Dùng canxi không phù hợp gây tác dụng ngược
Mọi người vẫn biết đậu tương, canxi hay rau cải là những thứ dinh dưỡng để phòng ung thư. Tuy nhiên, phải dùng phù hợp không nó sẽ có tác dụng ngược.
Sử dụng nguồn canxi phù hợp
Một số nghiên cứu gợi ý rằng, những thực phẩm có hàm lượng canxi cao giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng và bổ sung canxi liều cao làm giảm sự hình thành polyp. Nhưng đồng thời cũng có bằng chứng rằng dùng canxi liều cao, chủ yếu qua các sản phẩm bổ sung làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến. Do vậy, cả nam và nữ đều nên cố gắng dùng canxi, chủ yếu từ nguồn thực phẩm.
Ở Việt Nam, mức độ khuyến cáo sử dụng là 1.000mg/ngày đối với người trưởng thành. Các sản phẩm của sữa là nguồn canxi tuyệt vời, ngoài ra là các loại cá nhỏ ăn được cả xương và các loại rau lá màu xanh. Những người sử dụng nguồn canxi từ sản phẩm sữa là chủ yếu nên lựa chọn những loại có hàm lượng chất béo giảm hoặc không béo để giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa.
Dùng canxi liều cao, chủ yếu qua các sản phẩm bổ sung làm tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến.
Video đang HOT
Ăn nhiều rau họ cải
Rau thuộc họ cải là những rau nhóm bắp cải như súp lơ, cải và cải xoăn. Các loại rau này chứa những chất mà được cho là giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng. Bằng chứng này đưa ra lời khuyên nên ăn nhiều loại rau, bao gồm các rau họ cải và các rau khác để giảm nguy cơ mắc ung thư.
Các sản phẩm từ đậu tương
Các thực phẩm làm từ đậu tương là protein tốt và nguồn thay thế cho thịt. Nghiên cứu trên động vật cho thấy, đậu tương chứa nhiều chất hóa thực vật, một số có hoạt tính estrogen yếu và ở một số nghiên cứu trên động vật có tác dụng chống lại một số loại ung thư phụ thuộc hormon. Cho tới nay, có rất ít số liệu chỉ ra rằng bổ sung đậu tương có tác dụng chống lại nguy cơ bị ung thư. Với hàm lượng đậu tương cao có khả năng tăng nguy cơ mắc các ung thư đáp ứng với estrogen như ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung.
Phụ nữ bị ung thu vú chỉ nên ăn lượng đậu tương ở mức vừa phải, như là một phần của chế độ ăn cân đối có thực phẩm nguồn gốc thực vật. Những người này không nên ăn chế đố ăn nhiều đậu tương hoặc uống các viên bổ sung có hàm lượng cao isoflavones.
Dầu olive
Ăn dầu olive có tương quan với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhưng dường như không liên quan với nguy cơ gây ung thư. Mặc dù dầu olive là chất tốt để thay thế bơ và margarine, nhưng vẫn là thực phẩm có đậm độ năng lượng cao, nên dùng với số lượng vừa phải.
Theo BĐVN
Những ngộ nhận về ung thư tiền liệt tuyến
Sự tiến bộ khoa học khiến chúng ta nghĩ rằng ung thư tuyến tiền liệt không còn là vấn đề đáng ngại nữa. Không hẳn vậy. Mặc dù đây là căn bệnh có số người tử vong vì ung thư thứ 2 thế giới, sau ung thư phổi nhưng thực tế vẫn phổ biến một số quan niệm sai lầm về ung thư tuyến tiền liệt.
1. Không triệu chứng nghĩa là không sao? Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra triệu chứng khác nhau về đường tiết niệu, từ mót tiểu, tiểu rắt đến đau lưng. Tuy nhiên, các triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi ung thư ở giai đoạn phát triển - thời điểm mà hiệu quả điều trị sẽ gặp khó khăn. Vì thế, không nên cho rằng hoàn toàn yên tâm nếu không có triệu chứng.
2. Cha truyền con nối? Quan hệ huyết thống một bậc (cha, anh trai) bị ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ mắc bệnh đối với nam giới. Trong thực tế, một người đàn ông với họ hàng xa 3 bậc bị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thì đối mặt với khả năng mắc bệnh là 50-50. Tuy nhiên, di truyền chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các yếu tố rủi ro khác.
3. Người có tuổi mới mắc bệnh? Ung thư tuyến tiền liệt phổ biến hơn ở đàn ông có tuổi nhưng cũng có người mắc bệnh từ rất trẻ. Qua nghiên cứu, nam giới có thể phát triển bệnh này ở tuổi 40, thậm chí sớm hơn là tuổi 30. Đó là lý do nên nghĩ đến ý tưởng bắt đầu khám bệnh định kỳ ở tuổi 50, với người có nguy cơ cao hơn (như có tiền sử gia đình) thì nên sàng lọc khi bắt đầu 40 tuổi.
Qua nghiên cứu, nam giới có thể phát triển bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 40, thậm chí sớm hơn là tuổi 30 (anh minh hoa)
4. Tăng chất bổ để ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt? Cách đây không lâu, giới y học quan tâm đến các nghiên cứu cho rằng bổ sung một số chất dinh dưỡng, đặc biệt là khoáng chất hiếm selenium và vitamin E có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nhưng gần đây, các nghiên cứu thẩm định đã không thể khẳng định các kết luận trên và cho rằng, không có bằng chứng thuyết phục chứng tỏ bổ sung dinh dưỡng có thể giảm nguy cơ tuyến tiền liệt ở nam giới.
5. Sự thần diệu của nước ép lựu: Trong phòng thí nghiệm, nước lựu có biểu hiện khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Tuy vậy, có rất ít lý do để cho rằng loại nước trái cây này có tác dụng như vậy đối với cơ thể người. Lời khuyên của chuyên gia là nếu bạn có nguy cơ cao, có thể thử nó nhưng đừng quá hy vọng. Trong mọi trường hợp, nước ép lựu chỉ bổ sung chứ không thể thay thế phương pháp điều trị thông thường.
Có rất ít lý do để cho rằng, nước lựu có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tuyến tiền liệt
6. Ung thư tiền liệt tuyến do thiếu "chuyện ấy"? Thực tế, không có bằng chứng chứng tỏ tần số của hoạt động tình dục có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Thường xuyên quan hệ hay thiếu "chuyện ấy" đều không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào về nguy cơ mắc bệnh.
7. Đây là bệnh truyền nhiễm. Câu hỏi đặt ra là liệu ung thư tuyến tiền liệt có thể do nhiễm trùng? Chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ điều này, cũng không có bằng chứng cho thấy bệnh ung thư tuyến tiền liệt là do hút thuốc lá, uống rượu nặng, lối sống ít vận động hay ăn nhiều thức ăn béo... Thông thường, yếu tố rủi ro gây ra bệnh ung thư tuyến tiền liệt là nam giới sau 50 tuổi, yếu tố chủng tộc, lịch sử gia đình, những người trải qua phẫu thuật cắt ống dẫn tinh hay kích thích tố sinh dục nam cao quá mức tự nhiên.
(Theo An ninh Thu đô)
3 thực phẩm giúp chàng lập "kỳ tích" chốn phòng the Không cần phải viện trợ đến các loại thuốc "hỗ trợ phòng the", các quý ông chỉ cần chú ý chế độ ăn uống của mình là đã có thể làm nên "kì tích" trong chuyện chăn gối của mình. Nghiên cứu cho thấy những gì bạn ăn bên ngoài phòng ngủ cũng có thể tăng hiệu suất và sức khoẻ tình dục...