Đừng coi thường sưng tấy do nắng nóng hay da khô nứt nẻ vì giá lạnh, thời tiết có thể gây ra những tác hại đáng sợ thế này với cơ thể
Tuy có những tác động không đủ lớn để gây hại cho tính mạng nhưng điều kiện thời tiết cũng khiến nhiều người gặp cảm giác khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.
Theo các nhà tâm lý học, thời tiết thực sự có ảnh hưởng rất lớn tới bộ não và cơ thể của chúng ta. Theo đó, nếu thời tiết âm u sẽ thúc đẩy bộ não tập trung và suy nghĩ về những điều sâu xa và trái ngược lại, nếu vào một ngày đẹp trời thì tâm trạng của chúng ta cũng cảm thấy vui vẻ hơn. Nhưng dù tốt hay xấu thì chúng ta không thể xem nhẹ sự ảnh hưởng của thời tiết lên cơ thể, dưới đây là một số trường hợp thời tiết gây ra tác động xấu lên cơ thể:
1. Tay chân của bạn có thể bị sưng phù
Vào những ngày có thời tiết cực kỳ nóng ẩm, cơ thể của bạn sẽ gặp vấn đề trong việc hạ nhiệt và làm mát cơ thể. Thông thường, việc tiết mồ hôi sẽ giúp cơ thể được làm mát nhưng trong điều kiện nhiệt độ cao, mồ hôi không thể bốc hơi được nên những dòng máu ấm sẽ tập trung lại bên dưới các chi và khiến chúng bị sưng phù.
Cách giải quyết cho vấn đề này là sử dụng các thiết bị làm mát. Sau vài ngày, cơ thể của bạn sẽ quen với điều kiện này và tình trạng sưng phù sẽ nhanh chóng chấm dứt.
2. Bạn sẽ có nguy cơ cao bị đột quỵ
Điều kiện thời tiết cực đoan sẽ khiến trái tim của bạn bị quá tải. Ví dụ khi nhiệt độ giảm xuống, tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để giữ cho cơ thể luôn ấm áp, chính điều này đã khiến các mạch máu bị thắt lại, giảm lượng oxy đưa vào tim. Tình trạng này có thể dẫn tới cơn đột quỵ. Vì thế hãy cố gắng đừng ép trái tim hoạt động quá sức.
3. Da của bạn sẽ phải khó chịu
Trong điều kiện thời tiết lạnh, không khí trở nên thiếu ẩm và khiến da có thể bị khô, nứt nẻ, gây ngứa. Thỉnh thoảng, một số trường hợp còn có thể xảy ra eczema, viêm da. Ngoài ra, gió mạnh cũng có thể làm giảm lớp bảo vệ da, gây ra xuất huyết. Lời khuyên là nên thường xuyên cấp ẩm bằng các sản phẩm chăm sóc da, tránh tắm nước nóng quá lâu.
4. Bộ móng và tóc của bạn sẽ bị yếu đi
Vào màu đông, tóc và móng sẽ phải gặp tình trạng giống với da. Các mạch máu bị co hẹp lại và nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cũng như oxy bị suy giảm. Dĩ nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng tới tóc và móng rất nhiều, chúng sẽ bị khô, giòn hơn khiến cho những nơi này rất dễ bị tổn thương.
Video đang HOT
Hãy liên tục cấp ẩm cùng dưỡng chất cho tóc và tránh việc tắm nước nóng quá lâu
5. Cơn đau khớp có thể sẽ xuất hiện
Khi giông bão kéo về, có nhiều người sẽ cảm thấy đau nhức ở các khớp. Đó chính là biểu hiện của sự sụt giảm áp suất trong không khí, gây ra sự nhức mỏi cho khớp, đặc biệt là đối với những người mắc chứng viêm khớp. Chất dịch bên trong các khớp sẽ trở nên đặc hơn trong nhiệt độ thấp khiến xương trở nên cứng hơn. Ngoài ra, thời tiết lạnh cũng làm căng cơ khi máu di chuyển từ chân tay đến các cơ quan trung tâm để giữ ấm cho chúng.
