Đừng ‘chăm’ anh như thế!
“Trưa nay em không về nhà, anh nhớ ăn uống cho đầy đủ nhé”, “Hôm nay trời lạnh, ăn mặc cho gọn gàng vào”,
“Này anh, gửi xe đừng quên lấy vé nhé”, “Anh mặc ít thế không sợ cảm lạnh à?”, “Anh đeo khẩu trang vào đi, đường bụi thế dễ viêm họng”, – Nếu bạn “đảm” đến mức luôn mồm nhắc chồng những lời thế này thì quả là sai lầm.
Chăm sóc theo cách của người mẹ
Cứ cuối ngày làm việc, anh Hùng lại rủ rê bọn tôi đi uống bia. Cũng chẳng lạ, tuy có một vợ và hai con nhưng anh vẫn thích đi tụ tập bạn bè. Ai cũng lấy làm lạ vì gia đình anh khá mẫu mực, vợ đẹp con xinh và chị Lý vợ anh lại hết sức quan tâm và chiều chồng. Ấy vậy mà, chiều chồng quá là lý do làm chàng sợ về nhà. Anh tâm sự, cứ về đến nhà, vợ lại hỏi đủ thứ chuyện trên trời dưới bể. Từ chuyện đi làm có bị muộn không rồi trưa ăn gì, ở đâu có đảm bảo sức khỏe không đến chuyện đi đường có đeo khẩu trang cho đỡ bụi không…?
Căng thẳng hơn những hôm anh hơi ho, hơi ốm thì chị nhà đã lo sốt vó lên cùng tần suất phát thanh về những câu hỏi thăm làm anh phát ngán ngẩm. Hỏi thăm rồi còn đỡ, hết màn hỏi thăm, chị Lý còn chu chéo như mẹ mắng con “ Tại anh nhé, tôi đã bảo mà không nghe, đi đường chẳng đội mũ, khẩu trang có mà không đeo, bây giờ thì sướng chưa, sướng chưa, hả?”
Nghĩ lại anh thấy sợ. Rồi anh tặc lưỡi, đi về giờ nào cũng từng ý câu hỏi thì thôi, về muộn hơn cho thoải mái đầu óc.
Đừng chăm anh như mẹ (Ảnh minh họa)
Anh thì cần tiêu tiền làm gì?
Mỗi khi bạn cơ quan rủ đi nhậu thì y như rằng hết lý do này lý do nọ anh Hữu Nghĩa (Hà Nội) đưa ra nhưng ai cũng biết, anh không có tiền trong túi nên ngại tham gia. Lý do rất đơn giản, vợ quản quá kỹ tài chính trong nhà. Anh nghĩa kể, cứ khi nào đến kỳ lương, cô vợ cầm thẻ rút hết tiền cất vào tủ khóa kỹ. Đến những khoản làm thêm anh cũng bị phát hiện. Anh ngán ngẩm “chắc do bà xã làm kế toán nên kỹ tính cũng nên.”
Anh quá chán nản mỗi sáng sáng lại chìa tay xin vợ tiền. Chị Ngọc Quỳnh vợ anh quy định “Mỗi ngày 50 nghìn, sáng thì phở em mua, trưa thì cơm em sắp, tối thì về nhà ăn, còn lại 50 nghìn để đấy phòng hỏng xe.” Rồi “ Anh cầm tiền rồi lại tiêu hoang, quá đà, rượu chè bù khú lung tung chứ hay ho cái gì”…
Video đang HOT
Ngủ cũng phải đúng giờ
Trường hợp của anh Nam nghĩ vừa thương vừa buồn cười. Anh là dân lập trình viên chính hiệu, ra trường đi làm một thời gian lập gia đình với một cô tiểu thư cũng chính gốc, đỏng đà đỏng đảnh. Cứ 5h chiều vợ lại hò như gọi đò bắt chồng về ăn cơm. Cứ đến 9h tối là vợ lại hò hét bắt chồng đi ngủ. Nam cứ cầm ngồi vào bàn làm việc y như rằng chị vợ lườm cho “tới số”. “Anh phải ngủ cho đúng giờ, đủ giấc mới khỏe được.” Vì là dân lập trình, công việc đòi hỏi Nam phải thức khuya dạy sớm nhưng vợ nhất quyết không thông cảm. “ Anh ở nhà đi, bố mẹ em nuôi” Câu này làm Nam mất hết hứng phấn đấu.
