Đừng coi bia rượu như ma túy
Nhiều đại biểu đã cho rằng không nên coi bia rượu độc hại như ma túy và tăng thuế quá cao, bởi mặt trái của các quy định này sẽ làm cho bia rượu lậu “hoành hành”.
Tại buổi tọa đàm về Đề xuất xây dựng Dự án Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, các đại biểu cho rằng, đừng coi bia rượu như ma túy
Tại buổi Tọa đàm về đề xuất xây dựng Dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia do Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức sáng 9.5, nhiều đại biểu đã đưa ra các lý lẽ “minh oan” cho bia, rượu.
PGS. TS Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam cho biết: Bia rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện; Việt Nam đang có đầy đủ quy định về Luật đối với bia, rượu nên cần cân nhắc khi đưa Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia.
Ông Việt cũng cho biết, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2014 thì Việt Nam sử dụng các đồ uống có cồn tính theo độ tuổi tuyệt đối trên đầu người từ 15 tuổi trở lên là 6,6 lít/người/năm, đứng thứ 94/194 các nước thành viên WHO và đứng thứ 11 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và ở mức dưới trung bình của các nước trên toàn thế giới.
Theo VBA, cả nước hiện có khoảng 100 cơ sở sản xuất bia quy mô công nghiệp, năm 2012 đã có 78 cơ sở sản xuất bia có sản lượng trên 10 lít/năm. Năm 2014 sản lượng bia đạt 2.948 triệu lít.
Video đang HOT
Năm 2010, sản lượng rượu công nghiệp đạt 80 triệu lít, sản lượng rượu thủ công sản xuất nhằm mục đích kinh doanh được cấp phép là 32 triệu lít. Đáng lưu ý, theo ước tính hiện nay vẫn còn khoảng hơn 230 – 280 triệu lít rượu thủ công chưa quản lý được.
Luật sư Trương Minh Đức (Công ty Luật Basico) cho biết rượu bia là thực phẩm, là giải khát, là thức uống. Tác hại cũng có mà mặt lợi cũng có nên nếu ban hành Luật phòng chống tác hại của rượu bia thì xem chừng coi rượu bia ngang với ma túy.
Theo Luật sư Đức, Bộ Y tế đã công bố có 85 văn bản liên quan tới quản lý rượu bia và rượu bia có thể nói là một trong lĩnh vực kinh doanh có nhiều quy định nhất hiện nay. Luật Tiêu chuẩn quy chuẩn, Luật an toàn thực phẩm, Luật quảng cáo, Luật đầu tư, Luật hình sự… đều có chế tài đối với rượu bia. Ngoài ra, để kinh doanh bia rượu cung phải chịu hàng chục các loại giấy phép khác nhau. Phải có giấy phép sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn quy chuẩn, dán tem….và cấm quảng cáo rượu dưới mọi hình thức. Đặc biệt, mới đây Bộ Y tế còn đề xuất cấm bán trong quán caraoke là những khó khăn cho lĩnh vực kinh doanh này.
Tại buổi tọa đàm, nhiều đại biểu cho rằng, không cần thiết phải có thêm Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia vì đã có đầy đủ các quy định của Pháp luật về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, theo lý giải về việc cần có Luật phòng chống tác hại của rượu, bia, cơ quan đề xuất cho rằng có 4 lý do: Thực trạng sử dụng sản xuất kinh doanh rượu bia trong thời gian qua có tốc độ gia tăng nhanh, trong khi mức tăng trưởng chung trên toàn thế giới giảm. Mức tiêu thụ rượu của Việt Nam hiện cao hơn mức bình quân của thế giới. Đối tượng sử dụng rượu cũng rất đa dạng. Tỷ lệ sử dụng rượu, bia của Việt Nam có tốc độ tăng nhanh hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hiện Việt Nam là quốc gia tiêu thụ rượu bia thứ 2 Đông Nam Á, thứ 10 Châu Á và thứ 29 trên thế giới.
TS Phan Thị Kim – Chủ tịch Hội KHKT An toàn Thực phẩm Việt Nam cho biết: “Tôi đã dự 6 Hội thảo về vấn đề này, quan điểm của tôi là bác sĩ luôn quan tâm tới sức khỏe đầu tiên. Tuy nhiên, theo tôi nên dùng tên là Luật kiểm soát rượu bia và đồ uống có cồn thay cho tên Dự thảo là phòng chống tác hại của rượu bia. Tôi đã nghiên cứu ở rất nhiều nước, ngay ở Mỹ họ cũng nghiên cứu rất kỹ, nếu rượu bia chỉ có hại thì sao lại tồn tại tới ngày nay”, bà Kim nói.
