Dừng chân bên Cung An Định, check-in những tấm ảnh đẹp
Bước chân vào Cung An Định nổi tiếng Cố đô Huế, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc lộng lẫy, có giá trị nghệ thuật cao cũng như lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ bên trong cung.
Đến Huế du lịch, nhiều du khách yêu thích tìm về những giá trị xưa cũ, hòa mình vào di tích cổ kính rêu phong, tìm hiểu về lịch sử và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc độc đáo…
Ngoài Đại Nội Huế cùng các lăng vua Nguyễn…, Cung An Định luôn được nhiều du khách, nhất là giới trẻ tìm đến.
Họ thích thú và ấn tượng ngay với Cung An Định bởi vẻ đẹp cổ kính của công trình nổi tiếng này.
Tọa lạc bên dòng sông An Cựu, Cung An Định nằm trên con đường Phan Đình Phùng, TP Huế.
Đến đây, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc lộng lẫy, có giá trị nghệ thuật cao cũng như lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ bên trong cung.
Video đang HOT
Cung An Định là tác phẩm kiến trúc kết hợp, hòa trộn Á – Âu và là công trình tiêu biểu cho quá trình phát triển của mỹ thuật triều Nguyễn trong những năm đầu của thế kỷ 20 đến năm 1945.
Cung An Định là một trong số ít địa chỉ lịch sử gắn liền với cuộc đời của các vị hoàng đế triều Nguyễn cùng một số thành viên khác trong gia đình Hoàng tộc, như bà Từ Cung, Nam Phương Hoàng hậu…
Theo tài liệu, Cung An Định nguyên trước đây là phủ Phụng Hóa Công (là tước vị của vua Khải Định khi còn là hoàng tử) được xây dựng vào năm 1902, dùng làm nơi ăn chốn ở dành riêng cho hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Đảo (con trai đầu của vua Đồng Khánh khi vừa “xuất phủ” năm lên 18 tuổi).
Vào năm 1917, vua Khải Định dùng tiền riêng để cải tạo phủ lại thành cung theo lối kiến trúc hiện đại. Đầu năm 1919, công việc xây dựng hoàn tất.
Từ năm 1922, cung An Định trở thành tiềm để của Đông Cung Thái tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại về sau). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, gia đình cựu hoàng Bảo Đại từ Hoàng Cung chuyển qua sinh sống ở Cung An Định.
Cung An Định có địa thế bằng phẳng, mặt quay về hướng Nam, phía trước là dòng sông An Cựu làm yếu tố “minh đường”.
Công trình có kiến trúc đẹp, bề thế, mang dáng dấp kiến trúc thời Pháp thuộc, pha lẫn với lối kiến trúc cung đình Huế.
Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình như bến thuyền, cổng chính, đình Trung Lập, lầu Khải Tường, nhà hát Cửu Tư Đài, hai dãy nhà ngang Tả, Hữu, hồ nước…
Trải qua thời gian, đến nay Cung An Định chỉ còn lại 3 công trình khá nguyên vẹn gồm cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Tường.
Lầu Khải Tường là công trình kiến trúc chính của Cung An Định. Chữ Khải Tường (nghĩa là nơi khởi phát điềm lành), tên lầu là do vua Khải Định đặt. Lầu được trang trí công phu, đặc biệt là phần nội thất tầng 1 với các bức tranh tường có giá trị nghệ thuật cao.
Cùng với các công trình kiến trúc khác dưới thời vua Khải Định như lăng Khải Định, lầu Kiến Trung…, cung An Định được xem là đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc Việt Nam trong giai đoạn Tân Cổ điển.
Là một trong những công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới, Cung An Định ngày nay đã trở thành điểm đến quen thuộc của nhiều du khách gần xa.
Về miền di sản Cố đô Huế
Lịch sử vùng đất Cố đô Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị nổi bật.
Những công trình tại Quần thể Di tích Cố đô Huế vẫn giữ được nét độc đáo riêng có của hàng trăm công trình kiến trúc, nghệ thuật mang giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa xứ Huế và Việt Nam.
Quần thể di tích Cố đô Huế bao gồm các di tích liên quan đến triều Nguyễn, nằm dọc 2 bên bờ sông Hương thuộc phạm vi thành phố Huế và các huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lộc, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Cách đây 30 năm (ngày 11/12/1993), Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã công nhận Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
Lịch sử vùng đất Cố đô Huế đã tạo ra những di sản văn hóa có giá trị tiêu biểu, song do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai và thời gian đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Năm 1981, sau khi nghiên cứu và khảo sát Quần thể di sản Huế, ông M'Bow - Tổng Giám đốc UNESCO lúc bấy giờ đã ra lời kêu gọi cứu vãn di sản văn hóa Huế với thông điệp: "Di sản Huế đang ở trong tình trạng lâm nguy, đang đứng bên vực thẳm của sự diệt vong và sự quên lãng" và chỉ có "một sự cứu nguy khẩn cấp" với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế thì mới có thể giúp Cố đô Huế thoát ra khỏi tình trạng trên.
Các công trình của Quần thể Di tích Cố đô Huế thu hút đông đảo du khách tham quan.
Trải qua những biến thiên của lịch sử, Quần thể Di tích Cố đô Huế vẫn giữ được nét độc đáo riêng có của hàng trăm công trình kiến trúc, nghệ thuật tuyệt mỹ, mang giá trị đặc biệt về lịch sử và văn hóa xứ Huế và Việt Nam. Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.
