Dùng chiêu “dựa vào đàn ông để đổi đời” cô nàng đẹp nhất nước Anh một thời nhận về cái kết bất ngờ
Nhưng cuộc hôn nhân vớt vát từ những khổ đau của người khác cũng chẳng dài được bao lâu.
Thời nào cũng vậy, không phải ai cũng được ban tặng những ưu thế hơn người, dù là nhan sắc hay tài năng thiên bẩm. Nhưng quan trọng hơn cả vẫn là cách chúng ta sử dụng cái tài sắc đó thế nào, hay cứ phiêu lưu cuộc đời mình một cách phù phiếm để rồi cuối cùng lại tự huyễn hoặc mình trong chua chát bằng 4 chữ “ hồng nhan bạc mệnh”.
Câu chuyện của người đẹp một thời nước Anh này sẽ để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm.
Lang bạt chốn nhà thổ đến màn “lột xác” ngoạn mục
Emma Hart là con gái của 1 người thợ rèn được bà ngoại nuôi dưỡng từ khi cha nàng mất. Cuộc đời Emma biết bao lần lưu lạc từ 12 tuổi đến năm 16 tuổi sống trong nhà thổ. Có những lúc, nàng phải nhảy không mặc gì trước bàn ăn để mua vua cho khách làng chơi. Nhưng trong thâm tâm Emma, nàng luôn nghĩ phải tìm bằng được một người đàn ông làm chỗ dựa cho mình.
Giữa môi trường hỗn độn, xô bồ, Emma đã quen được một quý tộc trẻ tuổi – ngài Harry Fetherstonhaugh. Nhưng tiếc thay cho cô gái ngây thơ, non nớt, sau khi đã đạt được mục đích, Harry “quất ngựa truy phong” bỏ lại Emma cùng bào thai đang lớn. Tuổi đời còn quá trẻ, Emma cần tìm cho con mình một chỗ dựa khác. Vậy là nàng ta mạo muội viết thư cho bạn thân của người tình – Charles Greville.
Sắc đẹp mê hoặc lòng người của Emma dưới ngòi bút họa sĩ George Romney.
Và cuộc trao đổi nào thì cả hai bên cũng phải cùng có lợi. Đưa Emma ra khỏi nhà thổ, cho cô một vị trí như là tình nhân nhưng Charles đã buộc Emma phải tuân thủ rất nhiều điều kiện. Trong đó có việc cô gái 16 tuổi phải gửi đứa con đầu lòng về quê cho bà ngoại, còn bản thân Emma không được phản bội Charles, nếu để anh ta phát hiện ra, cô sẽ không có cơ hội thêm 1 lần nào nữa.
Sau khi chu cấp một khoản cho con riêng của người tình, Charles bắt đầu khai thác mọi vẻ đẹp tiềm ẩn của Emma bằng cách giới thiệu cô với họa sĩ vẽ chân dung tài ba – George Romney. Với sự từng trải, khả năng diễn xuất thần thái và nhan sắc trời cho, Emma đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của họa sĩ George. Hơn 100 lần làm mẫu, Emma đã giúp vị họa sĩ này hoàn thành hơn 70 bức tranh giá trị. Cùng với khoản tiền lớn từ việc bán tranh, Emma còn được giới quý tộc biết đến và để ý nhiều hơn.
Đã đạt được mục đích, Charles bắt đầu nghĩ đến việc “thanh lý” cô người yêu để tìm bến đỗ cho đời mình bên một người vợ giàu có. Và hắn nghĩ ngay đến người chú của mình là William Hamilton – đặc phái viên Anh ở Naples. Tuy ông ta đã cao tuổi nhưng lại mê mẩn sắc đẹp của Emma ngay từ lần đầu tiên gặp mặt.
Sau khi được cháu mình đề nghị “nhượng” lại “vợ hờ”, William vui mừng đồng ý. Hai người đàn ông đã thống nhất với nhau 1 kế hoạch để Emma dễ dàng ra đi trong vui vẻ.
Emma được gửi đến Napoli vào năm 1786. Cô còn vẫn nghĩ rằng Charles sẽ đến sau, cho đến khi ông chú của anh ta tiết lộ sự thật. Emma đau đến nghẹt thở, cô viết thư cho Charles với những lời trách móc và nói rằng mình sẽ hại anh ta, sau đó tìm đến cái chết.
