Dựng chòi chăn trâu, nuôi vịt ở Sài Gòn
Tận dụng những bãi đất trống ở TP Thủ Đức, ông Nguyễn Văn Kim, 63 tuổi, đi thả trâu, chiều về chòi hái sen, lùa vịt, gặt lúa…
Hơn chục năm nay, những đồng cỏ trong khu dân cư ở phường Thạnh Mỹ Lợi (TP Thủ Đức) là nơi ông Nguyễn Văn Kim chăn thả đàn trâu 26 con, từ sáng đến chiều mỗi ngày.
“Tôi sinh ra và lớn lên ở đây, gắn bó với đồng ruộng từ nhỏ. Giờ chỗ này thành khu dân cư hết rồi, nhiều bà con cũng không còn làm nông dân nữa. Nhớ nghề nên vẫn đi chăn trâu, trồng lúa hàng chục năm nay”, người đàn ông 63 tuổi nói.
Trước kia ông chăn vài con trâu để lấy sức cày bừa nhưng khoảng 20 năm nay, khi ruộng đồng dần thay bằng những khu dân cư thì chuyển sang nuôi cả đàn để bán.
Lão nông thường chọn những bãi cỏ rộng, có vũng nước để thả trâu. Ông cho biết ban đầu đi chăn thuê, khoảng 10 năm nay mới dành dụm đủ tiền mua trâu giống rồi gầy dựng nên cả đàn như bây giờ.
Hàng ngày, ông chỉ việc thả trâu đi ăn dạo từ sáng đến chiều thì dắt về. Xong xuôi, ông ngồi nghỉ bên lán ngay cạnh bãi cỏ để trông đàn trâu.
“Mùa mưa cỏ xanh tốt, mọc um tùm lại nhiều vũng nước nên khu đất trống nào cũng tiện chăn thả. Mà mình phải trông trâu thường xuyên, không để chúng vào nhà dân phá cây kiểng, vườn tược hay chạy rông trên đường”, ông nói.
Video đang HOT
Theo ông Kim, mỗi con trâu nuôi khoảng ba năm mới bán được, tùy theo cân nặng, kích thước có giá khoảng 20 đến 30 triệu đồng.
“Một năm, tôi kiếm được cỡ 60 triệu đồng, tính ra cũng bằng mình đi làm bảo vệ nhưng được cái thoải mái hơn. Mà năm nào xui xui bị trộm trâu thì coi như công toi luôn”, ông Kim nói.
15h, khi trâu đã ăn no, ông dùng ghe lùa về chuồng cách nơi chăn thả khoảng 2 km. “Cho cả đàn lội nước chỉ mất hơn nửa tiếng tới chuồng, chứ nếu đi đường bộ sẽ lâu gấp đôi lại ảnh hưởng giao thông”, chủ đàn trâu cho biết.
Bãi đất nằm trong diện quy hoạch rộng 5.000 m2, ở gần cầu Phú Mỹ là nơi ông Kim cùng vợ ở hơn chục năm nay. Được chủ đầu tư cho phép, hai vợ chồng đào thêm ao sen, trồng lúa, chăn vịt… để “tăng gia sản xuất”.
Vừa lùa trâu vào chuồng, người đàn ông tuổi lục tuần lại lội xuống đầm hái ngó và hạt sen làm bữa ăn chiều. Ông cho biết, khu vực này thường ngập nước nên rất thích hợp để trồng sen. Với ba đầm rộng gần 2.000 m2, mỗi ngày ông có thể kiếm được 300.000 đồng từ bán sen.
“Trước đó ngày nào tôi với bà xã cũng hái đem ra chợ bán, nhiều khách đi đường ngang qua cũng hay dừng lại hỏi mua hoa. Mà mấy tháng nay dịch, chợ đóng cửa nên mất một nguồn thu nhập”, ông nói.
Đàn vịt 200 con được chăn thả tự do trên những cánh đồng ngập nước vừa thu hoạch xong, đến chiều được chủ lùa về chuồng. Mấy bữa nay, gia đình ông bị trộm gần 50 con vịt không kể lớn bé.
