Dựng cây nêu khẳng định chủ quyền
Nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật cho rằng, ngày Tết nên dựng cây nêu trước nhà để khẳng định chủ quyền mảnh đất gia chủ ở, ma quỷ không thể xâm lấn.
Nhà nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng dân gian (thuộc Bảo tàng DTH Việt Nam) – ông Vũ Hồng Thuật cho biết, cây nêu được dựng trước cửa nhà đánh dấu mốc mùa xuân mới đã đến. Dựng cây nêu, người dân cũng tin rằng, tà ma, xui xẻo sẽ bị xua đuổi.
Tuy vậy, ý nghĩa quan trọng nhất của cây nêu là khẳng định chủ quyền mảnh đất gia chủ ở, ma quỷ không thể xâm lấn.
Ông Thuật cho rằng, tục cây nêu ngày Tết có giá trị về văn hóa, giáo dục nhân cách sống con người. Bởi sự tích cây nêu gắn với cuộc đấu tranh giữ cái thiện với cái ác; thế giới con người và ma quỷ…. nên có ý nghĩa giáo dục con người hướng thiện, không dám làm việc ác.
Ngày 23/1 (tức 23 tháng Chạp âm lịch), tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam diễn ra lễ dựng cây nêu ngày Tết. (Ảnh Hoàng Tuyết)
Video đang HOT
Tuy nhiên, khoảng vài chục năm trở lại đây, tục dựng cây nêu dần bị mai một. Nguyên nhân theo lý giải của nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật: “Thời gian trước đây, chúng ta quan niệm cây nêu là mê tín dị đoan”.
Bên cạnh đó, dụng cụ để dựng cây nêu cũng không còn nhiều, ví dụ như cây tre để dựng không còn nhiều, khó tìm. Tiêu chuẩn chọn tre cũng khá khắt khe như cây mọc ở hướng đông, không có kiến, không cụt ngọn, không có tổ chim trên đó…
Nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật (Ảnh Hoàng Tuyết)
Một lý do khác, đào quất hiện nay phổ biến cũng có ý nghĩa đuổi tà nên nhiều người chọn đào quất, lãng quên đi cây nêu. Tuy nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật cho rằng: “Cây đào, quất chỉ có công năng trừ tà ma, không có ý nghĩa khẳng định chủ quyền như cây nêu”.
Hiện nay nhiều vùng khôi phục lại tục trồng cây nêu nhưng có “biến thể” bằng cách chặt cây tre nhỏ và cành lá tre cắm trước cửa nhà. Nhà nghiên cứu Vũ Hồng Thuật hy vọng tục trồng cây nêu quay trở lại trong đời sống người Việt.
Tại miền Bắc cây nêu thường được người Kinh dựng vào ngày 30 tháng Chạp âm lịch.
Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đặc điểm khá đa dạng tùy thuộc địa phương, phong tục, dân tộc… Thông thường, cây nêu được lấy từ cây tre dài khoảng 5-6 mét, được “trồng” (cắm, dựng) trước sân, chính giữa cửa nhà.
Trên ngọn cây được treo một vòng tròn nhỏ và nhiều vật dụng có tính chất biểu tượng thể hiện mong muốn, hy vọng của gia chủ vào năm đó.
Cây nêu được dựng cho đến ngày 7 tháng giêng âm lịch sẽ được làm lễ dỡ cây nêu xuống, gọi là ngày hạ nêu. Đây cũng là ngày người dân xuống đồng, bắt đầu vụ mùa mới…
Tục truyền rằng, ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, con người chỉ làm thuê và phải nộp hoa màu cho quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay. Con người vì quá khổ cực nên đã cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Sau vài lần Người đánh lừa Quỷ khi trồng khoai, lúa, ngô để lấy phần thu hoạch về mình, Quỷ đòi lại đất, không cho Người làm thuê nữa. Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông. Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột… và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương nên hứa cho. Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào đất liền, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên cây nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ… Dân tộc Kinh dựng cây nêu vào ngày 30 tháng Chạp Âm lịch, đến ngày 7 tháng Giêng Âm lịch mới làm lễ hạ cây nêu.
Theo Khampha
Phố Hàng Bạc rực rỡ Hội nghề Kim Hoàn 2013
Tối 26-3, Lễ hội Hội nghề Kim hoàn 2013 đã được khai mạc tại đền Kim Ngân (số 42-44 Hàng Bạc, cùng với việc đền Kim Ngân đón nhận bằng Di tích quốc gia.
Để đón nhận sự kiện này, con phố Hàng Bạc quen thuộc với nhiều người dân Hà Nội bỗng trở nên sống động cùng những trang trí đèn ấn tượng đặc biệt về nghề Kim hoàn với những chiếc đèn lồng lớn màu vàng, màu bạc - những màu đặc trưng của sản phẩm truyền thống hoàn kim, những cây nêu cổ truyền...
Đền Kim Ngân - nơi sẽ đón nhận bảng xếp hạng di tích quốc gia, nơi diễn ra khai mạc - là một trong những đình nghề còn giữ khá nguyên vẹn cấu trúc xưa và có quy mô khá lớn so với các công trình khác thuộc khu phố cổ. Đây được coi là nơi lưu giữ giá trị kiến trúc nghệ thuật, lịch sử, tồn tại phát triển của một làng nghề của Hà Nội.
Lễ hội kéo dài đến hết ngày 31.3.2013, với nhiều hoạt động như trình diễn chế tác của các nghệ nhân, rước kiệu và bằng di tích lịch sử văn hóa...
Phố Hàng Bạc rực rỡ cho hội nghề Kim Hoàn 2013
Những đèn lồng màu vàng - màu truyền thống của nghề kim hoàn
Đình Kim Ngân chuẩn bị cho lễ đón nhận bằng Di tích lịch sử quốc gia
Một số hình ảnh tại đình Kim Ngân
Sự xuất hiện của các nghệ nhân trống Hà Nam tại buổi lễ khai mạc.
Theo ANTD
Đón xuân Quý Tỵ tại Bảo tàng Dân tộc học Từ 9h - 11h30 ngày 23 tháng Chạp (chủ nhật, 3-2-2013) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động: lễ dựng cây nêu, cúng ông Táo và trình diễn gói bánh chưng tại khu nhà Việt của Bảo tàng. Lễ dựng cây nêu sẽ do những người dân đến từ huyện Thuận Thành, Bắc Ninh thực hiện....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu

Lại xảy ra 2 trận động đất ở Kon Tum

Hàng chục công nhân đi cấp cứu nghi do ngạt khí, 1 người tử vong

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng
Có thể bạn quan tâm

Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!
Netizen
15:09:41 13/04/2025
Mật phục bắt 3 đối tượng từ Đồng Nai ra Hàm Thuận Nam trộm cắp tài sản
Pháp luật
15:07:18 13/04/2025
Iran nêu điều kiện giảm làm giàu urani
Thế giới
15:03:44 13/04/2025
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
14:12:24 13/04/2025
Hoa hậu Thùy Tiên kiếm được bao nhiêu tiền?
Sao việt
14:02:41 13/04/2025
HOT: Goo Hye Sun có bạn trai mới, công khai tình tứ với đối phương sau 5 năm ly hôn Ahn Jae Hyun?
Sao châu á
14:00:28 13/04/2025
Fan Việt được xem bom tấn siêu anh hùng 'Biệt đội sấm sét' sớm 5 ngày so với Mỹ
Phim âu mỹ
13:20:55 13/04/2025
Điểm trừ đáng tiếc của concert 'Chị đẹp'
Nhạc việt
13:18:21 13/04/2025
Nữ chủ nhà Gen Z chi 2,5 tỷ đồng phủ đen căn duplex
Sáng tạo
12:50:59 13/04/2025
Vào phòng tắm, nam sinh viên hốt hoảng phát hiện vật đen tua tủa, chuyên gia chỉ ra điểm đáng lo ngại
Lạ vui
12:48:24 13/04/2025