Nhưng rồi Emma yếu đuối cũng phải chấp nhận số phận. Cô phải làm vợ của một ông già 60. Ngỡ tưởng là địa ngục vậy mà William đã thay đổi toàn bộ con người Emma.
Sống trong cung điện của William Hamilton, Emma học cách là một quý cô thật sự. Chỉ sau 1 năm, cô thành thạo cả tiếng Ý và tiếng Pháp. Năm 1791 Emma và William trở về Anh và kết hôn vào ngày 6 tháng 9 tại St. Georges, Quảng trường Hanover. Cả hai vợ chồng họ đều khá hợp nhau trong lĩnh vực nghệ thuật. Đặc biệt, là vợ của một đặc phái viên, Emma còn có quyền đi lại tự do tại Neapolitan, nơi cô con gái thợ rèn có thể làm bạn với Nữ hoàng Maria Carolina quyền lực. Cuộc sống của Emma tạm bình yên sau những tháng năm quá nhiều thăng trầm.
Lòng tham vô đáy của con người hay duyên số trời đã định phải ở bên nhau?
Sau chiến thắng của anh hùng hải quân Horatio Nelson tại trận chiến sông Nile năm 1798, Emma đã giúp tổ chức các lễ kỷ niệm xa hoa để đón tiếp Nelson ở Napoli. Trong cuộc họp tiếp theo cùng năm, cô đã sắp xếp một vật phẩm tuyệt vời để vinh danh người anh hùng, lúc đó có 1.740 người tham gia.
Horatio Nelson lần đầu gặp Lady Hamilton vào năm 1793 khi ông là một đội trưởng bưu điện 35 tuổi và Emma là người vợ 28 tuổi của đặc phái viên William Hamilton.
5 năm trôi qua nhưng vẻ đẹp kiêu sa, thánh thiện của người đàn bà trước mặt làm vị anh hùng không thể rời mắt. Nhất là khi Nelson biết Emma đã có công di tản gia đình ông khỏi thành phố để đảm bảo an toàn lúc chiến tranh xảy ra. Thậm chí, Nelson còn viết thư cho vợ mình kể rằng: “Lady Hamilton là một người phụ nữ có tài năng xuất chúng. Cô ấy là cô gái trẻ nhưng có cách cư xử rất hòa nhã”.
Bức tranh được cho là vào thời điểm Emma tái ngộ Nelson: nàng hơi mập nhưng vẫn giữ được nhan sắc yêu kiều.
Xuất phát là sự cảm mến nhau nhưng dần dần, kẻ đã có vợ và người đã có chồng – họ phải lòng nhau lúc nào không hay. Và mối quan hệ lén lút đã diễn ra suốt thời gian dài. Đến năm 1800, Nelson và Emma yêu nhau điên cuồng, bất chấp mọi dị nghị, lên án hành động ngoại tình của họ. Cặp đôi đã chứng minh tình yêu chân thành bằng việc sinh một đứa con chung vào năm 1801.
Nhưng người đàn bà luôn lấy đàn ông làm động lực sống này lại có vẻ rất may mắn. Ngài đặc phái viên chấp nhận số phận chồng già lấy vợ trẻ nên trước khi ra đi vào năm 1803 đã để lại cho vợ mình 1 khoản tiền là 800 bảng. Nelson cũng bỏ vợ nhanh chóng để hợp thức hóa mối quan hệ với người tình.
Nhưng cuộc hôn nhân vớt vát từ những khổ đau của người khác cũng chẳng dài được bao lâu. Chỗ dựa của người đàn bà tham vọng không còn khi Nelson tử trận vào năm 1805. Cuối cùng, mẹ con Emma phải lưu lạc và chìm trong nợ nần do xã hội bạo loạn lúc bấy giờ. Cô người mẫu đẹp nổi tiếng 1 thời trở nên to béo, già nua, xấu xí và chết trong cô độc chỉ sau sinh nhật tuổi 50 vài tháng.
Phụ nữ khôn ngoan phải biết sử dụng sắc đẹp đúng cách
Mối tình của vị anh hùng hải quân Nelson cùng cô nàng người mẫu Emma gây rất nhiều tranh cãi trong lịch sử. Bên cạnh những ý kiến cho rằng chuyện tình cảm nảy sinh giữa 2 người đã có gia đình là điều không thể chấp nhận thì vẫn có người ca ngợi tình yêu đích thực giữa họ. Bởi trước khi đến với nhau, cả 2 đều chưa 1 lần phản bội vợ và chồng mình. Thế nhưng, dù là chuyện đúng người nhưng sai thời điểm thì ngoại tình trong hôn nhân chưa bao giờ là đúng.
