Dựng chuyện “trả lại 136 triệu đồng” để… được nổi tiếng
Vì mục đích câu view, câu like để được nổi tiếng, một phụ nữ ở Phú Thọ đã dựng chuyện nhặt được hơn 136 triệu đồng và trả lại cho người đánh rơi.
Chị L. tại cơ quan công an.
Trao đổi với PV Dân trí sáng 1/7, một lãnh đạo UBND huyện Yên Lập (Phú Thọ) xác nhận, Công an huyện vừa xác minh, làm rõ vụ việc một người phụ nữ dựng chuyện trả lại hơn 136 triệu đồng cho người đánh rơi.
Trước đó, ngày 26/6 vừa qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng phản ánh gương “người tốt, việc tốt” về việc chị N.T.L. (SN 1985, trú tại xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập) nhặt được số tiền 136 triệu và đã trả lại cho người bị mất là ông Trần Văn Thức (ở xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ).
Sau khi thông tin được đăng tải, câu chuyện đã thu hút sự quan tâm lớn của người dân địa phương.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phát hiện những dấu hiệu bất thường trong “câu chuyện ý nghĩa” này, Công an huyện Yên Lập đã nhanh chóng xác minh nội dung sự việc.
Vào cuộc xác minh, cơ quan công an xác định toàn bộ câu chuyện được chị L. đăng tải là thông tin sai sự thật.
Trước những lập luận, chứng cứ thuyết phục của cơ quan công an, chị L. đã khai nhận toàn bộ nội dung trên là do bản thân “đạo diễn” nhằm câu view, câu like để được nổi tiếng.
Theo đó, tối 20/6, chị L. sử dụng tài khoản Facebook cá nhân của mình là “Mai Lan Mai Lan” đăng tải trạng thái có nội dung: nhặt được một túi ba lô trong đó có nhiều tiền mặt và một chiếc điện thoại.
Đồng thời, người phụ nữ này đã sử dụng tài khoản Facebook khác có tên “Mạnh Thức Trần” (dự định sẽ sử dụng để bán hàng online) nhận là người mất số tiền nêu trên.
Sau đó, chị L. tự tạo dựng cuộc nói chuyện giữa 2 tài khoản, sử dụng tài khoản “Mạnh Thức Trần” đăng bài viết tự nhận mình là ông Trần Văn Thức (ở xã Võ Miếu), cảm ơn chị L. đã trả lại số tiền hơn 136 triệu đồng.
Để tăng mức độ tin cậy về nội dung bài viết, chị L. đã chụp thêm hình ảnh đính kèm.
Đến ngày 25/6, chị L. còn tiếp tục cung cấp nội dung sai sự thật nêu trên cho báo chí nhằm mục đích được lên báo, được nổi tiếng.
Vào cuộc xác minh, lực lượng chức năng xác định toàn bộ câu chuyện trên do chị L. dàn dựng, hoàn toàn không có việc chị nhặt được tiền hay trả lại của rơi.
Công an huyện Yên Lập đang hoàn thiện hồ sơ vụ việc để xử lý chị L. theo quy định.
Thanh niên bị công an mời làm việc vì bức ảnh nhiều like trên Facebook
Chỉ với mong muốn câu like trên Facebook, nam thanh niên đã mặc quần áo giống như công an rồi chụp ảnh đưa lên mạng xã hội.
Việc sử dụng cảnh phục, giả danh công an nhân dân là hành vi vi phạm quy định của pháp luật (Ảnh minh họa)
Ngày 28/4, Công an huyện Nam Đàn, Nghệ An đã tiến hành xử phạt hành chính anh L.H.Q (SN 1990, trú tại xã Kim Liên, Nam Đàn) vìvi phạm quy định sử dụng trái phép quân phục Công an nhân dân theo Khoản 1, Điều 19, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
L.H.Q đã đăng tải hình ảnh bản thân mặc cảnh phục của công an lên tài khoản facebook cá nhân. Bức ảnh thu hút rất đông sự chú ý và nhiều lượt bình luận.
Ngày 25/4, sau khi phát hiện hình ảnh Q. đăng tải có dấu hiệu giả mạo chiến sỹ Công an nhân dân. Công an huyện Nam Đàn đã tiến hành xác minh. Qua đó, xác định Q, chỉ là lao động tự do trên địa bàn, không phải cán bộ Công an nên đã mời Q. lên trụ sở Công an huyện làm việc.
Quá trình làm việc, Q. thừa nhận bản thân không phải là cán bộ Công an, vì thiếu hiểu biết nên đã đăng tải hình ảnh bản thân mặc quân phục Công an nhân dân lên Facebook với suy nghĩ đơn giản là để câu like. Q cam kết không tái phạm.
Với hành vi vi phạm trên, Q. bị lập biên bản xử phạt hành chính với mức tiền phạt theo quy định là 1 triệu đồng.
Yêu cầu Google Maps gỡ bỏ, đính chính thông tin sai sự thật Ngày 18/4, UBND tỉnh Phú Yên có công văn khẩn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị yêu cầu Google Maps để gỡ bỏ, đính chính thông tin sai sự thật trên Google Maps. Theo đó, Google Maps đã ghi "Bãi biển Phú Lâm Golden, sandy South China sea beach" nhưng tại vị trí ven biển phường Phú Đông, TP Tuy...