Dùng cồn làm thí nghiệm tại nhà, nam sinh bị bỏng nặng
Nam sinh tự dùng cồn để đốt làm thí nghiệm tại nhà thì bị bén lửa lên người gây bỏng vùng ngực, bụng, đùi và 2 cánh tay.
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển (thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp nam sinh bị bỏng toàn thân do dung cồn làm thí nghiệm tại nhà.
Nam sinh được xác định tên P.H.T (SN 2006, trú tại phường Phương Đông, TP. Uông Bí) đã tự dùng cồn để đốt làm thí nghiệm tại nhà và bị bén lửa lên người gây bỏng vùng ngực, bụng, đùi và 2 cánh tay.
Bệnh nhân dùng cồn làm thí nghiệm thì bị bén lửa khiến toàn thân bị bỏng 39%.
T. được đưa đến bệnh viên cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, vật vã, sốt 37,8 độ, khát nước, môi khô, mắt trũng. Các vết bỏng vùng ngực, bụng, trước đùi 2 bên, cánh tay hai bên, vùng bìu, hậu môn bám bột đen dạng than hoạt tính khô.
Video đang HOT
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ chẩn đoán bị sốc bỏng do bỏng da độ I, II tổng diện tích khoảng 39% do cháy cồn, biến chứng suy thận cấp, hạ natri máu. Khi xảy ra vụ việc, gia đình không đưa bệnh nhân đến viện ngay mà tự đắp thuốc Đông Y tại nhà khiến tình trạng vết thương nặng thêm.
Hiện bệnh nhân đã được truyền dịch, huyết tương, điều trị kháng sinh giảm đau, vận mạch nâng huyết áp… Sau khoảng 12 giờ hồi sức, tình trạng của T. tạm ổn định và được chuyển Viện Bỏng Quốc gia tiếp tục điều trị./.
Căn bệnh diễn tiến cực nhanh và nguy hiểm do thói quen bia rượu
Các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực Nội - Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí vừa cấp cứu thành công một trường hợp người bệnh bị viêm tuỵ cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh hiếm gặp.
Người bệnh P.M.C. sinh năm 1964, địa chỉ tại Thị xã Quảng Yên vào viện do đau quặn bụng tại nhà đã 2 ngày, ăn uống, đi lại khó khăn. Người bệnh có tiền sử dùng rượu đã nhiều năm.
Người bệnh được nhập viện điều trị tại Khoa Nội tiêu hoá, tuy nhiên 2 tiếng sau nhập viện, người bệnh đột ngột biểu hiện sốc: mệt nhiều, đau bụng, thở nhanh nông, nổi vân tím toàn thân, vã mồ hôi, mạch nhanh 160 lần/phút, huyết áp tụt 60/40 mmHg.
Ngay lập tức người bệnh được hội chẩn liên chuyên khoa tiêu hoá và hồi sức xác định tình trạng sốc nhiễm khuẩn trên nền người bệnh viêm tuỵ cấp có biến chứng suy đa tạng. Xét nghiệm cho thấy Creatinin thận tăng 165.57mol/l, lactat máu 4.49 mmol/l, Pro BNP tăng hơn 9 lần lên 4.267 pg/ml (Chỉ số bình thường
Người bệnh nhanh chóng được hồi sức chống sốc, lọc máu cấp cứu. Trong quá trình lọc máu người bệnh vẫn tiếp tục diễn tiến nặng, huyết áp tiếp tục tụt 86/62 mmHg, mạch 114 lần/phút. Người bệnh tiếp tục được vận mạch, nâng huyết áp, điều trị tích cực.
Qua khai thác tiền sử, người bệnh có thói quen sử dụng rượu nhiều năm nay, trung bình mỗi ngày 500 ml rượu, lần đầu tiên người bệnh bị viêm tuỵ cấp.
Căn bệnh diễn tiến cực nhanh và nguy hiểm do thói quen bia rượu
Các bác sĩ cho biết, đây là một trường hợp viêm tụy cấp, sốc nhiễm khuẩn diễn biến nhanh rất ít gặp. Bởi sốc do nhiễm khuẩn nhu mô tụy nặng thường xảy ra ở tuần thứ 3 kể từ lúc bắt đầu có dấu hiệu viêm tuỵ.