Video đang HOT
Tạo hình Emma trong phim.
Lẽ ra, một cô gái có sắc đẹp trời cho như Emma, nếu ngay từ đầu không có tư tưởng sống phụ thuộc vào đàn ông, chấp nhận qua tay hết người này đến người khác thì cuộc đời đã không bi thương như vậy. Giá như, Emma biết tận dụng những cơ hội từ hoàn cảnh đưa đẩy để cải thiện mình, để trở thành quý cô mà không dựa vào bất cứ người đàn ông nào. Với tài năng cũng như cái duyên với hội họa, Emma hoàn toàn có thể nắm giữ cuộc đời, tương lai tươi sáng của mình.
Nhưng thật đáng tiếc, đến khi được yên phận thụ hưởng bên người chồng danh giá, Emma vẫn không thoát khỏi được những dục vọng nhất thời, cuối cùng đánh mất tất cả. Thế nên, là thân con gái, nếu đã may mắn được ban tặng ưu thế gì thì hãy sử dụng đúng cách, đừng phung phí để rồi hao mòn nhân cách, lại trở thành câu chuyện cho người đời bình phẩm. Dù bất kể là tiền tài, tình yêu, hạnh phúc hay cuộc sống chúng ta ra sao cũng là do tự chúng ta quyết định và định đoạt, đừng đặt nó méo mó trong tay một người đàn ông khác.
Theo afamily.vn
Mỹ nhân khiến 3 cha con Tào Tháo si mê và phận đời ngập trong nước mắt
Nụ cười mỹ nữ Chân Mật từng làm ngất ngây biết bao người, đến nỗi cả ba người đàn ông nhà họ Tào là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực đều ngất ngây. Đến nay, người ta vẫn đánh giá Chân Mật là một trong 15 người đẹp nhất lịch sử Trung Hoa.
Điêu Thuyền - nhân vật mà đến nay sự tồn tại thực tế vẫn bị nghi ngờ - được văn hóa dân gian Trung Quốc xếp vào "tứ đại mỹ nhân" trong lịch sử quốc gia này, bên cạnh Tây Thi, Vương Chiêu Quân và Dương Ngọc Hoàn.
Tuy nhiên, cho dù Điêu Thuyền là một mỹ nhân có thực và có sắc đẹp như "Trầm Ngư Lạc Nhạn", thì nàng vẫn chưa đủ tầm để xứng danh là "Tam Quốc đệ nhất mỹ nhân".
Trên thực tế, bên cạnh Điêu Thuyền và Đại - Tiểu Kiều, thời đại Tam Quốc còn một mỹ nhân danh tiếng khác. Người này từ nhỏ là một thần đồng, lớn lên được gả cho một vị khai quốc Hoàng đế.
Tài năng văn học của nàng được đánh giá là siêu việt, khiến cho 3 "cây đại thụ" trong văn đàn Tam Quốc là Tào Tháo, Tào Phi và Tào Thực phải nghiêng mình thán phục.
Con trai của mỹ nhân này về sau kế vị ngai vàng, trở thành minh quân của Ngụy triều. Đại mỹ nhân này không ai khác ngoài Văn Chiêu Chân hoàng hậu của Ngụy Văn Đế Tào Phi.
Nhan sắc của nàng lộng lẫy đến nỗi thời Tam quốc có câu: "Đông Ngô hữu nhị Kiều, Bắc phương Chân Mật tiếu".
Đương thời khi còn sống, bà chưa từng được phong làm Hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Thụy hiệu Hoàng hậu là do Tào Duệ truy tôn bà khi làm Hoàng đế.
Bắt đầu cuộc đời đầy sóng gió của mỹ nhân "Quốc sắc thiên hương"
Văn Chiêu Chân hoàng hậu. (Ảnh minh hoạ)
Văn Chiêu Chân hoàng hậu sinh năm 182 còn được gọi với cái tên Chân Mật và Chân Lạc, thời Hán Linh Đế, người quận Trung Sơn (nay là Chính Định, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc).
Cha của Chân Lạc mất năm nàng 3 tuổi. Đến 9 tuổi, Chân Lạc trở nên vô cùng thông minh, biết cách tự học chữ đọc sách.