Rút kinh nghiệm, một lần Nam phải ở lại cơ quan dựng hệ thống, chị vợ gọi điện, quát tháo, anh cũng chỉ nhỏ nhẹ nói “ anh bận quá, chờ anh tí, rồi anh về.” 15 phút sau thấy chị vợ quần áo lộc xộc, thở hổn hển chạy xộc vào phòng quát ầm lên bắt về. Rất xấu hổ nhưng cũng thương vợ nên chàng lại lầm lũi xin về.
Hàng ngày trước ánh mắt ngạc nhiên của đồng nghiệp và sự không hài lòng của sếp, sau khi chuông điện thoại rung, Nam ra về rất luôn để đảm bảo vợ không bực.
Càng ngày, Nam không đáp ứng được yêu cầu công việc được đề ra. Rất nhiều cơ hội đến với Nam nhưng chàng chẳng có thời gian để thử sức, với lý do rất đơn giản là vợ vui.
Anh không muốn bị kiểm soát quá kĩ (Ảnh minh họa)
Đừng coi anh là thằng ranh mới lớn!
Theo Chuyên gia tâm lý Phùng Ngọc Ý (Trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình) cho biết, nếu những bà vợ “đảm” đến mức luôn mồm nhắc chồng những lời thế này thì quả là sai lầm. Sai lầm rất lớn khi chăm sóc chồng như chăm sóc con. Trong bất cứ trường hợp nào, hãy hiểu rằng họ là những người đàn ông chứ không phải là những cậu bé.
Người đàn ông luôn tự ngầm hiểu rằng mình là trụ cột trong gia đình và họ luôn cố gắng làm điều đó. Vì thế, sẽ thật sai lầm khi bạn luôn giành thế chủ động về phía mình. Người vợ nắm hầu bao trong gia đình là chuyện bình thường, song đừng bao giờ để anh ấy lúc nào trong túi cũng chỉ có vừa đủ tiền ăn sáng, ăn trưa và uống vài cốc trà đá.
Hãy hiểu tính tự ái của người đàn ông rất cao. Những việc làm của bạn sẽ làm anh ấy nghĩ bạn coi anh ấy là một cậu bé đang cần hoàn thiện mình.
Rất nhiều chị em đã gọi điện đến trung tâm tư vấn tâm lý và thắc mắc tại sao càng quan tâm đến chồng thì họ càng trở nên cáu gắt và xa cách mình hơn. Đơn giản, bạn đã quan tâm không đúng cách.Thế nhưng, nhiều bà vợ không nhận ra điều đó và ngày càng đào thêm hố sâu ngăn cách, đẩy anh ấy vào trạng thái nghẹt thở của cuộc sống gia đình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mưa lạnh, người già, trẻ em đổ bệnh
Hà Nội và các tỉnh miền Bắc đang trải qua những ngày mưa lạnh. Đây cũng là điều kiện để các virus gây bệnh viêm đường hô hấp, bệnh huyết áp và tai biến mạch máu não, bệnh xương khớp tấn công người già và trẻ nhỏ.
Chỉ trong buổi khám hôm qua, bác sĩ Nguyễn Văn Long, Khoa Khám bệnh (bệnh viện Lão Khoa, Hà Nội) đã khám cho 50 người cao tuổi. Con số này tăng hơn 10 người so với tuần trước khi thời tiết chưa trở lạnh.
Bác sĩ Long cho biết, mùa rét lượng bệnh nhân cao huyết áp gặp các tai biến nhập viện sẽ tăng lên. Đặc biệt là tai biến mạch máu não.
Bác sĩ Trung Anh, Trưởng khoa Khám bệnh (Bệnh viện Lão Khoa) cho hay, thời tiết không phải là căn nguyên gây các biến chứng ở người bệnh cao huyết áp, nhưng là yếu tố khiến mạch máu co lại, huyết áp tăng và các biến chứng xuất hiện. Các bệnh nhân phình tắc động mạch chủ sẽ có biểu hiện cây động mạch chủ bị xé, nếu vết xé lớn bệnh nhân có thể tử vong, trường hợp nhẹ hơn có thể đột quỵ hoặc hôn mê.
Do đó trong những ngày trời rét bác sĩ khuyến cáo người bệnh cao huyết áp cần giữ ấm cơ thể. Ngoài mặc đủ ấm, người bệnh cần được bổ sung nhiệt bằng các biện pháp như sưởi ấm, cung cấp đủ dinh dưỡng. Người bệnh cao huyết áp cần uống thuốc đều đặn và đo huyết áp thường xuyên.