Tuy nhiên trường hợp người bệnh C. đã diễn biến ngay ở ngày thứ 2. Rất may mắn sau 1 ngày được cấp cứu và điều trị tích cực tại bệnh viện, người bệnh đáp ứng tốt và qua cơn nguy kịch. Sức khoẻ người bệnh dần ổn định, mạch 82 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg, Creatinin 61 mol/l, lactat 1,66 mmol/. Người bệnh đã được chuyển khoa Nội tiêu hoá tiếp tục điều trị. Sau 10 ngày điều trị, sức khoẻ người bệnh ổn định và đã được ra viện vào ngày 23/10/2020.
Tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai mỗi ngày đều tiếp nhận các bệnh nhân viêm tụy cấp vào điều trị hoặc chuyển từ tuyến dưới lên.
GS Nguyễn Gia Bình - nguyên trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai cho biết những bệnh nhân viêm tụy cấp vào viện nếu trước đây nguyên nhân do sỏi mật thì đến nay chủ yếu là do rượu. Một số trường hợp viêm tụy cấp ở nữ giới do tăng triglicerid.
Ví dụ như trường hợp của anh N.V.L. 37 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc vào viện trong tình trạng cấp cứu nặng. Vợ anh L. cho biết trước đó anh đã ăn nhậu 2,3 đám cưới rồi lại hai ngày cuối tuần đi họp lớp. Kết quả, anh L. đau bụng, sốt, nôn ói. Khi đi viện bác sĩ chẩn đoán viêm tụy cấp. Nghe đến viêm tụy cấp, vợ anh L. xin chuyển tuyến và được đưa lên bệnh viện Bạch Mai. Lên tới nơi, bệnh nhân đã bị viêm tụy cấp thể hoại tử may mắn được phẫu thuật và hồi sức cấp cứu kịp thời. Sau 2 tuần cấp cứu, bệnh nhân mới tỉnh táo, tự nói chuyện.
Anh L. cho biết trước đây anh cũng không uống nhiều rượu nhưng 2,3 năm gần đây do đặc thù công việc nên 1 tuần uống rượu bia tới 2,3 lần.
Tại khoa Hồi sức tích cực, rất nhiều bệnh nhân viêm tụy cấp đều có tiền sử là dùng nhiều "tiên tửu". Có những bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng không thể cấp cứu bác sĩ đành trả về gia đình lo hậu sự.
Trước đây, tỉ lệ tử vong trong trường hợp này lên đến 90% do choáng, trụy tim mạch, suy thận nếu không được can thiệp kịp thời. Trong những ngày đầu, bệnh nhân tử vong thường do suy chức năng các cơ quan như tim, phổi, thận. Tử vong sau tuần đầu tiên thường do nhiễm trùng. Thật sự, nhiễm trùng thứ phát là nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất trong xuất huyết hoại tử. 10% may mắn còn sống sót phải đối diện với nhiều di chứng như suy kiệt, giảm cân, rò tụy...
Hiện nay, nhờ có các biện pháp hồi sức tích cực, lọc máu hiện đại tỷ lệ cấp tử vong đã giảm rất nhiều. Tuy nhiên, GS Bình cho rằng mọi người vẫn cần hạn chế sử dụng rượu bia. Nếu có thể, tốt nhất không sử dụng rượu, bia. Với những người có thói quen uống rượu bia cần hết sức cảnh giác với tình trạng viêm tuỵ cấp.
Cần chú ý đến những triệu chứng thường gặp như đau bụng thượng vị (không có ợ hơi, ợ chua vì đây là dấu hiệu của đau dạ dày) cần đến viện ngay.
Vì nếu tình trạng sốc diễn ra ngoài viện không được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tổn thương suy đa tạng khó phục hồi, nguy cơ để lại di chứng suy đa tạng như suy thận, suy thận mạn, suy tim, nang giả tuỵ... mà hậu quả nặng nề nhất là tử vong.
Quảng Ninh: Nam thanh niên nhập viện do mở bình rượu ngâm phát nổ Nam thanh niên bị đứt gần rời động mạch, tĩnh mạch đùi khi đang cố gắng mở bình rượu ổi đã ngâm được hơn 1 năm làm bình rượu phát nổ. Ngày 27/10, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển (TP Uông Bí, Quảng Ninh), cho biết đã cấp cứu anh N.V.K. (27 tuổi, quê Đông Triều) nhập viện trong tình trạng bị thương...