Sau này, khi đến tuổi thành thân, Chân Mật được bá chủ phương Bắc đương thời là nhà quân phiệt Viên Thiệu cưới về cho con trai Viên Hy.
Nhiều sách kể rằng, họ Viên dần dần bị Tào Tháo triệt hạ. Năm 204, quân Tào Tháo chiếm được thủ phủ của Ký Châu, Chân Mật đã lọt vào tay quân Tào. Khi thắng trận, Tào Phi - con trai Tào Tháo - dẫn quân xông thẳng vào nhà họ Viên thì thấy vợ Viên Thiệu và Chân Mật đang ôm nhau khóc.
Thấy đầu bù, mặt nhọ, Tào Phi đã kéo nàng Chân lại gần, dùng ống tay áo nhẹ nhàng lau mặt cho nàng và tự nhiên xúc động thốt lên "Thật là một tiên nữ!". Sau đó, Tào Phi hứa sẽ bảo toàn cho cả gia đình.
Nhiều chính sách khác lại kể rằng, vì nghe đồn về nhan sắc kiều diễm của Chân thị, chính Tào Tháo rất thèm khát nên khi đem quân triệt hạ họ Viên đã có ý định chiếm lấy nàng về mua vui cho mình. Vì thế, ông ta ra lệnh không ai được xâm phạm đến gia quyến nhà họ Viên. Thật không may là cậu con trai nhanh chân hơn đã chiếm được người đẹp, khiến Tào Tháo tuy tiếc đứt ruột vẫn phải cưới nàng cho con trai mình.
Sau khi kết hôn với Tào Phi, quốc sắc thiên hương Chân Mật hạ sinh con trai đặt tên là Tào Tuấn. Nhưng vì sinh non nên nàng bị gièm pha rằng đó là con của Viên Hy chứ không phải giọt máu nhà họ Tào. Chính những thị phi đó đã dần khiến Chân Mật bị thất sủng, dù cho sau khi Tào Tháo mất, Tào Phi lên ngôi và nàng trở thành vợ vua, mẹ của thái tử Tào Tuấn.
Tào gia sóng gió vì người đẹp
Riêng về mối quan hệ giữa Tào Thực - em trai Tào Phi - với Chân Mật, nhiều sách vở cho biết, từ lâu họ đã có tình cảm sâu nặng song "mặt ngoài còn e".
Không ít sách vở viết rằng, giữa Tào Thực và Chân thị từ lâu đã có tình cảm sâu nặng nhưng không ai nói ra, chỉ để lộ qua ánh mắt. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Tào Thực bị Tào Phi ghét cay ghét đắng, ra sức chèn ép.
Sẵn có tài văn thơ, lại là người học rộng biết nhiều, Tào Thực dễ khiến tâm hồn Chân Mật rung động. Còn Tào Thực thì xiêu lòng trước sắc đẹp và vẻ dịu dàng, hiền hậu của chị dâu, lại xót thương cho tình cảnh bất hạnh của Chân Mật nên hai người đã cảm mến nhau.
"Lạc Thần phú" được Tào Thực sáng tác khi Chân Hoàng hậu - chị dâu của ông - đã qua đời. Tào Thực dùng hình ảnh ẩn dụ của "Mật Phi - thần của Lạc Thủy" để nói về vẻ đẹp của nàng Chân Mật.
Người đời sau thậm chí đã nghi ngờ giữa Tào Thực và chị dâu đã có một cuộc tình lãng mạn nhưng không thành, khiến em trai Ngụy Văn Đế một đời đau khổ. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng.
Hồng nhan bạc mệnh
Ảnh minh hoạ.
Cuộc hôn nhân của Chân Mật với Tào Phi có vài năm hạnh phúc. Chân Hoàng hậu sinh cho Phi một con trai và một con gái. Con trai bà chính là Ngụy Minh Đế Tào Duệ mà "kẻ diệt Ngụy" Tư Mã Ý rất e sợ và khâm phục.
Một trong những tình địch ghê gớm nhất của Chân Mật là Quách thị. Vì Chân Mật là vợ cả lại là người có sắc đẹp hơn người nên Quách thị luôn tỏ ra ghen tức quyết tâm tiêu diệt Chân Mật để trở thành chủ hậu cung. Bày mưu tính kế chán chê nhưng không hại được Chân Mật nên Quách thị đã sử dụng chiêu bài "độc", để bùa trong phòng của Tào Phi rồi tố cáo Chân thị yểm bùa hãm hại chồng.
