Đừng coi thường những cơn đau ở ngựcc phụ nữ
Mỗi người trong chúng ta đều có thể đối mặt với tình trạng đau ở ngực. Tuy nhiên việc xác định đó là biểu hiện của bệnh gì là điều không dễ dàng.
Chính vì vậy, nếu có biểu hiện đau tức ngực thường xuyên, kéo dài bạn cần đi khám để tìm ra được nguyên nhân và phát hiện sớm bệnh.
Đau ngực tiềm ẩn những nguy hiểm
Chị Hương 47 tuổi (Nga Sơn- Thanh Hóa) cho biết sức khỏe của mình trước đây bình thường. Nhưng thời gian gần đây thỉnh thoảng chị có biểu hiện của việc đau ngực, rồi những cơn đau lan tỏa trước và sau ngực kiến chị rất mệt mỏi, nhất là những lúc làm việc nặng nhọc. Vì điều kiện kinh tế nên chị không đi khám ngay chỉ mua thuốc uống. Sau thời gian uống thuốc, những cơn đau ngực không thuyên giảm, lo sợ có chuyện không hay chị đã đi khám, bác sĩ kết luận chị bị ảnh hưởng của bệnh động mạch vành.
Theo ThS.BS Lê Thị Phương Huệ, BV Thanh Nhàn, thì bệnh đau ngực có rất nhiều nguyên nhân ai cũng có thể mắc. Nhất đối với những người bị huyết cao, mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, hút thuốc lá, viêm nhiễm, stress đều có thể gây ra xơ vữa động mạch vành hẹp lại, co thắt và gây đau ở ngực. Chỗ đau thường là sau xương ức, vùng trước ngực, sau ngực. Đau như bị nén, ngột ngạt, đau thắt, mức độ nặng nhẹ khác nhau. Vị trí đau lan ra sau lưng, cánh tay trái, cổ, răng. Nguyên nhân phát tác có thể do lao động mệt nhọc, ăn no, vận động, tinh thần bị kích động.
Nhưng với trường hợp anh Niệm (Hà Nam) làm công nhân xây dựng là người có thâm niên nghiện thuốc lá 15 năm nay, lại làm việc trong môi trường khắc nghiệt càng khiến sức khỏe anh yếu dần. Thời gian gần đây thời tiết ẩm ướt khiến bệnh viêm phổi của anh tái phát với đợt sốt cao, ho, kèm theo những cơn đau ngực thường xuyên mà trước đây anh không mắc. Thấy sức khỏe bất ổn anh đi khám được bác sĩ chuẩn đoán anh do bị viêm phổi nguyên nhân gây ra đau tức vùng ngực mỗi khi ho.
Bác sĩ chia sẻ thêm những người bị viêm phổi như trường hợp anh Niệm có thể do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus có sốt, ho, khạc đờm, đau ngực. Bên cạnh đó, đau thắt ngực còn có thể do viêm màng phổi. Nếu chúng ta ho mạnh hoặc thở sâu thì càng xuất hiện những cơn đau ngực hơn.
Mỗi người trong chúng ta đều có thể đối mặt với tình trạng đau ở ngực. Ảnh minh họa
Cần kiểm tra khi thấy đau ngực
Video đang HOT
Bác sĩ Huệ chia sẻ dấu hiệu nhận biết triệu chứng các cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở vùng ngực trái, phía sau xương ức. Người bệnh có cảm giác nặng ngực hoặc như bị bóp chặt lồng ngực. Cơn đau có thể lan lên vai trái, lên càm hoặc chuyển xuống mặt trong cánh tay trái. Đôi khi, người bệnh có cảm giác như bị ngộp thở, mặt tím tái, người vả mồ hôi. Cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến 10-15 phút.
Người bệnh sẽ trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi, khi điều hoà được cảm xúc hoặc sau khi đã dùng thuốc. Ngược lại, nếu tần suất cơn đau xảy ra thường, xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc cơn đau không thuyên giảm khi đã dùng thuốc, những trường hợp nầy cần phải nghỉ đến nguy cơ có thể dẫn đến các bệnh vệ tim.
Đối với những bệnh nhân tuổi càng cao càng có nhiều nguy cơ bị bệnh động mạch vành.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh động mạch vàng như gia đình có tiền sử bố mẹ, ông bà hay anh chị bị các bệnh liên quan đến tim mạch, do hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh, không chỉ tác động đến các bệnh tim mạch mà còn liên quan một số bệnh khác như ung thư phổi, ung thư vòm họng… Hút thuốc lá làm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành tăng lên gấp 2 lần. Mắc các bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid, viêm phổi… Uống quá nhiều rượu, bia cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra thiếu mạn tính cục bộ ở cơ tim, làm xuất hiện những cơn đau ngực.
Tuy nhiên để phòng tránh các bệnh liên quan đến đau ngực chúng ta cần thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc lá là yêu cầu quan trọng. Xây dựng một lối sống thanh thản, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, nhất là tình trạng stress. Cần phải tập thể dục thể thao cách điều độ và thường xuyên.
Trong ăn uống người bệnh cần hạn chế tối đa ăn mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh, trái cây, ăn ít đường, bơ, phomát, không nên ăn mặn, những món dưa, cà… càng hạn chế.
