Dừng chờ đèn đỏ, xe máy va chạm với xe đầu kéo, 1 thanh niên nhập viện
Đang dừng chờ đèn đỏ, xe máy của một thanh niên va chạm với xe đầu kéo khiến người này bị thương được đưa đi cấp cứu.
Tối 6/7, Công an quận 12, TP.HCM đang khám nghiệm hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ TNGT giữa xe đầu kéo và xe máy khiến 1 người nhập viện.
Theo đó, khoảng 17h cùng ngày, xe đầu kéo mang BKS TP.HCM lưu thông trên QL1 hướng từ huyện Bình Chánh về quận 12.
Khi đến giao lộ QL1 – Phan Văn Hớn, quận 12 thì va chạm với xe mày BKS Bạc Liêu do 1 thanh niên điều khiển cùng chiều. Cú va chạm khiến thanh niên này bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ảnh hưởng từ vụ tai nạn khiến giao thông qua khu vực ùn xe kéo dài. CSGT thuộc Đội CSGT An Sương – Phòng PC08 sau đó cho di dời hai phương tiện vào sát lề để giải tỏa ùn tắc, kẹt xe. Một số người dân cho hay, thời điểm trên thanh niên chạy đến rồi dừng chờ đèn đỏ.
Đáng buồn: Chính sách cơ giới hóa chật hẹp, đến máy móc cũng không... thở được
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam lưu ý, chính sách để cơ giới hóa phát triển mới khó, chứ trói buộc lại thì dễ lắm. Khung chính sách mà hạn hẹp thì đến máy móc cũng không thở được, cơ giới hóa không lớn mạnh được.
Đây là chỉ đạo Thứ trưởng Trần Thành Nam nêu ra tại hội thảo góp ý cho dự thảo Nghị định đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp và chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2030, tổ chức tại TP.HCM ngày 23/6.
Video đang HOT
Nông dân cấy mạ ở huyện Bình Chánh (TP.HCM)
Theo kỹ sư Nguyễn Thể Hà, Công ty TNHH Cơ khí Công nông nghiệp Bùi Văn Ngọ, nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp trên ĐBSCL cần hàng chục ngàn thiết bị phục vụ cơ giới hóa, hàng ngàn dây chuyền chế biến nông sản. Nhu cầu này dự kiến lên đến hàng ngàn tỷ đồng.
Ông Hà tính toán sơ bộ, khi đưa cơ giới hóa vào sản xuất lúa sẽ giúp giảm công lao động, vật tư. Từ đó làm giảm giá thành sản xuất xuống 1.500 đồng/kg lúa; giảm tổn thất sau thu hoạch từ 12% xuống 60%, tạo ra giá trị tăng thêm cho ĐBSCL hàng trăm ngàn tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc đầu tư vào ĐBSCL cũng như cả nước trong lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp và chế biến nông sản chưa tương xứng tiềm năng. Đáng buồn là cơ giới hóa nông nghiệp chủ yếu nghiên cứu sử dụng từ những máy móc thiết bị đã qua sử dụng.
"Việc sớm ban hành Nghị định của Chính phủ về phát triển cơ khí là cần thiết để kích thích việc đầu tư vào lĩnh vực cơ giới hóa nông nghiệp", ông Hà nói.
Cấy mạ khay bằng xe cơ giới ở huyện Củ Chi (TP.HCM)
Dẫn lại nghiên cứu của Tổ chức Lương Nông thế giới (FAO), PGS. TS. Nguyễn Huy Bích - Trưởng khoa Cơ khí công nghệ Trường đại học Nông lâm (TP.HCM) cho rằng cái gốc để chính sách phát huy hiệu quả là phải tác động trực tiếp vào thu nhập của nông dân.
Nếu thu nhập của nông dân thấp thì tích lũy thấp, nhu cầu cơ giới hóa (CGH) thấp. Từ đó năng suất thấp và thu nhập lại thấp. Khi nhu cầu CGH thấp thì mức độ cung ứng CGH thấp, chi phí đầu tư và hoạt động CGH sẽ cao, lại khiến nhu cầu CGH thấp.
Đó là cái vòng lẩn quẩn cần phải tránh. Nhưng khi nông dân có thu nhập cao thì vòng quay trong chuỗi đầu tư đem lại các giá trị ngược lại. Ở trong nước, cơ giới hóa muốn phát triển thì trước hết phải có một chính sách đúng và tác động được vào thu nhập của người dân", TS. Bích nhấn mạnh.
Nông dân thu hoạch khoai lang bằng biện pháp thủ công ở Vĩnh Long.
Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn cho biết hội thảo lần này nhằm lấy ý kiến góp ý từ chính các doanh nghiệp, các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện Nghị định.
Dự thảo Nghị định lần này sẽ tập trung vào định hướng cơ giới hóa đồng bộ với 5 nội dung chính: Trang bị máy móc, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; quy hoạch hạ tầng phục vụ cơ giới hóa đồng bộ; tổ chức lại sản xuất thông qua các HTX, doanh nghiệp và xây dựng các tổ chức cung cáp dịch vụ CGH. Đồng thời bổ sung việc ứng dụng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nông nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, việc xây dựng Nghị định lần này phải khác các chính sách đã có, như Quyết định 68 năm 2013 về hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Thực tế là Quyết định 68 đã không giúp được nhiều cho việc thúc đẩy cơ giới hóa CGH nông nghiệp. Nhiều nông dân cũng khó tiếp cận để mua, thay đổi máy cơ khí.
Thu hoạch lúa ở Tây Ninh
Trước hết là đối tượng, phạm vi áp dụng của Nghị định cần phải mở rộng ra nhiều chủ thể, cho nhiều thành phần tham gia như người sản xuất, người cung cấp dịch vụ và người sản xuất thiết bị CGH. Tinh thần của Nghị định là tổ chức lại sản xuất theo hướng CGH đồng bộ, theo chuỗi chứ không nên gây hiểu nhầm chỉ là hỗ trợ mua máy móc cơ giới.
Đặc biệt, Thứ trưởng lưu ý đến chính sách khuyến khích cho các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội hóa hóa đủ tìm lực làm trung tâm cơ giới và chuyển giao ở các vùng trọng điểm.
Cả nước có 16.000 HTX nhưng không phải HTX nào cũng có năng lực đủ mạnh để làm cơ giới hóa đồng bộ. Dự thảo Nghị định cần xác định lại phạm vi, đối tượng, tiêu chí để tạo đà cơ giới hóa phát triển, lồng ghép các nội dung liên qua đến chế biến, bảo quản và công nghệ 4.0 trong nông nghiệp.
"Phải tạo sự chuyển biến tư duy mới có Nghị định tốt. Các chính sách để cơ giới hóa phát triển mới khó chứ trói buộc lại thì dễ lắm. Khung chính sách mà hạn hẹp thì đến máy móc cũng không thở được, cơ giới hóa không lớn mạnh được", Thứ trưởng Trần Thanh Nam lưu ý.
Quệt xe máy ngã ra đường đúng lúc ô tô chạy đến Sau khi va quệt với xe máy, người phụ nữ 46 tuổi ngã xuống đường đúng lúc ô tô tải chạy tới. Khoảng 7 giờ sáng 16-6, trên đường Lê Văn Khương, đoạn qua cầu Dừa (phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM) xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. Nạn nhân được xác định là chị Nguyễn Thị Thảo (46 tuổi,...