Vốn tính đa nghi, Tào Phi cho người điều tra và quả nhiên tìm thấy tượng gỗ có khắc tên mình trong phòng của Chân Mật. Chứng cớ rành rành, nàng bị Tào Phi ra lệnh cho uống thuốc độc tự tử. Thảm thương hơn, khi chết, nàng còn bị nhét đầy cám vào mồm, rũ tóc che khuất mặt mới được mai táng. Vậy là kết liễu cuộc đời mỹ nữ lừng danh thời Tam Quốc ở tuổi 39.
Mãi tới khi Tào Phi qua đời, Tào Duệ lên ngôi thì Chân Mật mới được truy phong làm Văn Chiêu Hoàng hậu. "Lạc Thần Phú" mà Tào Thực viết về mỹ nhân này cũng trở thành tác phẩm nổi tiếng Trung Quốc suốt hàng nghìn năm.
Văn Chiêu Chân hoàng hậu.
"...Hình dáng của nàng,
Nhẹ nhàng như chim hồng bay,
Uyển chuyển như rồng lượn.
Rực rỡ như cúc mùa thu,
Tươi rạng như tùng mùa xuân.
Phảng phất như mặt trăng bị mây nhẹ che lấp,
Phiêu diêu như tuyết bị gió thổi cuốn lên.
Từ xa ngắm nhìn, trắng như ráng mặt trời lên trong sương sớm,
Tới gần nhìn kỹ, rực rỡ như hoa sen lên khỏi dòng nước trong.
To nhỏ vừa chuẩn,
Dài ngắn vừa thích hợp.
Vai như vót đẽo thành,
Eo như lấy dải lụa thắt lại.
Cổ trước sau thon dài,
Da trắng hé lộ.
Sáp thơm không cần thêm,
Phấn màu chẳng cần thoa.
Búi tóc cao như mây bồng,
Lông mày cong thon.
Môi son rực rỡ bên ngoài,
Răng trắng tinh khiết ở trong.
Con ngươi sáng liếc nhìn,
Má lúm đồng tiền hiện trên má.
Phong tư kiều diễm phiêu dật,
Dung nghi tĩnh lặng nhàn nhã.
Dáng vẻ nhu mì khoan thai,
Tiếng nói đầy mê hoặc.
Trang phục nàng diễm lệ lạ thường không có trên đời,
Cốt cách tướng mạo như trong tranh vẽ.
Mặc áo lụa bừng sáng,
Ngọc đeo tai toả màu biếc.
Đeo lông chim phí thuý vàng làm trang sức ở tay,
Kết ngọc minh châu đeo quanh người.
Đeo giày viễn du thêu hoa văn,
Quần lụa nhẹ nhàng phấp phới.
Ẩn trong hương thơm nồng của hoa lan,
Bồi hồi dạo bước bên sườn núi...".
Trích đoạn miêu tả vẻ đẹp của Chân Lạc trong bài thơ "Lạc Thần Phú".
Ngoài Văn Chiêu Chân hoàng hậu thời kỳ này còn có hai vị quốc sắc thiên hương nữa là Đại Kiều và Tiểu Kiều. Đại Kiều được miêu tả có vẻ đẹp nhu mì, đôi mắt diễm lệ nhưng luôn chất chứa âu sầu. Bản tính hiền hậu, nhút nhát, sống nội tâm yêu thích thêu thùa, nấu ăn, chăm sóc hoa lá. Ngược lại Tiểu Kiều dung mạo xinh đẹp, thông minh hơn người, đa tài đa nghệ, ham mê đọc sách, đánh đàn, ngắm hoa, làm thơ. Khi Tôn Sách và Chu Du đến thăm Kiều gia trang đã mê mẩn trước sắc đẹp của hai nàng. Tôn Sách đã cưới Đại Kiều còn Chu Du cưới nàng Tiểu Kiều.
Theo eva.vn
Bỏ gia tài bạc tỷ để lấy anh thợ xây, đêm tân hôn choáng váng khi nhìn thấy thứ ấy Ấy thế mà cặp đôi tưởng chừng chẳng liên quan đến nhau, hoa khôi làng và anh thợ xây ấy lại kéo dài tới hơn 2 năm. Trong thời gian ấy, không phải không có những kẻ thứ 3 mong chen vào mối quan hệ này, song tất cả chẳng thể thay đổi được tình cảm giữa hai người họ, cho tới một...