‘Đừng chờ bộ trưởng, hãy làm ngay những gì người dân cần’
Sáng 27.6, tại TP.Đà Nẵng, Bộ GTVT tổ chức hội nghị “Phát triển công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý đối với bến xe ô tô khách”. Đến nay, cả nước có 457 bến xe ô tô khách, trong đó có 322 bến xe loại 4 trở lên đảm bảo phục vụ vận tải hành khách liên tỉnh theo quy định của Bộ GTVT.
Bộ trưởng Đinh La Thăng (giữa) thăm mô hình xã hội hóa bến xe hoạt động hiệu quả tại Bến xe trung tâm TP.Đà Nẵng – Ảnh: H.T
Theo Bộ này, tỷ lệ các bến xe được xây dựng quy mô, hiện đại còn thấp, chủ yếu tập trung tại các TP lớn. Đặc biệt, tình trạng bến cóc, xe dù vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu để xử lý, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các bến xe.
Nói về việc điều chỉnh, thay đổi các thông tư, hướng dẫn không còn phù hợp với tình hình thực tiễn trong hoạt động GTVT, nhất là với việc quy hoạch, quản lý, khai thác, xã hội hóa đầu tư bến xe nhằm mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như tạo thuận lợi tối đa trong việc đi lại của người dân, Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: “Đừng chờ bộ trưởng chỉ đạo, bộ trưởng cho phép mà cái gì nhân dân yêu cầu, nhân dân chỉ đạo, nhân dân cho phép thì làm, làm nhanh. Hãy làm ngay những gì người dân cần”.
Theo Bộ trưởng, trong quý 3/2014, tất cả các quy định không còn phù hợp sẽ được sửa đổi, Bộ sẽ tham mưu cho Chính phủ sớm ban hành chính sách thu hút đầu tư, khai thác, quản lý bến xe theo mô hình xã hội hóa. Bộ trưởng cũng yêu cầu các địa phương rà soát hệ thống biển báo không phù hợp, không đúng quy định, bị che khuất, đặc biệt là biển báo hạn chế tốc độ dưới 40 km/giờ phải được tháo gỡ trong tháng 6.2014.
Video đang HOT
Theo TNO
Trung Quốc cho thấy họ đang thiếu trách nhiệm
Ông Renato De Catro một học giả thuộc Đại học De la Salle của Philippines, tại buổi trao đổi với báo giới trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế: "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21-6-2014, đã phân tích khía cạnh sức mạnh của công luận quốc tế trong vụ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:
- Phóng viên: Xin ông cho biết đánh giá của mình về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam?
Ông Renato De Catro: Tôi nghĩ, việc Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam thì họ cũng có thể làm tương tự như thế trong vùng biển của Phi-líp-pin. Có thể nói là trong vụ việc này, cả Phi-líp-pin và Việt Nam đều trên cùng một con thuyền.
Học giả Renato De Catro. Ảnh: Yên Ba
- Đã có nhiều tiếng nói đề cập tới việc Việt Nam nên kiện Trung Quốc ở một tòa án quốc tế về hành động của họ trên Biển Đông. Ông có nghĩ rằng, Việt Nam và Phi-líp-pin có thể tham khảo lẫn nhau trong vụ việc như vậy không?
Chúng tôi đã đề nghị phía Việt Nam tham gia một vụ kiện như vậy rồi. Đấy là quyết định của người dân Việt Nam. Chúng tôi không thể bảo các bạn phải làm gì, nhưng lời đề nghị của Phi-líp-pin vẫn còn đó.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tiếp tục từ chối tham dự một vụ kiện như vậy?
Đến lúc này, những gì liên quan đến vụ kiện Trung Quốc là Tòa trọng tài thường trực đã yêu cầu phía Trung Quốc cung cấp các giải thích, bằng chứng pháp lý về đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của họ để trả lời các phản bác của phía Phi-líp-pin trong Bản ghi nhớ được gửi tới tòa ngày 30-3-2014 vừa qua. Phía Trung Quốc đã không trả lời. Chúng tôi không hy vọng là vụ kiện của Phi-líp-pin sẽ buộc phía Trung Quốc chấm dứt những đòi hỏi của họ về "đường 9 đoạn" ở Biển Đông, nhưng bằng vụ kiện Trung Quốc, Phi-líp-pin muốn cộng đồng thế giới thảo luận công khai về những gì mà Trung Quốc đang làm tại đó.