Kinh thành Huế được xây dựng từ đầu thế kỷ XIX (dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng), tọa lạc ở phía Bắc sông Hương, mặt quay về hướng Nam. Về tổng thể kinh thành Huế gồm có 3 vòng thành. Mỗi vòng thành đều có chức năng riêng, tất cả đều hướng về phía Nam (lệch Đông). Về tổng thể kinh thành Huế gồm có 3 vòng thành. Mỗi vòng thành đều có chức năng riêng, tất cả đều hướng về phía Nam (lệch Đông).
Tên gọi của 3 vòng thành ấy theo thứ tự ngoài lớn vào phía trong nhỏ. Kinh thành: vòng ngoài cùng gồm 13 cửa ra vào (11 cửa đường bộ và 2 cửa đường thủy). Hoàng thành: vòng thành giữa gồm 4 cửa ra vào. Tử cấm thành: vòng thành trong cùng. Lúc mới xây dựng thì chỉ có 7 cửa. Về sau trổ thêm 4 cửa. Tổng thể kiến trúc còn khá nguyên vẹn với gần 140 công trình lớn nhỏ qua hơn 200 năm. Kinh thành Huế với 13 cửa ra vào đều có tên chữ Hán khắc ở mặt trước và sau cửa. Đây là tên chính thức của Nhà Nguyễn đặt. Còn người dân thì vẫn hay gọi tên theo thói quen liên hệ tới một cái gì đó cho dễ nhớ.
Là một phần trong Quần thể Di tích Cố đô Huế, Đại Nội Huế mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều Nguyễn. Đại Nội là trung tâm chính trị, nơi ăn ở, sinh hoạt của cả 13 đời vua nhà Nguyễn. Đại Nội rộng 40 ha, việc xây dựng kéo dài suốt 27 năm, từ thời vua Gia Long 1805 và hoàn thành vào thời Minh Mạng 1832.
Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời. Ảnh: VT.
Kỳ đài Kinh thành Huế mang giá trị văn hóa, lịch sử lâu đời, được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807), Kỳ đài Kinh thành Huế là di tích trong Quần thể di tích của Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1993.
Kỳ đài toạ lạc tại mặt trước kinh thành Huế, được xây dựng vào năm 1807. Kỳ đài gồm có hai phần chính là đài cờ và cột cờ. Phần đài cờ có 3 tầng chóp cụt xếp chồng lên nhau. Tầng 1 có chiều cao hơn 5,5m, tầng 2 cao khoảng 6m và tầng thứ 3 cao hơn 6m. Tổng độ cao của phần cột cờ khoảng 18m. Công trình xây bằng gạch, ba tầng như ba hình tháp cụt xếp chồng lên nhau. Trên mặt đài, trước đây có hai điểm canh và bốn pháo xưởng để bố trí bốn khẩu đại bác. Trên đỉnh cột cờ còn đặt một trạm quan sát gọi là Vọng Đẩu. Trong những trường hợp cần thiết, lính canh sẽ trèo lên Vọng Đẩu dùng kính Thiên lý quan sát các hoạt động ngoài bờ biển.
Với niên đại hơn 200 năm, kỳ đài là một trong những điểm sáng của du lịch Huế nhờ lối kiến trúc ấn tượng và những giá trị văn hóa sâu sắc, minh chứng cho lịch sử của triều đại nhà Nguyễn. Kỳ đài là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đặc biệt ngày 21/8/1945, lần đầu tiên lá cờ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tung bay trên đỉnh Kỳ đài. Ngày 23/8/1945, Cách mạng Tháng 8 bùng nổ và thành công ở Huế.
Phu Văn Lâu là nơi niêm yết các văn bản triều đình nhà Nguyễn cần bố cáo cho thần dân như chiếu chỉ của nhà vua, bảng kết quả các cuộc thi.
Phu Văn Lâu gần bờ bắc sông Hương. Công trình nằm trên trục chính của quần thể kiến trúc cố đô Huế gồm Điện Thái Hòa - Ngọ Môn - Kỳ Đài - Phu Văn Lâu - Nghinh Lương Đình - Hương Giang - Ngự Bình. Đây là nơi niêm yết các văn bản triều đình nhà Nguyễn cần bố cáo cho thần dân như chiếu chỉ của nhà vua, bảng kết quả các cuộc thi Hội, thi Đình; hoặc tổ chức cuộc lễ có sự hiện diện của nhà vua, triều thần và dân chúng...
Hiện nay, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa Cố đô Huế đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. Di sản văn hóa Huế đang phát huy hiệu quả vai trò, vị trí và giá trị của mình trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững, góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc, phục vụ phát triển du lịch, không ngừng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân và đặc biệt là chiếm được nhiều cảm tình của du khách trong nước cũng như bạn bè trên khắp thế giới. Theo đánh giá của UNESCO, trong giai đoạn hiện nay, Quần thể di tích Cố đô Huế là di sản thế giới được bảo tồn rất tốt và là một trong những mô hình quản lý di sản có hiệu quả ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Bổ sung sản phẩm du lịch đường sắt trên tuyến Đà Nẵng - Huế Chuyến tàu "Revolution Express" sẽ khởi hành hàng ngày giữa Đà Nẵng và Cố đô Huế, sau lễ ra mắt dự kiến vào tháng 12/2024 hoặc tháng 1/2025. Hành trình này đưa du khách trải nghiệm phong cảnh hùng vĩ qua đèo Hải Vân, dừng lại ở ga Lăng Cô - nơi có phong cảnh đầm phá và bãi biển tuyệt đẹp. Trải...