháp lý duy nhất tại tòa cho cáo buộc trên.
Dư luận Mỹ vẫn chưa rõ mục đích của ông Mueller sử dụng công cụ này nhưng các chuyên gia nhận định có thể ông Mueller muốn nói với công chúng nhiều hơn những thông tin được công bố chính thức trong cuộc điều tra của ông.
Đây cũng có thể là đòn cảnh cáo của ông Mueller đối với những quan chức Mỹ muốn hạ bệ ông./.
Theo vietnamplus
Tình báo Nga bị tố có kế hoạch trả đũa Hillary Clinton
Tình báo Mỹ năm ngoái nghe thấy đặc vụ Nga nói về kế hoạch phá hoại nỗ lực tranh cử của bà Clinton như một biện pháp trả đũa cựu ngoại trưởng Mỹ.
Bà Hillary Clinton thất bại trước Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Ảnh: The Hill
Một sĩ quan Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) hồi tháng 5/2016 đã khoe khoang về một kế hoạch nhắm vào nỗ lực tranh cử của bà Hillary Clinton, tờ Time hôm 18/5 dẫn lại lời các quan chức phản gián Mỹ.
Sĩ quan Nga này nói với một đồng nghiệp rằng GRU sẽ có các biện pháp phá hoại nhắm vào bà Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, như một hình thức trả đũa với những gì bà Clinton trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ đã làm trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2011.
Các quan chức tình báo cấp cao Mỹ nói điệp viên của họ đã ghi lại cuộc trao đổi của sĩ quan GRU này và gửi về trung tâm để phân tích. Một báo cáo chính thức dựa trên thông tin tình báo này sau đó được ban hành, nhưng không khiến giới tình báo Mỹ lúc đó chú ý.
Các quan chức tình báo Mỹ gần đây mới quan tâm đến báo cáo này, sau khi xuất hiện những cáo buộc cho rằng Nga đã tìm cách can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ. "Chúng tôi thực sự không hiểu bối cảnh của nó cho tới mãi sau này", một quan chức tình báo cấp cao Mỹ nói.
Ông Putin từng công khai cáo buộc bà Clinton thực hiện hoạt động chống lại Nga khi các cuộc biểu tình bùng phát ở hơn 70 thành phố của Nga hồi 2011. Lãnh đạo Nga cho rằng bà Clinton đã gửi tín hiệu tới người biểu tình và Bộ Ngoại giao Mỹ đã tích cực hoạt động khiến bất ổn gia tăng.
Trước việc Bộ Tư pháp Mỹ bổ nhiệm cựu giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Robert Mueller làm công tố viên đặc biệt, giám sát cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án quyết định này. Ông Trump cho biết việc này khiến nước Mỹ "bị tổn thương".
Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump cũng ví cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ giống như "cuộc săn phù thủy lớn nhất đối với một chính trị gia trong lịch sử". Cụm từ "săn phù thủy" mang hàm ý cố tình bới lông tìm vết để bôi nhọ đối thủ.
Khánh Lynh
Theo VNE
Ông Vladimir Putin yêu cầu Mỹ cung cấp bằng chứng can thiệp bầu cử Tổng thống Vladimir Putin nói rằng, Washington hãy gửi cho ông những bằng chứng chắc chắn rằng các công dân Nga đã can thiệp cuộc bầu cử Mỹ. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters. "Trước tiên tôi phải nhìn thấy những gì họ đã làm. Hãy cung cấp cho chúng tôi tài liệu, trao cho chúng tôi thông tin", Reuters dẫn lời...