- Với việc Trung Quốc có xu hướng sử dụng sức mạnh trong việc giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông, cho đến nay, có vẻ như những bằng chứng phản bác, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế dường như vô nghĩa. Ông có thể cho biết, quan điểm của ông về chuyện này như thế nào?
Tôi không nghĩ những nỗ lực đó là vô nghĩa.
Thứ nhất là dư luận quốc tế vẫn có một ý nghĩa rất quan trọng và có sức mạnh của nó. Trong thời kỳ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây hồi thập niên 60 thế kỷ trước, Việt Nam đã tận dụng rất tốt điều này. Dư luận sẽ giúp cho cộng đồng quốc tế nhận rõ những gì mà Trung Quốc đang làm. Nếu phớt lờ những bằng chứng pháp lý và dư luận quốc tế, Trung Quốc cho thấy họ đang thiếu trách nhiệm về mặt đạo đức, trong khi họ đang nỗ lực để trở thành một cường quốc trong thế kỷ 21. Trung Quốc đang là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới; họ nghĩ có thể dùng tiền mua được hầu hết mọi thứ nhưng họ thiếu sự chính trực về mặt đạo đức, hay còn gọi là các giá trị của Khổng giáo.
Thứ hai là dư luận quốc tế cũng buộc Trung Quốc sẽ phải trả một cái giá nào đó cho những gì mà họ đang hành xử. Có thể thấy điều này qua việc Việt Nam cung cấp những bằng chứng về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của dư luận quốc tế, phản đối những hành động của phía Trung Quốc. Thế là Trung Quốc cũng buộc phải có những động thái để biện minh cho hành động của họ. Tôi nhớ là họ đã phải thuê nguyên cả một trang của một tờ báo lớn ở Phi-líp-pin để đăng tải các thông tin nhằm bào chữa cho việc họ đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Tôi không biết chính xác là họ phải chi bao nhiêu tiền cho việc đó nhưng chắc chắn là rất đắt! Hãy hình dung ra họ phải làm như vậy ở khắp nơi trên thế giới, ở Oa-sinh-tơn, ở Luân Đôn; tôi không rõ họ có làm vậy ở Pa-ri không!
- Việc Phi-líp-pin sử dụng các hoạt động pháp lý chống lại những đòi hỏi phi lý về lãnh thổ của Trung Quốc đã mang lại những lợi ích gì?
Trước hết là để dư luận thế giới nhận biết được những gì đang diễn ra và thảo luận về nó. Trung Quốc sẽ phải biện minh cho các hành động của họ. Với việc sử dụng các biện pháp pháp lý để chống lại những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, Phi-líp-pin đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi của các nước cũng như công luận quốc tế. Tôi nhớ một trường hợp hồi tháng 4 vừa qua, có một hội nghị quốc tế diễn ra ở thủ đô Ma-ni-la của Phi-líp-pin. Đoàn Trung Quốc đã đề nghị với chủ tọa là không cho phép các quan chức ngoại giao Phi-líp-pin đề cập đến vụ kiện Trung Quốc. Làm sao họ lại có thể hành động một cách ngạo mạn như vậy, khi yêu cầu người Phi-líp-pin không được nói về vấn đề của Phi-líp-pin trên đất Phi-líp-pin? Nó cho thấy sức ép của dư luận quốc tế đối với hành vi sai trái của Trung Quốc khiến Trung Quốc đã phải hành xử như thế nào để bào chữa cho hành động của họ.
- Xin cảm ơn ông!
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc đâm biến dạng tàu Kiểm ngư Việt Nam Lợi dụng sự hỗn loạn, tàu 09 của Trung Quốc đã lao đến đâm vào mạn phải, khu vực cầu thang tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam. Sau đó ghìm chặt không cho tàu Kiểm ngư 951 xoay trở để cho tàu khác lao vào đâm. Tàu Kiểm ngư Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm hư hỏng nặng Vào khoảng 9h30...