Theo bà Kim, hiện nay, các nước đưa ra giới hạn sử dụng tối đa bao nhiêu rượu bia là chấp nhận được. Theo đó, ở Úc đưa ra 2-4 cốc bia/ngày, Nhật Bản cũng 2-4, Hà Lan khoảng 4 cốc bia; Newzelan, 4-6, Thủy Điển 4, Mỹ đối với nữ 3 cốc, nam 4 cốc bia/ngày…
Bà Kim cũng cho rằng, nên kiểm soát rượu bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn, không nên tăng thuế mãi vì tăng thuế sẽ làm cho rượu, bia lậu xâm nhập vào Việt Nam.
Theo Danviet
Cần "bôi" xanh-methylen để đánh dấu methanol
"Cần phải "bôi" xanh methylen (màu xanh) để đánh dấu methanol là độc hại để người dân biết, đồng thời khiến những kẻ muốn sử dụng methanol để làm giả rượu cũng không thể sử dụng được" - GS Nguyễn Viết Tiến-Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tại Hội thảo tác hại của việc lạm dụng rượu bia và xử trí ngộ độc rượu có methanol do Bộ Y tế tổ chức ngày 10.4.
Ông Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội bia rượu nước giải khát cho biết, theo các báo cáo, hiện cả nước mới cấp giấy phép sản xuất cho khoảng 15% các hộ sản xuất rượu thủ công. Tuy nhiên, cách đây hơn chục ngày, ông Việt đến Ninh Bình - một trong những địa phương đứng đầu cả nước về rượu thủ công, để tìm hiểu về tình hình sản xuất rượu. Lãnh đạo tỉnh này cho biết, cả tỉnh có hơn 2.500 hộ nấu rượu nhưng Sở Công thương mới cấp giấy phép cho... 6 hộ (khoảng 0,4%).
Ông Việt nhận định, điều này cho thấy việc quản lý rượu dân tự nấu đang có vấn đề. Luật của chúng ta khá đầy đủ, quy định cơ sở sản xuất rượu phải được cấp giấy phép, cơ sở bán rượu phải bán rượu có nhãn mác đầy đủ. Tuy nhiên, với hàng trăm nghìn hộ nấu rượu thủ công thì việc cấp phép là rất khó. Không thể có cơ quan nào kiểm soát hết việc một bác nông dân hoặc một bà đồng nát nhưng về nhà lại tự nấu vài lít, vài chục lít rượu... bán chơi, lại sản xuất theo kiểu "nay nấu mai bỏ".
Kiểm tra rượu không rõ nguồn gốc ở Hà Nội
"Giải pháp hiện nay để quản lý rượu không rõ nguồn gốc chính là phải kiểm tra những cơ sở bán rượu, nếu bán rượu không rõ nguồn gốc thì phải dẹp bỏ ngay lập tức. Nếu không được phép bán thì họ cũng sẽ không dám nhập rượu không rõ nguồn gốc" - ông Việt kiến nghị.
Báo cáo của Bộ Y tế cho thấy, từ năm 2007 -2017, cả nước có 58 vụ ngộ độc lớn khiến 382 người ngộ độc, 98 người tử vong. Chỉ tính riêng năm 2017 đã có 1 vụ ngộ độc lớn là tại Phong Thổ (Lai Châu) vào ngày 13.2, khiến gần 70 người mắc, 10 người tử vong và chùm rải rác ở Hà Nội từ đầu năm 2017 đến nay khiến 34 người mắc, 9 người tử vong, 1 người mù và nhiều người bị di chứng. Theo đó, ngộ độc rượu trắng là 12 vụ, rượu trắng có hàm lượng methanol cao là 18 vụ và các vụ khác do rượu ngâm các loại củ, rễ cây...
Cho dù đã được tuyên truyền, kiểm tra nhưng việc làm rượu giả, rượu methanol vẫn tiếp diễn khiến nhiều người dân bị ngộ độc.
GS-TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, ngoài việc tăng cường kiểm soát rượu không rõ nguồn gốc, tuyên truyền cho người dân uống rượu có nhãn mác, tránh lạm dụng bia rượu thì cần phải có biện pháp quản lý methanol hiệu quả hơn.
"Cần phải "bôi" xanh methylen để đánh dấu methanol là độc hại để người dân biết, đồng thời cũng khiến những kẻ muốn sử dụng methanol để làm giả rượu cũng không thể sử dụng được" - GS Tiến cho biết.
Theo Danviet
Xôn xao clip người dân Vũng Tàu gom bia giúp tài xế xe tải Không ai nói ai lời nào, nhiều người đi đường đã cùng nhau giúp tài xế xe tải gom những lon bia bị rơi trên đường. Clip người dân đang giúp tài xế xe tải gom hàng trăm lon bia Ngày 3.1.2017, một đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội liên quan tới hành động ấm tình người của những người dân...