Bác sĩ Long khuyên người cao tuổi không nên thay đổi đột ngột nhiệt độ trong nhà, cần cảnh giác bị tai biến khi đang ở trong phòng ấm, mở cửa và bị gió lùa, hoặc bị tai biến sau khi ra khỏi chăn đột ngột.
Vào thời điểm này, khí hậu đang giai đoạn chuyển mùa, độ ẩm cao, nhiệt độ không khí luôn thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến số bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Ngoài ra, cũng nhiều người cao tuổi bị các bệnh viêm đường hô hấp. Phần lớn các bệnh nhân này bị viêm họng, một số trường hợp bị viêm phổi.
Thời tiết rét cũng khiến nhiều bệnh nhân cao tuổi bị các bệnh về xương khớp. Vào mùa lạnh, các mạch máu trở nên kém tuần hoàn máu. Dấu hiệu nhận biết là đau khớp gối, sưng nề, vận động khớp gối khó khăn, nhất là các vận động gập duỗi cẳng chân, bước lên cầu thang...
Người bệnh ít khi sốt, trong các trường hợp này, nên vận động chân từ từ, sau một vài động tác sẽ giảm đau cho khớp. Có thể dùng một số loại rượu thuốc để xoa bóp nhằm làm tăng lượng máu lưu thông tại chỗ. Đây là tình trạng viêm vô khuẩn nên việc sử dụng kháng sinh là không cần thiết.
Bác sĩ khám cho trẻ bị viêm đường hô hấp.
Trẻ em mắc các bệnh viêm đường hô hấp
Trời mưa lạnh khiến khoa Khám bệnh (Bệnh viện Nhi T.Ư) có đông bệnh nhân đến khám hơn bình thường. Bác sĩ Cù Thị Minh Hiền, Phó khoa khám bệnh cho biết, phần lớn bệnh nhi đến khám bị bệnh viêm đường hô hấp, sốt.
Viêm đường hô hấp trên gồm viêm họng, hầu mũi, viêm thanh quản, VA, viêm các xoang. Tuy là bệnh không gây nguy hiểm tức thời nhưng đôi khi hậu quả của nó gây phiền phức cho người bệnh. Vi khuẩn có thể đi vào máu gây nhiễm trùng huyết, màng não. Bệnh được chia thành hai dạng mãn tính và cấp tính.
Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là một trong ba nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong năm (3-5 lần) do đó gây ảnh hưởng sức khoẻ và tính mạng của trẻ.
Bác sĩ Hiền cho biết, phần lớn các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em là do virus. Trên thực tế, các bệnh do virus gây ra không cần dùng đến thuốc kháng sinh điều trị. Dùng thuốc kháng sinh có hại cho sức khỏe, đặc biệt là với trẻ em. Việc điều trị kháng sinh kéo dài (từ một tuần đến 10 ngày) vừa tốn kém lại dễ gây ra sự kháng thuốc.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo, khi trẻ có biểu hiện ho, sốt, nhịp thở nhanh, co rút lõm lồng ngực... là viêm phổi nặng. Nếu trẻ có 1 trong các dấu hiệu nguy hiểm như không uống được, co giật, ngủ li bì, khó đánh thức, thở rít khi nằm im, suy dinh dưỡng nặng là biểu hiện của viêm phổi rất nặng cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay để điều trị cấp cứu và chăm sóc đặc biệt.
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp là đảm bảo chế độ dinh dưỡng: cho trẻ bú sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý các thực phẩm giàu dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi. Giữ ấm cho trẻ nhất là mùa lạnh và khi thời tiết thay đổi. Vệ sinh cá nhân, môi trường sạch sẽ, tránh khói thuốc lá, than bụi trong nhà, tiêm chủng đầy đủ đúng lịch. Đặc biệt khi trẻ bị bệnh cần phát hiện sớm và chăm sóc tốt.
Theo dân trí
'Yêu' khi trời lạnh, lưu ý gì? Thời tiết những ngày cuối thu, đầu đông liệu có phù hợp cho chuyện "yêu"? Trời lạnh là thời tiết tuyệt đẹp cho các đôi lứa khi yêu nhau. Đi dạo, đi chơi trong tiết trời lạnh khiến các cặp đôi cảm nhận rõ hơn hơi ấm tình yêu. Song, quan hệ tình dục lại là chuyện khác. Nếu không chú ý, bạn...