Vì thế hãy luôn giữ ấm cho cơ thể, như vậy máu sẽ được thúc đẩy làm tăng sức chịu đựng cơn đau, giúp cơ bắp bớt căng cứng
6. Cơn dị ứng của bạn sẽ có thể trở nên tệ hơn
Thời tiết cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn tới những cơn dị ứng theo mùa. Ví dụ vào ngày gió thì đôi mắt sẽ bị chảy nước, hoặc sổ mũi trong ngày mưa. Đặc biệt là đối với dị ứng phấn hoa thì hệ miễn dịch sẽ kích hoạt trạng thái phòng thủ với các biểu hiện như ngứa, hắt xì và sổ mũi. Tuy các triệu chứng kể trên không gây nguy hiểm nhưng nó thực sự khiến nhiều người phải khó chịu. Vì thế hãy luôn biết được tình trạng của mình để trang bị môi trường xung quanh tác động mỗi khi trái gió trở trời.
7. Thiếu vitamin D cũng được xem là ảnh hưởng của thời tiết
Nếu bạn chưa biết thì một trong những nguồn cung cấp vitamin D chính cho chúng ta là ánh nắng mặt trời. Vào mùa lạnh, ngày ngắn hơn đêm và người ta thường ở trong nhà nhiều hơn, dẫn tới việc không đủ hấp thụ ánh nắng mặt trời cần thiết và gây suy giảm vitamin D. Hậu quả của việc này là huyết áp tăng cao, cơ bắp không được khỏe, stress và nhạy cảm hơn với nỗi đau.
Nếu không thể bổ sung vitamin D bằng ánh nắng thì hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin D như lòng đỏ trứng gà, nấm…
8. Dĩ nhiên tâm trạng của bạn cũng sẽ gặp ảnh hưởng
Vào mùa đông, trời ít nắng và âm u, bạn có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán chường. Việc thiếu năng lượng và mỏi mệt như vậy là biểu hiện của chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Đặc biệt là trong suốt mùa lạnh, khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D từ ánh sáng mặt trời, điều này khiến lượng serotonin trong não bị giảm đi và bạn sẽ cảm thấy không vui, uể oải cũng như buồn ngủ.
9. Chứng đau đầu cũng sẽ “ghé thăm” thường xuyên hơn
Như đã nói vào mùa lạnh thì các mạch máu sẽ bị co hẹp lại, làm giảm đi sự tuần hoàn của máu. Việc thiếu máu lên não sẽ gây ra chứng đau đầu. Nếu bạn có tiểu sử mắc chứng đau nửa đầu thì bất cứ sự thay đổi thời tiết nào cũng sẽ như là một thảm họa đối với bạn. Các hiện tượng như gió mạnh, nhiệt độ giảm sâu, ánh nắng quá gắt, hanh khô… đều có tác động xấu đến cơ thể.
10. Với những người mắc hen suyễn, điều kiện thời tiết giống như một cực hình
Bất kỳ thay đổi nào trong không khí do thời tiết gây ra cũng để khiến cơn hen suyễn dễ bùng phát. Trời nóng, ẩm cao gây ra khó thở trong khi thời tiết lạnh, khô làm hệ hô hấp bị mất nước, gây sưng tấy và cản trở đường lưu thông của không khí. Chưa hết, thời tiết ẩm cũng tạo điều kiện cho ẩm mốc phát triển trong không khí.
Dị ứng thời tiết không thể điều trị dứt điểm
Dị ứng thời tiết là bệnh lý thường gặp hiện nay. Phóng viên Trung tâm Truyền thông Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ chuyên khoa I Hà Thị Quế, Trưởng khoa Da liễu và Phòng chống mù lòa (CDC tỉnh) để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này.
- Xin bác sĩ cho biết về nguyên nhân gây bệnh dị ứng thời tiết?
Cơ thể người thích nghi tốt nhất với nhiệt độ khoảng từ 20-30 độ C, trung bình khoảng 25 độ. Nguyên nhân chính dẫn đến dị ứng thời tiết do thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh, hoặc độ ẩm đột ngột làm rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể.
Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh kiểm tra bệnh về da cho bệnh nhân.
Làn da là nơi đáp ứng đầu tiên khi thời tiết thay đổi đột ngột. Da trở nên ẩm ướt do tiết nhiều mồ hôi vào những ngày nắng nóng, hoặc thô ráp do chất sừng bị mất nước vào những ngày trời lạnh đều là những biến đổi khiến các protein trong cơ thể trở thành "chất lạ" với cơ thể; điều này khiến cơ thể phản ứng lại bằng các tình trạng phù, ngứa, nổi mẩn, mề đay, xung huyết. Quá trình này được gọi là dị ứng thời tiết.