Đặc biệt, không nên ăn với các món phủ tạng động vật, nhiều người cho rằng “ăn gì bổ nấy” nên mắc bệnh tim mạch rồi lại hay ăn tim động vật, điều này chẳng những không bổ dưỡng cho tim mà còn làm gia tăng những yếu tố nguy hiểm cho tim, đó chính là sự gia tăng của cholesterol có hại. Không nên uống nhiều rượu, bia và những chất kích thích khác.
Đối với những người đã có cơn đau thắt ngực ổn định, tất cả những yêu cầu trên càng cần phải kiêng và thực hiện triệt để. Đồng thời cần phát hiện và điều trị những bệnh liên quan đến bệnh mạch vành như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, béo phì – thừa cân.
Khi cơn đau xảy ra, người bệnh nên ngồi xuống tại một nơi có chỗ tựa. Ngồi trên mặt đất, trên giường, trên phản hoặc trên ghế nơi gần nhất và có chỗ tựa lưng và đầu để dễ thư giãn.
Ngoài ra, khi có dấu hiệu của các bệnh liên quan đến đau ngực người bệnh cần phải kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Theo VNE
Những lưu ý chị em cần biết để chăm sóc sức khỏe trong mùa hè
Bên cạnh việc chăm sóc ngoại hình, gia đình, sự nghiệp, sức khỏe của người khác, chị em đừng quên chăm sóc sức khỏe cho chính mình.
Rất nhiều phụ nữ đã vô tình bỏ qua điều này. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích về chăm sóc sức khỏe phụ nữ tốt nhất.
1. Không giao hợp trong thời kì kinh nguyệt
Mặc dù quan hệ khi đang có kinh sẽ giúp bạn có tỉ lệ thụ thai thấp hơn nhưng bạn vẫn nên tránh điều này trong mùa hè vì nó sẽ làm cho khả năng bị viêm nhiễm cao hơn so với mùa đông. Tại thời điểm này, sự cân bằng acid và alkalin trong âm đạo bị thay đổi và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và lây lan. Đặc biệt, vào mùa hè, "vùng kín" thường nóng ẩm nên sẽ càng tăng sự mất cân bằng trong môi trường acid nên sẽ càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Ảnh minh họa
2. Thường xuyên kiểm tra cổ tử cung
Phụ nữ nên thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung hoặc xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung một cách thường xuyên. Những xét nghiệm này giúp kiểm tra sức khỏe của tế bào cổ tử cung và phát hiện khả năng ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung sử dụng các tế bào nằm trên đoạn dẫn tới âm đạo. Thực hiện sàng lọc có thể giúp phát hiện các tế bào bất thường ở một số phụ nữ.
Việc kiểm tra cổ tử cung cần được thực hiện theo định kì chứ không được tránh trong mùa hè.
3. Mặc đồ lót cotton và chọn bột giặt thích hợp
Mặc đồ lót cotton và sử dụng các loại bột giặt đặc hiệu để giặt đồ lót sẽ giúp giảm nguy cơ viêm âm đạo. Hãy tránh sử dụng các loại xà phòng thơm và chất khử mùi ở khu vực nhạy cảm vì nó có thể gây khó chịu, thậm chí là viêm nhiễm.
Việc sử dụng quần lót cotton hoặc thoáng khí là vô cùng cần thiết trong mùa hè vì nó sẽ giúp "vùng kín" khô thoáng hơn, tránh ẩm ướt để cho vi khuẩn sinh sôi.
Ảnh minh họa
4. Vệ sinh vùng kín thường xuyên
Chúng ta thường đầu tư khá nhiều vào tất cả các loại sản phẩm sữa rửa mặt, sữa tắm nhưng lại có xu hướng quên mất rằng khu vực âm đạo cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát. Có một số loại xà phòng và kem đặc biệt dành cho vùng kín. Sử dụng loại xà phòng nhẹ và hỗn hợp nước cũng có tác dụng.
Cũng giống như việc lựa chọn quần lót, việc vệ sinh "vùng kín" hàng ngày hoặc những lúc cần thiết trong ngày (đặc biệt trong những ngày có kinh nguyệt) là để giữ cho "vùng kín" sạch sẽ, giảm thiểu nguy cơ mất cân bằng và vi khuẩn xấu tăng nhanh.
5. Tránh nhiễm trùng đường tiết niệu
Hãy tránh các nhà vệ sinh công cộng càng xa càng tốt vì chúng chứa nhiều mầm bệnh nhiễm trùng và virus. Một trong những nhiễm trùng phụ nữ thường mắc phải nhất là nhiễm trùng đường niệu, làm suy yếu đường sinh dục-niệu và gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng âm đạo. Cách đơn giản nhất để tránh nhiễm trùng đường niệu là uống nước thường xuyên. Bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau khi giao hợp.
Mùa hè, do uống nhiều nước nên bạn có nhu cầu đi vệ sinh nhiều hơn, vì vậy, bạn càng cần chú ý vệ sinh trong những lúc như vậy để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.
Theo VNE
Đừng coi thường mụn rộp sinh dục trong mùa hè Nếu bệnh mụn rộp sinh dục không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ để lại các biến chứng và hậu quả khôn lường. Thời gian này em thấy có biểu hiện lạ xuất hiện ở "vùng kín". Có nhiều mụn nước xuất hiện cùng một chỗ khiến em vô cùng ngứa và khó chịu. Em đi khám thì biết đó...