Ông Kim có hơn 2.000 m2 trồng lúa mỗi năm hai vụ, thu được khoảng 3 tấn. Lúa ông không bán mà để ăn với làm thức ăn cho vịt. Những tháng dịch bệnh, các con ông không có việc làm nên sang phụ cha mẹ gặt, phơi thóc, cày đất… để gieo vụ mới.
Vợ chồng ông Kim có 5 người con, nhỏ nhất 30 tuổi, hầu hết đã lập gia đình và có công việc ổn định. Họ sống ở gần đó, mỗi khi rảnh thường sang chòi chơi, phụ ba mẹ việc đồng áng.
Buổi tối ông Kim cùng vợ, bà Phạm Thị Vân (62 tuổi) ngồi trong căn chòi giữa khu đất rộng mênh mông. Hơn một năm nay, họ dùng tấm pin năng lượng mặt trời thay thế bình ắc-quy để có điện dùng. Nước sinh hoạt được mua với giá 150.000 đồng cho 1,5 m3, sử dụng được hơn nửa tháng.
“Con cái đứa nào cũng muốn cha mẹ về nhà ở cho đủ tiện nghi mà tôi không thích thôi. Ở đây yên bình, gắn bó với ruộng đồng cũng không lo thiếu cái ăn nên mình cứ sống, đến khi nào chủ đất kêu đi thì tính tiếp”, ông Kim nói.
Dẻo thơm hương nếp Tú Lệ
Huyện vùng cao Văn Chấn, tỉnh Yên Bái không chỉ có trà Shan tuyết cổ thụ trứ danh mà còn có nếp Tú Lệ nức tiếng gần xa.
Theo tiếng của người Thái, loại nếp này còn gọi là nếp Tan Lả, một đặc sản chỉ có ở thung lũng Tú Lệ.
Lúa gặt về phải chế biến ngay trong ngày, đầu tiên lúa phải được được tuốt rồi loại bỏ hạt lép. Ảnh: Tiến Khánh/TXVN
Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi cao là Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song nên biên độ dao động nhiệt độ trong ngày lớn, thời gian đêm dài hơn ngày. Đây là yếu tố quan trọng quyết định sự dẻo thơm của hạt gạo. Thêm nữa, cấu tạo của đất Tú Lệ tơi xốp, dễ thấm nước và khí hậu trong lành, thuận lợi cho cây lúa phát triển tự nhiên nên cây nếp Tan Lả trồng xuống bén rễ xanh non mơn mởn. Chính vì vậy nếp Tan Tú Lệ được coi là gạo sạch và có mùi thơm rất lạ. Đặc biệt, không nơi nào trồng được loại lúa này mà cho thứ gạo thơm, dẻo như vùng thung lũng Tú Lệ.
Nếp Tú Lệ được xếp vào một trong những loại nếp ngon nhất nước, đồ lên thành xôi có vị ngon ngọt và dẻo thơm đặc biệt, rời từng hạt chứ không dính chặt lấy nhau như đa phần các loại nếp thường. Khi chế biến thành cốm thì lại có hương vị ngọt ngào và thanh mát.
Nếu như thấy có trấu thì lại xúc ra sảy vỏ sau đó bỏ vào và tiếp tục giã. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN
Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm mát, mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái thì khâu chế biến đặc biệt quan trọng. Từ sáng sớm tinh mờ, khi tiếng gà vừa gáy, những giọt sương mai còn vương trên cỏ cây hoa lá, những cô gái Thái ở Tú Lệ ra đồng hái những bông lúa nếp non gần hết nước trắng sữa mang về nhà.
Lúa gặt về phải chế biến ngay trong ngày, nếu để vài ngay sau mới làm thì hạt cốm sẽ không còn xanh non, thơm dẻo nữa. Sau khi được tuốt, loại bỏ hạt lép, lúa được đem rang trong chảo lớn. Lửa phải được duy trì đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm. Theo quan niệm của người Thái, đây là công đoạn quan trọng quyết định độ ngon của cốm, bởi nếu quá lửa sẽ bị cứng, nếu non lửa sẽ bị mất đi độ dẻo.