- Vậy dị ứng thời tiết thường có biểu hiện gì, thưa bác sĩ?
Dị ứng thời tiết thường có biểu hiện trên da và trên đường hô hấp. Ta thường gặp các hình thái:
Phát ban: Ban xuất hiện trên bề mặt da với những mẩn đỏ, nhất là ở vùng tay, chân, mặt... nói chung ở vùng da hở. Những ban này làm cho người bệnh có cảm giác ngứa, khó chịu, dẫn đến động tác gãi làm cho những nốt mẩn đỏ này lan rộng hơn thành từng đám nổi khắp bề mặt da.
Nổi mề đay cấp tính là triệu chứng đặc trưng của dị ứng thời tiết. Mề đay khắp cơ thể một cách đột ngột khiến cơ thể rơi vào trạng thái khó thở, tụt huyết áp nhanh, sốc phản vệ và có thể dẫn đến tử vong.
Chàm bội nhiễm: Thường xuất hiện ở những trẻ hoặc người bệnh đang có diễn biến của viêm da cơ địa. Khi gặp thay đổi thời tiết nóng hoặc lạnh, đặc biệt là trời hanh, lạnh, tại các tổn thương cũ sẽ có dấu hiệu dị ứng, nổi mẩn đỏ có thể kèm mụn nước li ti, chảy dịch vàng, có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt.
Các ban mề đay khi bị dị ứng thời tiết.
Người có cơ địa dị ứng thời tiết còn thường có triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bệnh nhân cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa ngáy vùng mũi, mắt, khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung...
Bên cạnh đó, có những trường hợp mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc chuyển mùa, thường thấy ho, khò khè, đôi khi khó thở. Những trường hợp này cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để kiểm soát bệnh ổn định, tránh chuyển nặng gây đe dọa tính mạng.
Đối tượng nguy cơ của bệnh dị ứng thời tiết là những cá thể có cơ địa dị ứng từ trước như dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, phấn hoa... hoặc những người mắc các bệnh như viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...
- Bệnh có thể điều trị dứt điểm được không, thưa bác sĩ?
Dị ứng thời tiết là bệnh thường xuyên tái phát, vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của từng người. Đối với người bị dị ứng thời tiết, chỉ có giải pháp điều trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với yếu tố thời tiết bất lợi. Dị ứng thời tiết chủ yếu được điều trị nội khoa bằng thuốc. Tùy vào mức độ biểu hiện bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp.
Để phòng ngừa bệnh, cách tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, tuyệt đối không hút thuốc lá hoặc đồ uống có cồn để tránh tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng. Duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, giữ ấm khi trời lạnh và làm mát khi trời nóng, đặc biệt lưu ý vào những thời điểm giao mùa. Mang những loại quần áo mỏng nhẹ, mềm mại và dễ thấm mồ hôi, nhằm giúp cho da hạn chế bị cọ xát và dị ứng không thể lan rộng khắp cơ thể. Đeo khẩu trang khi ra đường. Hạn chế tiếp xúc với những loại động vật.
Ăn đủ chất dinh dưỡng, nhiều trái cây, rau xanh; uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, uống bổ sung nước ép trái cây cung cấp nhiều vitamin, tập thể dục thể thao thường xuyên... giúp tăng cường hệ miễn dịch, cơ thể mạnh khỏe để chống lại các bệnh dị ứng.
Nên dự trữ sẵn một số thuốc chống dị ứng thời tiết để uống thuốc ngay khi có biểu hiện nhẹ. Khi da có dấu hiệu dị ứng mẩn ngứa, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ những nơi bị dị ứng và đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường. Tránh gãi hoặc ma sát mạnh trên da vì dễ dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm da.
Khi xuất hiện các biểu hiện nặng như mề đay hoặc các triệu chứng không thuyên giảm, người bệnh không được tự ý điều trị mà phải đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
- Xin cám ơn bác sĩ!
Thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả Thời tiết thay đổi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến virus, vi khuẩn dễ tấn công gây ra bệnh cúm mùa. Một số thực phẩm quen thuộc có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe, ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả. Ca trich rât giau axit beo omega3 giup lam giam nguy cơ virus tân công...