Đừng chỉ nhìn vào kỳ tích!
Nhiều người đã rất ngạc nhiên khi lần đầu tiên Tổ chức Du lịch Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và đứng đầu châu Á về tốc độ này.
Trong cả năm 2017, Việt Nam đón được 12,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng gần 30% so với năm 2016 và giúp tổng thu từ du lịch năm nay ước đạt hơn 510.000 tỷ đồng. Chưa hết, Vietravel đã trở thành công ty lữ hành Việt Nam đầu tiên và duy nhất được vinh danh là “Nhà điều hành tour du lịch trọn gói hàng đầu thế giới năm 2017″, Việt Nam cũng trở thành điểm đến du lịch Golf hấp dẫn nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2017…
Lần đầu tiên Tổ chức Du lịch Thế giới xếp Việt Nam đứng thứ 6 trong 10 điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới.
Không thể phủ nhận đây là kỳ tích phát triển chưa từng có của ngành du lịch Việt Nam từ khi thành lập đến nay. Thành quả năm 2017 được đánh giá là kết quả của quá trình nỗ lực làm chính sách tốt, thực hiện visa điện tử, tiếp tục miễn visa cho công dân một số nước, công tác xúc tiến, quảng bá được đẩy mạnh trên nhiều mặt trận. Đặc biệt, năm 2017 cũng là năm đầu tiên ngành du lịch thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã cho thấy những mục tiêu đặt ra đang dần trở thành hiện thực. Đây cũng là một dấu ấn quan trọng, góp phần khích lệ những người làm du lịch cả nước cùng phấn đấu để thực hiện mục tiêu đón 17-20 triệu lượt khách quốc tế vào năm 2020.
Dù vậy, thì nhiều chuyên gia vẫn cảnh báo ngành du lịch Việt Nam đang tồn tại rất nhiều vấn đề như thiếu sản phẩm có chất lượng, yếu và thiếu về nhân lực, chưa biết cách khai thác để khách du lịch chi tiêu nhiều hơn… Thực tế, ở đâu đó vẫn không thiếu cảnh “ăn xổi ở thì”, chưa quan tâm đến việc làm du lịch một cách bền vững. Đâu xa như tình trạng “chặt chém” khách gây bức xúc trong dư luận bấy lâu nay vẫn chưa thể dẹp bỏ được đã tạo nên một vết nhơ rất xấu xí cho ngành du lịch…
Tôi rất ấn tượng với chia sẻ của MC Trịnh Lê Anh – Phó Chủ nhiệm Khoa Du lịch, Đại học KHXH&VN Hà Nội về cách làm du lịch chú trọng chi tiết của người Nhật Bản. Trịnh Lê Anh, bản thân anh đã hơn 10 lần tới “đất nước mặt trời mọc” nhưng chưa bao giờ thấy nhàm chán vì người Nhật luôn tận tâm và tỉ mỉ vào các chi tiết dù nhỏ, nhưng lại tinh tế, mang lại thiện cảm để níu lòng du khách. Trong khi đó, cách làm du lịch ở Việt Nam hiện nay dường như vẫn chủ yếu hướng tới những nội dung, hình thức ở tầm vĩ mô chưa đi sâu khai thác vào những chi tiết tưởng như giản đơn.
Mới đây, khi bàn luận về việc xây dựng thương hiệu cho ngành du lịch, bà Tôn Nữ Thị Ninh cũng cho rằng, người Việt thường tự hào về có nhiều di sản, danh lam thắng cảnh và những bãi biển đẹp… mà quên rằng con người mới là vốn quý nhất để xây dựng thương hiệu.
Video đang HOT
Được biết, năm 2018, toàn ngành du lịch Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu ít nhất là 16 triệu lượt khách quốc tế. Có thể năm nay, chúng ta lại tiếp tục đạt mục tiêu, thậm chí lập kỳ tích mới. Tuy nhiên, đằng sau những con số mười mấy triệu khách ấy, có thống kê nào cụ thể về con số khách trở lại Việt Nam lần thứ 2,3…? Và điều tôi quan tâm là liệu chúng ta thu hút được thêm nhiều khách mới nhưng có giữ chân được những khách cũ?