Gia đình chị Hoàng Thị Sáng, bản Nà Lóng, xã Tú Lệ làm cốm hàng chục năm nay chia sẻ, các công đoạn rất phức tạp và cầu kỳ. Vào mùa làm cốm, gia đình phải dậy từ 5 giờ sáng để đi cắt từng bông lúa nếp. Cắt về lại phải chọn từng bông, bông nào lúa chín vừa mới làm được cốm ngon còn bông già thì không làm được. Sau khi tuốt thì loại bỏ hạt lép rồi mới đem rang. Đây cũng là khâu quan trọng nhất, rang lửa vừa, đảo đều tay cho chín đều thì mẻ cốm mới dậy mùi thơm ngon.
Để giã cốm nếp Tú Lệ cũng cần phải có kỹ thuật. Chân của người giã cốm phải thật đều, nhịp nhàng để lực chày giã không được mạnh quá và cũng không được nhẹ quá. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN
Để giã cốm nếp Tú Lệ cũng cần phải có kỹ thuật. Chân của người giã cốm phải thật đều, nhịp nhàng để lực chày giã không được mạnh quá và cũng không được nhẹ quá; đồng thời, cần một người thực hiện việc đảo thóc ở trong cối. Nếu thấy có trấu thì lại xúc ra sảy vỏ sau đó mới bỏ vào và tiếp tục giã. Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng. Trung bình khoảng 10 lần giã mới hoàn tất mẻ cốm. Cốm giã xong được gói trong lá dong xanh, vừa tăng thêm màu xanh của cốm, vừa lưu giữ mùi thơm của lúa.
Hiện người dân của các thôn bản trong xã Tú Lệ đều sản xuất cốm với sản lượng trung bình mỗi mùa khoảng 40 tạ. Cốm Tú Lệ đã trở thành sản phẩm hàng hóa nổi tiếng khắp mọi miền. Trung bình một ngày, mỗi gia đình ở bản Nà Lóng làm được khoảng 20 kg cốm với giá bán 100 ngàn đồng/kg. Đây là một nguồn thu nhập chính, giúp cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khấm khá hơn.
Anh Phạm Ngọc Sơn, du khách đến từ thành phố Yên Bái chia sẻ, đây cũng là lần đầu tiên anh được xem trực tiếp các công đoạn để làm ra một mẻ cốm ngon. Công đoạn để làm ra cốm rất cầu kỳ, đảm bảo vệ sinh. Cốm ăn rất dẻo, thơm ngon và chắc chắn sẽ là món quà biếu được nhiều người ưa thích.
Sau khi được tuốt, loại bỏ hạt lép, lúa được đem rang trong chảo lớn. Lửa phải được duy trì đều trong khoảng 30 phút đến khi nứt hạt và dậy mùi thơm. Ảnh: Tiến Khánh/TTXVN
Chủ tịch Hội Nông dân xã Tú Lệ Hà Văn Tâm cho hay, để giúp người dân trong xã tiêu thụ sản phẩm trong thời điểm khó khăn do dịch COVID-19, Hội nông dân và một số hợp tác xã đã thu mua và chuyển về cho khách hàng dưới xuôi đặt mua. Xã Tú Lệ định hướng sẽ nâng tầm thương hiệu cốm Tú Lệ để phát triển lâu dài nhằm đem lại thu nhập ổn định cho người dân.
Với người dân Tú Lệ, cốm không chỉ là một món đặc sản mà đã trở thành biểu tượng văn hóa. Cốm Tú Lệ làm cuộc sống bản làng thêm ấm no, sung túc. Hương cốm vấn vương khách lạ để mỗi độ thu sang, cốm nếp Tú Lệ lại cùng khách thập phương xuôi ngược, mang theo hương vị của nếp rừng Tan Lả góp cùng mùa thu một thức quà thi vị, làm nên một phần thương hiệu của mảnh đất vùng cao Yên Bái.
Thất nghiệp suốt 3 tháng do dịch Covid-19, nhóm công nhân mắc kẹt ở Sài Gòn ra đồng gặt lúa thuê, bắt cá mưu sinh Sau 3 tháng thất nghiệp do dịch Covid-19, nhóm công nhân tìm đến đồng ruộng ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP. Thủ Đức để bắt cá, gặt lúa thuê mưu sinh. Nhóm công nhân lao động đa số từ các tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu,... lên TP.HCM thuê trọ để làm phụ hồ, lao động tự do nhưng...