Dùng cây “thần dược” phòng bệnh cho cá trên sông
Hợp tác xã Thủy sản Thương Tuyên, xóm 7 ( xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La), biết cách dùng một loại cây “thần dược” phòng bệnh cho đàn cá lồng của mình, đó là cây thầu dầu tía. Bởi vậy, đàn cá lồng của HTX Thương Tuyên vừa sạch, vừa giảm được chi phí chữa bệnh do không phải dùng thuốc kháng sinh mà lại bán chạy như “tôm tươi”.
Trao đổi với Dân Việt, ông Lò Văn Qúy, phó giám đốc HTX Dịch vụ – Thương mại Thương Tuyên, xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La cho biết: Do chưa có kinh nghiệm, năm 2014, khi HTX mới bắt đầu nuôi cá thì số lượng cá chết rất nhiều (khoảng 70%). Sau đó, qua các đợt tập huấn ở tỉnh, huyện Ban lãnh đạo HTX mới đến loài cây thầu dầu tía này phòng bệnh cho cá rất tốt. Người dân nuôi cá lồng ở đây còn quen gọi cây thầu dầu tía là “thần dược”.
Theo ông Qúy, HTX Thương Tuyên có 52 lồng cá. Để phòng bệnh cho 52 lồng cá này, mỗi lồng cá chỉ cần một nắm cây thầu dầu tía đặt vào đầu lồng cá.
Trước khi cho nắm thầu dầu tía vào lồng cá, cần buộc thêm một hòn đá để giúp nắm cây “thần dược” này chìm xuống đáy lồng
Nhờ có cây thầu dầu tía, HTX Thương Tuyên đã giảm chi phí thuốc thang phòng bệnh cho cá khoảng từ 60 -70%, góp phần nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Video đang HOT
“HTX Thương Tuyên hiện có hơn 52 lồng cá, đạt chuẩn VietGap nên đầu ra được khách hàng lựa chọn rất kỹ. Họ đòi hỏi thịt cá phải sạch, không được tồn dư chất kháng sinh nên dùng cây thầu dầu tía phòng bệnh cho cá lồng là lựa chọn hàng đầu của chúng tôi” – ông Lò Văn Qúy cho biết thêm.
Thầu dầu tía cây to nhất cao khoảng 4 – 5 mét, lá lớn, mép lá có răng cưa, cuống dài, quả màu lục cáo gai, hạt có hình bầu dục.
Thầu dầu tía là loại cây sinh sống rất tốt, hạt rơi xuống đất sẽ tự nảy mầm và phát triển thành cây con.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Thu tiền tỷ từ nghề "làm nương" trên mặt nước
Sau khi thủy điện Sơn La tích nước hồ chứa, một số người dân đối diện với nguy cơ đói nghèo do diện tích đất sản xuất bị ngập sâu trong lồng hồ. Từ khó khăn đó, chúng tôi đã cùng với bà con thành lập HTX Thương Tuyên để liên kết các hộ dân, tận dụng diện tích mặt hồ nuôi cá lồng. Nghề làm nương trên mặt nước này vừa nhàn mà lại rủng rỉnh tiền tiêu - ông Lò Văn Qúy, Phó giám đốc HTX Thương Tuyên phấn khởi nói.
Được sự giới thiệu của ông Điêu Chính Hải, Tổ trưởng tổ tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh và chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản huyện Quỳnh Nhai, chúng tôi tìm đến Hợp tác xã Dich vụ - Thương mại Thương Tuyên (HTX), có trụ sở tại xóm 7 (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La).
HTX Thương Tuyên với 11 thành viên đều là con em đồng bào người dân tộc Thái, trong đó, 7 thành viên chuyên nuôi cá lồng thương phẩm. Hiện HTX đang có 52 lồng cá, nuôi theo quy trình VietGAP, chủ yếu nuôi những loài cá đặc sản như cá lăng, cá nheo và các loài cá phổ thông như cá trắm, cá chép...
Trao đổi với Dân Việt, ông Lò Văn Qúy, phó giám đốc HTX Thương Tuyên, cho biết: Nếu nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc thì nuôi cá lồng khá nhàn mà lại cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi năm HTX xuất bán ra thị trường từ 35 - 40 tấn cá đặc sản thương phẩm, doanh thu từ 1 đến 1,2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí lãi khoảng 500 - 600 triệu, mỗi thành viên cũng lãi gần 100 triệu đồng/năm.