Đà Lạt mùa phượng tím, cảnh đẹp lãng mạn tựa cổ tích
Phượng tím cùng lối kiến trúc đậm dấu ấn phương Tây của Đà Lạt, khiến du khách đặt chân đến đây như lạc vào một con phố nào đó ở nước ngoài.
Đà Lạt những ngày tháng 3, tháng 4, nhiều góc trời được nhuộm màu tím biếc, vừa mộng mơ lại vừa man mác chút buồn. (Ảnh: Phúc Dương)
Phượng tím là loài hoa giản đơn, níu chân những vị khách lữ hành với nét đẹp dịu dàng, đằm thắm và đầy hoài niệm. "Năm nào tôi cũng lưu lại bộ ảnh về phượng tím Đà Lạt với những cảm xúc riêng. Chúng đẹp nhưng man mác buồn, dễ khiến lòng người nhung nhớ, xốn xang", nhiếp ảnh gia trẻ Tiến Đà Lạt chia sẻ. (Ảnh: Tiến Đà Lạt)
Khi những cánh mai anh đào ngọt ngào cuối cùng rơi xuống thì cũng là thời điểm những cánh phượng tím Đà Lạt nở rộ khoe sắc. Từ tháng 3 đến cuối tháng 4 là thời điểm phượng tím nở rợp trời, du khách bốn phương tìm về chiêm ngưỡng. (Ảnh: Phúc Dương)
Dọc các tuyến phố ở Đà Lạt như Trần Phú, Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, quanh Hồ Xuân Hương... đều bung nở những cánh phượng tím. (Ảnh: Phúc Dương)
"Mình đã ghé thăm Đà Lạt nhiều lần, nhưng đây là mùa phượng tím đầu tiên mình được chiêm ngưỡng. Loài hoa này thu hút mình từ cái nhìn đầu tiên. Mình chụp hàng trăm tấm hình để có bức ảnh ưng ý nhất về phượng tím", bạn Phúc Dương (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ. (Ảnh: Phúc Dương)
Cứ đến mùa phượng tím, những người mê chụp ảnh lại tìm về Đà Lạt. (Ảnh: Phúc Dương)
Những cây phượng tím đầu tiên tại Đà Lạt: một cây trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, hai cây còn lại được trồng ở công viên hoa Đà Lạt. Khi những chùm hoa đầu tiên bắt đầu bung nở, người ta dần bị quyến rũ bởi màu tím mộng mơ ấy. Sau đó, hoa được trồng nhân rộng khắp thành phố như bây giờ. (Ảnh: Tiến Đà Lạt)
Phượng tím khi nở có hình ống, dài 4-5cm và mọc thành từng chùm. Cây phượng tím có thân gỗ lớn, thô nhám, cao từ 10-15m, tán phủ rộng với đường kính 5-7m và lá có hình dạng lá kép giống như lá cây phượng vĩ của Việt Nam. (Ảnh: Tiến Đà Lạt)
Phượng tím trở thành "chất liệu" giúp du khách có những bức hình vừa lãng mạn vừa độc đáo khi đến với Đà Lạt. (Ảnh: Đồng Ngô)
Cánh hoa mỏng manh màu tím biếc tạo nên sự lãng mạn, nên thơ cho Đà Lạt. (Ảnh: Đồng Ngô)
Còn chờ gì mà không xách balo lên và đi Đà Lạt ngắm mùa phượng tím mộng mơ. (Ảnh: Đồng Ngô)
Quảng bá điểm đến Cửu Trại Câu, Trung Quốc tại Nha Trang Ngày 26/1/2023 tại Nha Trang, Liên minh Group Tour Cửu Trại Câu cùng phối hợp tổ chức hội thảo xúc tiến và quảng bá điểm đến Cửu Trại Câu, Trung Quốc. Mùa đông ở Cửu Trại Câu. Buổi có sự tham của ông Phan Đình Phùng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Khánh Hòa và ông Lưu Thành Nhân, Phó Chủ tịch UBND...