Đừng chết vì thú cưng
Chó, mèo là vật nuôi phổ biến trong các gia đình và thú vui của rất nhiều người, thế nhưng, thói quen bồng bế, ôm ấp, hôn hít vật nuôi có thể khiến con người mắc nhiều bệnh nguy hiểm.
Thông tin về anh Văn Viết Điền, 42 tuổi, ở huyện Chơn Thành – Bình Phước, mắc “bệnh lạ”, toàn thân bị lột da, đen sạm, bị nghi nhiễm ký sinh trùng chó mèo khiến không ít người thích gần gũi những loài vật nuôi này phải giật mình.
Nhiều bệnh nguy hiểm
Theo BS Hoàng Xuân Đại, Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, các loài thú cảnh như chim, chó, mèo, chuột… đều tiềm ẩn những nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Thường gặp nhất là bệnh sán dây chó, sán lá phổi, giun đũa… Người mắc sán chó thường đau bụng, tiêu chảy, sút cân và khi chúng xâm nhập lên não sẽ gây viêm não.
Ngoài ra, con người cũng rất dễ nhiễm giun đũa chó, mèo, ký sinh trong ruột chó, mèo và trứng giun theo phân ra ngoài. Con người còn vô tình bị nhiễm trứng giun đũa chó qua thức ăn, nước uống hay tay bẩn khi chăm sóc chó. Sau khi nuốt phải, trứng giun xuyên qua thành ruột vào máu thành ấu trùng, di chuyển đến các cơ quan nội tạng như gan, tim, phổi, não, mô cơ… Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi ấu trùng ký sinh ở mắt, gan, tim, phổi.
“Khi cho các con thú yêu ngủ chung giường mà chúng bị nhiễm giun sán, trứng giun hoặc ấu trùng sán rơi ra giường sẽ lây sang người và gây bệnh. Còn khi âu yếm, hôn hít chúng, chính là ta đã tạo cơ hội lây bệnh cho mình”- BS Đại nói.
Video đang HOT
Theo PGS – TS Nguyễn Văn Đề, Bộ môn Ký sinh trùng ĐH Y Hà Nội, tại Bệnh viện Mắt Trung ương, nhiều bệnh nhân đến khám với các triệu chứng cộm, vướng, tấy đỏ và cảm giác có vật lạ trong mắt. Điều bất ngờ là khi thăm khám, phẫu thuật, người ta đã bắt được những con giun chỉ có kích thước chiều dài từ 4 cm đến 12,5 cm. Sau khi tiến hành giải mã gien, bệnh viện đã định danh loại giun chỉ nằm trong mắt hàng chục bệnh nhân ấy là giun ký sinh ở chó, mèo.
Theo một số bác sĩ nhi khoa, lông chó, mèo còn là thủ phạm kích thích các cơn hen ở trẻ nhỏ. Đã có không ít cháu nhỏ bị lên cơn hen cấp tính, thậm chí nguy đến tính mạng, vì bố mẹ cho chơi và ngủ cùng chó, mèo. BS Nguyễn Duy Hưng, Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết lông chó, mèo và ký sinh trùng có trên chó, mèo cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh dị ứng cho rất nhiều người. Bệnh nhân tới khám thường có các biểu hiện nổi mề đay với những mảng sẩn phù, đỏ tấy và ngứa dữ dội.
Cũng theo BS Đại, một mối nguy hiểm khác mà con người có thể mắc phải khi gần gũi chó, mèo là bệnh dại. Ở Viêt Nam, chó nhà nuôi và mèo là nguôn truyên dại cho người nhiêu nhât (khoảng gân 97%). Đây cũng chính là nguyên nhân khiến hàng trăm người tử vong mỗi năm do bị chó, mèo nhiễm virus dại tấn công. “Ngoài ra, đã có thời điểm chim cảnh cũng bị coi là thủ phạm mang đến căn bệnh cúm A/H5N1- BS Đại thông tin thêm.
Thú cưng “sạch” cũng dễ có bệnh
Theo các chuyên gia dịch tễ, nếu con người không đề phòng rất dễ bị nhiễm bệnh, có thể chết vì thú cưng. . Đặc biệt, trên cơ thể của mèo, chó thường có bọ, ve, ghẻ cư trú nên việc ôm ấp vật nuôi khiến những con bọ nhảy sang người và gây bệnh. Còn các bọ ve từ chó, mèo không chỉ gây ngứa ngáy mà cũng có thể là “vật trung gian” truyền dịch bệnh từ chuột, gây dịch hạch. “Đáng sợ nhất là những căn bệnh mà thú cưng truyền cho người không thể nhận biết trước, bởi chúng đang trong thời gian ủ bệnh nên vẫn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Thông thường, chu kỳ phát hiện của ký sinh trùng trên cơ thể vật nuôi khoảng 3 tuần, tuy nhiên, có những vật nuôi thời gian ủ bệnh hàng tháng, hàng năm”- BS Đại lưu ý.
PGS-TS Nguyễn Văn Đề khuyến cáo không chỉ chó, mèo thả rông mà cả chó mèo cảnh đã được tắm rửa sạch sẽ cũng không loại trừ các loại ký sinh này. Bởi vậy không nên âu yếm chó, mèo, hôn hít chúng vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Với những người thường xuyên gần gũi chó, mèo nên rửa tay sạch, thậm chí thay quần áo sau khi chơi đùa, chăm sóc chúng, đặc biệt là không ngủ chung với vật nuôi.