Với giá bán 120 nghìn đồng/kg cá lăng; 90 nghìn đồng/kg cá nheo; 60 nghìn đồng/kg cá trắm cỏ và cá chép. Sau khi trừ chi phí, mỗi thành viên cũng có gần trăm triệu tiền lãi. Nghề làm nương trên mặt nước này cho năng suất gấp hàng chục lần so với làm nương ngô, nương lúa - ông Lò Văn Điền (thành viên HTX Thương Tuyên), bản Pá Uôn, xã Mường Giàng phấn khởi nói.
Năm 2016, HTX Thương Tuyên đã được cấp chứng nhận VietGAP nên sản phẩm cá lồng nuôi được thương lái rất ưa chuộng, nhiều khi sản lượng còn không đủ để cung cấp cho thị trường. Để mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng sạch, ngon, HTX Thương Tuyên nói không với thức ăn từ cám công nghiệp mà dùng cá tép làm thức ăn cho cá lăng, cá nheo. Đối với cá trắm cỏ, để cung cấp đủ nguồn thức ăn, HTX trồng 1ha cỏ voi. Ngoài ra dùng lá sắn, lá chuối, cỏ tự nhiên.
Nói về chu kỳ chăn nuôi, ông Qúy cho hay: Đối với cá lăng, một năm xuất bán được một lần, khi đó trọng lượng đạt từ 2 - 3 kg/con; cá nheo, 6 tháng xuất bán 1 lần, trọng lượng trung bình khoảng 3 cân; cá chép, 6 tháng xuất bán một lần, trọng lượng đạt từ 7 lạng đến 1 kg; chu kỳ nuôi đối với cá trắm cỏ dài hơn, từ 1 đến 1,5 năm mới xuất bán, trọng lượng trung bình đạt từ 3 - 4 cân.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm chăm sóc, ông Qúy cho biết: Để giảm chi phí thuốc thang, mà vẫn giảm được tỷ lệ cá mắc bệnh, HTX tuyên truyền cho các thành viên không dùng thuốc kháng sinh mà phải dùng vôi bột, cây thầu dầu tía, muối để phòng bệnh và tắm cho cá.
Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn cá của các thành viên trong HTX Thương Tuyên con nào cũng béo tốt, khỏe mạnh. HTX phòng bệnh cho cá bằng cây thần dược, thức ăn được lấy từ tự nhiên nên chất lượng thịt được khách hàng đánh giá rất cao. Chúng tôi cũng đã gửi mẫu cá đi test thử, tin vui là trong cơ thể cá không tồn dư thuốc kháng sinh vì chúng tôi có dùng đâu mà tồn dư - ông Qúy vui mừng.
Để có được thành công như hôm nay, trong quá trình nuôi các thành viên trong HTX cũng không ít lần lao đao. Năm 2014, do chưa biết cách cho cá ăn và chưa có kinh nghiệm phòng bệnh nên số lượng cá chết rất nhiều. Cứ lấy 1.000 con giống về nuôi thì chết khoảng 700 con. Chúng thường hay mắc bệnh như trùng mỏ neo, bệnh xuất huyết... Các thành viên ai nấy cũng buồn bã, nản lòng. Nhưng sau thất bại đó, qua các lần tập huấn kỹ thuật nuôi cá lồng ở huyện, tỉnh, lãnh đạo HTX đã chỉ bảo cho các thành viên về quy trình cho ăn, phòng bệnh nên giờ đây đàn cá phát triển rất tốt - anh Lò Văn Ngọc, bản Pá Uôn, xã Mường Giàng nhớ lại thời gian khó khăn HTX.
Theo ông Qúy, nguồn nước mặt hồ sạch, không bị ô nhiễm nên chất lượng cá vượt trội hơn so với nuôi cá ở những nơi khác
Trong lồng nuôi cá lăng, cá nheo, nên cho thêm vài con cá chép, cá rô để ăn rong, rêu bám vào lồng cho sạch sẽ.
Trong những năm qua để liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên, Ban lãnh đạo HTX đã kết nối với các nhà hàng lớn ở huyện Quỳnh Nhai, thành phố Sơn La, thành phố Điện Biên. Ngoài ra, một số chợ như chợ thị trấn Quỳnh Nhai, chợ Rặng Tếch (phường Chiềng Lề, thành phố Sơn La) cũng là đầu ra quan trọng của HTX.
Theo Danviet
Trai Mông kéo cả bản đổi đời nhờ trồng cây thuốc quý, ra quả dưới gốc Từ ngày chàng thanh niên người Mông Sùng A Thu đưa loài cây thuốc quý về dưới tán rừng, rừng xanh không những được giữ gìn, bảo vệ mà cuộc sống của bà con dân bản ngày một khấm khá, đổi đời... Bản vùng cao Phiêng Ban (xã Mường Giàng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La) 100% là dân tộc Mông. Trước đây,...