Dùng colchicin trị gout cấp tính, cẩn thận với ngộ độc thuốc
Colchicin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong các cơn gout cấp tính. Tuy nhiên, liều điều trị và liều gây độc của loại thuốc này rất hẹp, do đó, cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng…
Cách sử dụng colchicin đúng
Bệnh gout một căn bệnh trong đó nồng độ axit uric trong máu quá cao dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể urat ở khớp và mô, gây ra nhiều tổn thương khác nhau. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể nhìn thấy hạt tophi ở khớp.
Theo phân loại đau của Tổ chức Y tế Thế giới, cơn đau do bệnh gout gây ra có thể được đánh giá ở mức độ từ 3 đến 4, nghĩa là bệnh gout có thể gây ra những cơn đau dữ dội và dai dẳng mà không thể thuyên giảm, nếu không dùng thuốc.
Bệnh gout có thể gây ra các cơn đau dữ dội và dai dẳng.
Việc điều trị bệnh gout được chia thành điều trị tấn công ở giai đoạn cấp tính và giai đoạn thuyên giảm. Hai giai đoạn này có sự khác biệt rõ ràng về chế độ dùng thuốc. Trong cơn gout cấp tính, phương pháp điều trị là giảm đau, chống viêm, chủ yếu là dùng thuốc colchicin, thuốc chống viêm không steroid và glucocorticoid.
- Liều dùng : Colchicin thích hợp sử dụng với liều lượng thấp. Liều thông thường cho người lớn bị cơn gout cấp tính là 0,5-1 mg, uống 1-2 giờ một lần cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm. Nếu xảy ra tiêu chảy, nôn mửa và các phản ứng bất lợi khác về đường tiêu hóa, nên ngừng thuốc kịp thời. Không được dùng vượt quá 6 mg trong vòng 24 giờ.
- Thời điểm sử dụng: Dùng càng sớm càng tốt, hiệu quả sẽ giảm rõ rệt sau 36 giờ.
- Thuốc kết hợp: Nếu một loại thuốc duy nhất không thể kiểm soát hiệu quả các triệu chứng của cơn bệnh thì có thể sử dụng kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid.
- Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, những người bị tăng sản tủy xương thấp và những người bị rối loạn chức năng gan, thận.
- Tương tác thuốc: Colchicin tương tác với một số loại thuốc nhất định, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ khi dùng đồng thời các loại thuốc khác.
Video đang HOT
colchicin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong các cơn gout cấp tính.
Colchicin có tác dụng trong điều trị các cơn gout cấp tính, có thể nhanh chóng kiểm soát các phản ứng viêm như tấy đỏ cục bộ, nóng và đau ở khớp… Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức colchicin có thể gây độc tính cao, trong những trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.
2. Triệu chứng quá liều
colchicin
- Liều gây độc của colchicin là 10mg. Đặc điểm của quá liều sớm (đến 1 ngày sau khi dùng thuốc) bao gồm buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy. Trong trường hợp nặng, mất cân bằng điện giải và giảm thể tích máu có thể xảy ra, dẫn đến sốc.
- Lú lẫn, rối loạn nhịp tim, suy gan thận, sốt cao, ức chế tủy xương… có thể xảy ra sau 1 đến 7 ngày. Trường hợp nặng có thể xảy ra suy đa tạng, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hiện tại không có thuốc giải độc đặc hiệu cho ngộ độc colchicin và không thể loại bỏ thuốc bằng phương pháp chạy thận nhân tạo. Nếu ngộ độc xảy ra, cần can thiệp bằng cách gây nôn, rửa dạ dày hoặc sử dụng than hoạt tính.
Uống nước lá vối tươi hay vối khô tốt hơn?
Nước lá vối là thức uống tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích, vậy nhưng uống nước lá vối tươi hay vối khô tốt hơn?
Lá vối thường được dùng như một loại nước uống hàng ngày, nhưng nhiều người thắc mắc liệu uống nước lá vối tươi hay vối khô tốt hơn?
Uống nước vối có tác dụng gì?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, dù được người dân sử dụng nhiều từ xưa đến nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ tường tận cây vối có tác dụng gì. Những lợi ích mà cây vối mang lại cho sức khỏe con người là:
Hỗ trợ điều trị tiêu hóa
Thành phần Tanin trong cây vối có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, nước lá vối còn có khả năng kích thích dạ dày tiết dịch để tiêu hóa thức ăn, giảm đầy bụng, chướng hơi.
Hỗ trợ điều trị bệnh gout
Lá và nụ vối tác dụng kích thích tiêu hóa các loại thức ăn nhiều giàu mỡ, lợi tiểu, tăng cường đào thải acid uric nhờ đó giảm nguy cơ mắc bệnh gout.
Giảm mỡ máu
Thành phần cây vối có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là giàu beta-sitosterol giúp điều hòa quá trình chuyển hóa cholesterol trong máu. Nhờ đó ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.
Chữa lở loét, bệnh ngoài da
Nhiều người thường hãm lá hoặc nụ vối uống nhưng ít ai biết rằng nước vối sau khi nấu đem tắm gội hoặc ngâm, rửa có thể chữa các bệnh về da, chốc đầu hay vết lở loét nhờ thành phần Tanin giúp kháng khuẩn, chống viêm, làm dịu các kích thích trên da.
Uống nước lá vối tươi hay vối khô tốt hơn là băn khoăn của nhiều người.
Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng
Nước cây vối có tác dụng giảm các cơn đau bụng, khó chịu do viêm đai trạng mạn tính nhờ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và khả năng kháng viêm từ tinh dầu. Bạn có thể nấu hoặc hãm nước lá hay nụ vối uống mỗi ngày.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Nụ vối có nhiều Flavonoid giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, hạn chế biến chứng có thể xảy ra. Việc uống nước nụ vối thường xuyên giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu đồng thời bảo vệ tế bào beta tuyến tụy khỏi các tổn thương.
Giải khát
Nước lá vối có khả năng đào thải chậm hơn nước lọc trong khi thành phần có nhiều dưỡng chất, vitamin... giúp thanh lọc, giải độc đồng thời tăng khả năng bài tiết độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, việc sử dụng nước cây vối sẽ ngăn ngừa tình trạng mất nước, giảm tình trạng khát nước, đặc biệt là vào những ngày hè nắng nóng.
Hỗ trợ trị bỏng
Vỏ cây vối có thể dùng để điều trị bỏng, giảm đau, giảm phồng rộp đồng thời hạn chế tình trạng tiết dịch và chống nhiễm trùng. Sau khi cạo bỏ phần vỏ khô bên ngoài thì giã nát vỏ vối rồi hòa với một ít nước sôi để nguội. Lấy phần nước thoa đều lên vùng bị bỏng, để thoáng và khô tự nhiên.
Hỗ trợ chữa viêm gan
Rễ cây vối cũng được nhiều người sử dụng để chữa viêm gan, cải thiện tình trạng vàng da. Dùng khoảng 200g rễ vối sắc nước uống mỗi ngày sẽ giúp các tế bào gan được bảo vệ trước các tác nhân gây hại.
Uống nước lá vối tươi hay lá vối khô tốt hơn?
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS Vũ Duy Thành cho biết, sử dụng lá vối khô sẽ tốt hơn vì trong lá vối tươi thường chứa lượng chất kháng khuẩn nhiều hơn. Hơn nữa, nếu sử dụng kéo dài lá vối tươi có thể ảnh hưởng đến lượng vi khuẩn có lợi trong cơ thể, hao huyết.
Ngoài ra, bác sĩ Thành còn cho biết, để nhận được hết tác dụng tuyệt vời của lá vối bạn cần lưu ý những điều sau khi uống nước lá vối:
- Không uống nước vối khi đói, vì lá vối tác dụng kích thích tiêu hóa, làm tăng nhu động ruột do đó, uống khi đói sẽ khiến bụng cồn cào khó chịu.
- Nên chia ra nhiều lần uống trong ngày, không uống nhiều nước vối một lúc.
- Không uống sau ăn vì có thể ảnh hưởng quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
- Không dùng cho người có thể trạng gầy yếu suy nhược.
- Không nên dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi do hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, phụ nữ có thai không nên dùng nước vối quá nhiều, quá đặc ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bài tiết.
- Chọn lá vối có chất lượng tốt, sạch sẽ, không bị phun thuốc trừ sâu, có chứa thành phần chất bảo quản có hại cho cơ thể.
- Những người đang điều trị bệnh, sử dụng thuốc tây y, thuốc nam không nên uống nước lá vối, vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc đang sử dụng. Nếu muốn sử dụng lá vối làm nước uống, cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nguy cơ bùng phát viêm loét đại tràng dịp lễ Tết và cách giảm đau nhanh Bệnh viêm loét đại tràng có thể "bùng phát" vào dịp lễ Tết do nhiều nguyên nhân. Bệnh viêm loét đại tràng là tình trạng bệnh tiêu hóa mãn tính xảy ra khi niêm mạc ruột già hay còn được gọi là đại tràng bị viêm, kích ứng và loét dẫn tới viêm ruột. Bệnh nhân bị viêm loét đại tràng thường có...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Giải trình tự gen giúp tối ưu hóa điều trị ung thư

5 hành động đơn giản để gan thải độc tự nhiên

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Chế độ ăn nào có lợi cho người mắc hội chứng Sudeck?

Những căn bệnh có thể lây truyền từ chó, mèo

Xử lý triệt để các ổ dịch sốt xuất huyết ngay từ khi xuất hiện

Ba ngày giành giật sự sống cho người đàn ông ngộ độc Methanol

Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất

Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong hồi sức cấp cứu

Nếu bạn cứ ngủ trưa như thế này, nguy hại tim mạch cận kề

Ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày thì 'chuẩn bài'?

7 tác động bất ngờ đến cơ thể khi bỏ ăn đường đột ngột và cách đối phó
Có thể bạn quan tâm

Sooyoung (SNSD) góp mặt trong bom tấn Hollywood 'John Wick'
Hậu trường phim
21:24:47 26/04/2025
Quan chức Mỹ thông báo kết quả cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Zelensky ở Rome
Thế giới
21:24:37 26/04/2025
Lâm Vỹ Dạ làm điều đặc biệt cho người vợ chật vật nuôi con khi chồng mất
Tv show
21:19:51 26/04/2025
Tố My: Không đặt nặng chuyện giữ tên tuổi, chỉ muốn làm nghề tử tế
Nhạc việt
21:17:12 26/04/2025
Ô tô đầu kéo cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Tin nổi bật
20:52:20 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt
Đồ 2-tek
20:39:53 26/04/2025
Tóm gọn Trần Nghiên Hy hẹn hò trai lạ sau 2 tháng ly hôn "sốc đến không thể nói", nhưng sao trông quen quen?
Sao châu á
20:29:37 26/04/2025
30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!
Nhạc quốc tế
20:17:10 26/04/2025
Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"
Netizen
20:11:17 26/04/2025