Đừng chủ quan với nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn
Ẩm thực đường phố, nơi công cộng hoặc trên những gánh hàng rong, thức ăn đường phố với sự tiện lợi, giá cả phải chăng, đa dạng và hấp dẫn… ngày càng trở nên phổ biến.
Tuy nhiên, thức ăn đường phố cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm ở mọi lứa tuổi, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng.
BS Nguyễn Thị Hiệp, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết: Tại Bệnh viện, trong tháng 4/2021, Khoa Bệnh lây đường tiêu hóa, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm nhiệt đới tiếp nhận một bệnh nhân nữ bị nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn gây mất nước mức độ nặng ngày thứ 2.
Video đang HOT
Bệnh nhân ăn lòng lợn ngoài quán từ trưa, sau vài giờ xuất hiện triệu chứng đau bụng dữ dội, đau mỏi toàn thân, kèm theo nôn liên tục, đi ngoài lỏng nước không cầm hàng chục lần. Bệnh nhân nhanh chóng đi vào trạng thái li bì, mệt mỏi nhiều, không ăn uống được, không tiểu được, gia đình đưa đến Bệnh viện TWQĐ 108 cấp cứu…
BS Hiệp khuyến cáo: Người dân không nên chủ quan trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt trong thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do sử dụng thực phẩm chay đóng hộp, ngộ độc tập thể trạng các khu công nghiệp và trường học.
Bản thân mỗi thực khách cần phải hiểu rõ những điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan đường phố.
Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố là: Nguyên liệu để chế biến thức ăn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh; bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm; có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại; có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh; tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm…
Bé trai bị chó cắn vào vùng kín
Bé trai 6 tuổi ở Phú Thọ bị chó tấn công khi sang nhà hàng xóm chơi và phải nhập viện cấp cứu.
Theo thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), đơn vị này vừa tiếp nhận bé L.T.Đ.A., 6 tuổi, ở TP Việt Trì, Phú Thọ, nhập viện với vết thương vùng dương vật do bị chó cắn.
Các bác sĩ phẫu thuật tạo hình dương vật cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.
Khi A. nhập viện, các bác sĩ phát hiện vùng dương vật của bé bị thương nham nhở, lóc da phức tạp, nhưng rất may không có tổn thương tinh hoàn và niệu đạo.
Bác sĩ Bùi Văn Quang, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, cho biết sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh nhi được phẫu thuật cắt lọc làm sạch và tạo hình dương vật.
Sau 12 ngày nằm viện, vết mổ ổn định, bé A. được xuất viện. Chó của hàng xóm đã được tiêm phòng dại và tiếp tục theo dõi.
Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Nam học, cho biết nếu không được cấp cứu kịp thời, bé A. có nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử da dương vật, gây khó khăn trong phẫu thuật và điều trị sau này.
Bác sĩ Giang khuyến cáo nếu gặp những trường hợp tương tự, người bệnh cần được sơ cứu tại chỗ, cầm máu, đưa đến cơ sở y tế để xử lý riêng từng tổn thương.
Ăn nhiều muối làm suy yếu hệ miễn dịch Các nhà khoa học Đức mới đây phát hiện muối ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất ty thể (mitochondria) - "nhà máy năng lượng" của tế bào. Tác động gây mất cân bằng năng lượng này gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho các tế bào miễn dịch, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh do vi khuẩn và virus....