Phải biết chăm sóc thú cưng
Theo các chuyên gia về thú y, chó, mèo phải được tắm từ 1-2 lần/tuần bằng loại dầu tắm riêng để loại bỏ trứng giun bám vào lông tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin từ khi chúng được 2 tháng tuổi, tẩy giun sán định kỳ 3-6 tháng/lần. Khi vật nuôi có các biểu hiện bệnh như lông rụng vung vãi, con vật ngứa ngáy, dụi người vào tường để gãi hoặc có những dấu hiệu bất thường như bỏ ăn, ủ rũ, không nhanh nhẹn, rên rỉ… phải đưa đến các phòng khám thú y.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Vụ sụt 40kg, lột da: Vẫn là bệnh "lạ"
Liên quan đến căn bệnh của anh Văn Viết Điền (SN 1970, ngụ tỉnh Bình Phước), nhiều chuyên gia y tế cho rằng chưa đủ cơ sở khẳng định do nhiễm ký sinh trùng chó, mèo.
Chị Ung Thị Mỹ Hạnh, vợ anh Điền, cho biết suốt thời gian qua, chồng chị điều trị ở nhiều bệnh viện, phòng khám tại TPHCM và Bình Phước nhưng đều không hiệu quả. "Mong các cơ quan chức năng tìm ra hướng điều trị mới để giúp chồng tôi thoát khỏi căn bệnh này" - chị Hạnh nói.
Anh Điền đang nằm tại nhà với căn bênh "lạ". Ảnh: TÂN TIẾN
Theo PGS-TS-BS Trần Thị Hồng, Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh - Vi nấm học ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy anh Điền nhiễm 4 loại ký sinh trùng là E. Histolytica - Amip, giun đũa Toxocara SP, giun lươn Strongyloides Stercoralis và sán dải heo Cysticercose. "Việc phát hiện có ký sinh trùng trong máu bệnh nhân không có nghĩa bệnh đó do ký sinh trùng gây nên. Để xác định rõ nguyên nhân gây bệnh, cần đến nhiều xét nghiệm khác" - bà Hồng nhận định.
TS-BS Lê Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cũng cho rằng chưa đủ cơ sở để kết luận bệnh của anh Điền là do ký sinh trùng chó, mèo gây ra. "Muốn xác định chính xác bệnh này, ngoài thử máu và xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán, còn phải có thêm nhiều yếu tố lâm sàng khác" - ông Hùng nói.
Ngày 26-9, truy lại hồ sơ bệnh án của anh Điền trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, các bác sĩ cho rằng có thể do dị ứng thuốc và nhiễm trùng. Ths-BS Võ Minh Quang, Phó Phòng Tổng hợp Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, cho biết anh Điền đã 2 lần điều trị tại đây. Trước khi nhập viện, bệnh nhân sốt 10 ngày, nổi ban và được BS tư ở địa phương truyền dịch, cho uống thuốc (không rõ thuốc gì) nhưng không khỏi mà còn bị lở loét, phù.
Lần nhập viện thứ nhất (ngày 3-8-2011), anh Điền trong tình trạng sốt cao, nổi hồng ban, lở loét miệng, amidan sưng to và có mủ. Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân âm tính với vi trùng, tuy nhiên, bạch cầu tăng cao 17.420 (bình thường chỉ 10.000), gan yếu, men gan cao 362 U/L (bình thường 50 U/L), ái toan (EOS) ở mức bình thường 0,6% (nếu nhiễm ký sinh trùng thì mức này sẽ tăng 40%).
Bệnh nhân được chẩn đoán bị dị ứng nghi do thuốc trên nền nhiễm trùng và được điều trị theo phác đồ chống dị ứng và nhiễm trùng với các loại thuốc chống dị ứng, vitamin, kháng sinh. Điều trị đến ngày thứ 4 thì bệnh nhân bớt sốt và được xuất viện trong tình trạng sức khỏe cải thiện, dị ứng giảm, không còn lở loét, gan bình thường...
Trước khi nhập viện lần thứ 2 (ngày 27-9-2011), anh Điền bị viêm phổi và có đến Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch điều trị, sau đó da đỏ toàn thân. Trong lần nhập viện thứ 2, anh Điền trong tình trạng da đỏ, bong vảy, phù mắt, sốt nhẹ và được Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM điều trị theo phác đồ chống dị ứng, nhiễm trùng. Trong quá trình điều trị, bệnh viện đã mời các BS của Bệnh viện Da liễu TPHCM tiến hành 3 lần hội chẩn. Đến ngày 18-10, bệnh nhân vẫn trong tình trạng da đỏ toàn thân, tiểu cầu giảm, viêm phổi và được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị.
ThS-BS Võ Minh Quang cho biết tuy việc nhiễm trùng đã được khống chế, điều trị dứt nhưng những biến chứng do dị ứng thuốc đã bắt đầu lộ ra với các biểu hiện da đỏ, khô, dày lên và sạm đen.
Lo ngại khó đáp ứng điều trị
Theo PGS-TS-BS Trần Thị Hồng, chị Ung Thị Mỹ Hạnh cho biết hiện gia đình không có chi phí để tiếp tục điều trị cho anh Điền. "Về vấn đề này, tôi cùng các đồng nghiệp có thể vận động một số nơi để giúp đỡ anh Điền tiếp tục điều trị. Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất là cơ địa của bệnh nhân có khả năng đáp ứng thuốc hay không vì anh Điền đang trong tình trạng suy kiệt, cơ địa không tốt" - bà Hồng lo lắng.
Theo NGUYỄN THẠNH - ANH THƯ (Người lao đông)
Vụ người sút 40kg, lột da: Tìm ra "thủ phạm" Ông Điên sau khi mắc bênh (Ảnh: B.Liêm - Tuổi trẻ) Ngày 24/9, gia đình bệnh nhân Văn Viết Điền (sinh năm 1970, trú tại ấp 6, xã Minh Lập, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) cho biết đã nhận thông báo kết quả xét nghiệm của ông Điền từ Bệnh viện đa khoa Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo...