Dùng cà phê, nước tăng lực có chống lại được “giấc ngủ trắng” khi lái xe?
Ngay cả những người cầm lái lâu năm cũng thừa nhận rằng, đôi khi vì chủ quan mà rơi vào tình trạng ngủ tạm thời sau vô lăng, còn gọi là “ giấc ngủ trắng”.
Khi cơ thể đã mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi để nạp năng lượng, tài xế dễ rơi vào tình trạng “ ngủ gật” nhưng vẫn điều khiển vô lăng. Đây cũng là căn nguyên của không ít những tai nạn giao thông đáng tiếc.
Lý giải kỹ hơn về “giấc ngủ trắng”, theo TS.BS Mai Đức Thảo, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội), đây là trạng thái ngủ tạm thời. Cụ thể, ngủ là một nhu cầu sống còn đối với cơ thể chúng ta. Giấc ngủ là một trạng thái ức chế, nó có tác dụng bảo vệ vỏ não và do đó nó giúp cho cơ thể hồi phục sức lực.
Trong trường hợp buồn ngủ mà vẫn cố lái xe, nghĩa là cơ thể cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ nhưng lý trí, não bộ vẫn ra lệnh cố gắng không ngủ để lái xe, mắt vẫn mở để quan sát, tay vẫn cầm vô lăng nhưng bộ não có thể rơi vào trạng thái vô thức và thường lái xe chỉ bất ngờ giật mình tỉnh lại khi có ai đó cảnh báo, giật mình hoặc có âm thanh lớn.
TS.BS Mai Đức Thảo, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu Nghị (Hà Nội) thăm khám cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trạng thái buồn ngủ khi lái xe như: thiếu ngủ trước mỗi chuyến đi; tài xế sử dụng rượu, bia hoặc các loại thuốc cảm cúm, an thần; để chế độ gió không hợp lý dẫn đến thiếu oxy trong xe…
“Việc rơi vào “giấc ngủ trắng” khi đang lái xe dù chỉ trong giây lát là vô cùng nguy hiểm. Trong những trường hợp xấu, “giấc ngủ trắng” có thể gây ra tai nạn thương tâm do tài xế không thể làm chủ tay lái, làm chủ tốc độ. Tình trạng này có thể gặp phải ở bất kể tài xế nào, kể cả những người lái xe có kinh nghiệm lâu năm”, TS Thảo nhấn mạnh.
Dấu hiệu cảnh báo “giấc ngủ trắng”
Theo TS Thảo, các tài xế có thể nhận biết sớm nguy cơ rơi vào trạng thái “giấc ngủ trắng” thông qua các dấu hiệu:
- Khó tập trung.
- Bỏ qua các biển báo giao thông.
- Trượt xe mất lái.
Video đang HOT
- Không theo dõi được thời gian.
- Mơ màng.
- Mí mắt nặng và chớp mắt thường xuyên.
- Ngáp thường xuyên.
- Cảm thấy không yên hoặc dễ bị kích động.
Cà phê, nước tăng lực có giúp tài xế chống lại “giấc ngủ trắng”?
Một tài xế đang lờ đờ, mệt mỏi bỗng bừng tỉnh và tràn đầy năng lượng để tiếp tục hành trình chỉ với việc… uống vài ngụm nước tăng lực/cà phê, đó là hình ảnh không khó để bắt gặp trong những đoạn quảng cáo về loại sản phẩm này.
Dưới góc nhìn chuyên môn, TS Thảo nhận định, nước tăng lực cũng như cà phê là những loại thức uống có chứa caffeine, taurine… khi uống đúng là có thể giúp tỉnh táo, nhưng chỉ trong thời gian ngắn và nếu dùng quá nhiều thì lại có tác dụng không tốt đối với sức khỏe.
Cụ thể, chuyên gia này phân tích, caffeine có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn, tỉnh táo nhưng lại có thể gây ra các phản ứng phụ như tăng nhịp tim, tạo cảm giác lo lắng, buồn bã, làm rối loạn giấc ngủ, gây bứt rứt và run rẩy.
Taurine có tác động tích cực lên hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ miễn dịch. Chất này có khả năng làm giảm triệu chứng lo âu do caffeine tạo ra. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở Mỹ cho biết taurine có thể là nguyên nhân khiến người uống cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi giai đoạn tỉnh táo nhờ nước tăng lực qua đi.
“Các loại nước tăng lực chỉ có tác dụng tạm thời, trong khoảng thời gian nhất định và có nhiều tác dụng không tốt khi dùng nhiều. Do đó để chống lại “giấc ngủ trắng” thì những thứ này không phải là giải pháp hữu hiệu”, TS Thảo cho hay, “dù vậy, nếu ở trong tình huống thực sự cần uống, bạn nên chọn loại không đường và có hàm lượng caffeine thấp”.
Giải pháp hiệu quả để chống lại “giấc ngủ trắng”
Để chống lại “giấc ngủ trắng”, các tài xế có thể áp dụng các biện pháp sau:
Ngủ đủ giấc trước khi lái xe
Cách tốt nhất để chống ngủ gật là phải ngủ đủ, nhất là với những người lái xe không chuyên. Nếu phải cầm lái trong một hành trình dài, nên đảm bảo trước đó lái xe đã ngủ đủ ít nhất 6-7 tiếng để cơ thể tỉnh táo, minh mẫn nhất.
Nên tránh lái xe vào đúng giờ ngủ: Lái xe vào buổi trưa, vào nửa đêm về sáng.
Chia chặng đường, nghỉ ngơi nhiều hơn
Những người có kinh nghiệm luôn khuyên các tài xế không nên lái xe liên tục quá 3 tiếng. Tài xế cũng cần nghỉ ngơi giữa mỗi chặng để dành thời gian nạp năng lượng, uống nước, rửa mặt, đi vệ sinh,… để cơ thể có trạng thái tốt nhất.
Nếu đi đường dài tốt nhất là có 2 lái xe để có thể thay đổi lái, tránh mệt mỏi và buồn ngủ.
Cần dừng xe nghỉ ngơi lập tức nếu cảm thấy nguy cơ rơi vào trạng thái “giấc ngủ trắng” thông qua các dấu hiệu nhận biết.
Không uống rượu bia, thuốc gây buồn ngủ trước khi lái xe
Rượu, bia, một số loại thuốc có thể gây ức chế thần kinh, khiến bạn dễ buồn ngủ. Hơn nữa, việc sử dụng rượu, bia trước khi lái xe còn là hành vi bị nghiêm cấm.
“Nhịp sinh học của mỗi người mỗi khác, do vậy các tài xế trước khi tham gia giao thông tốt nhất nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học để có sức khỏe tốt nhất, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra”, TS Thảo nhấn mạnh.
Thực phẩm nên ăn và tránh ăn trước khi chạy bộ
Chạy bộ là bài tập vận động được nhiều người lựa chọn để rèn luyện sức khỏe. Nhưng để đạt kết quả tốt nhất, ngoài lựa chọn kiểu chạy và thời điểm chạy, các chuyên gia cho biết lựa chọn loại thực phẩm tiêu thụ trước khi chạy cũng rất quan trọng.
Dưới đây là hướng dẫn về cách kết hợp thực phẩm với từng loại hình chạy bộ rất hữu ích mà các chuyên gia dinh dưỡng và huấn luyện viên thể thao khuyên mọi người nên chú ý:
1. Chạy bộ đường dài
Khi bạn chạy đường dài, các cơ sử dụng năng lượng từ phân tử adenosine triphosphate (ATP) để làm nhiên liệu. ATP đến từ kho dự trữ glycogen trong cơ thể, hình thành sau khi tiêu thụ chất tinh bột - đường (carb). Do đó, nếu bạn định chạy hơn 8km thì cần phải dùng thực phẩm giàu carb.
Thực phẩm nên ăn: Các loại carb đơn (gồm trái cây, bánh mì nướng có phết mứt hoặc các thanh năng lượng) thường được coi là tốt hơn nếu ăn trước và thỉnh thoảng dùng thêm trong lúc chạy đường dài. Lý do là cơ thể dễ chuyển hóa carb đơn thành năng lượng nhanh hơn so với các loại carb phức hợp giàu chất xơ, vốn mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa.
Thời điểm ăn: Theo chuyên gia Keatley, cần dùng bữa trước khi chạy từ 1-2 tiếng để đảm bảo dự trữ đủ năng lượng cho cơ thể. Nếu chạy hơn 1 giờ, bạn cần ăn thêm thực phẩm trong quá trình chạy để vừa đảm bảo hoàn thành đường chạy vừa tránh kiệt sức ở chặng cuối cùng. Một số món ăn nhẹ trong khi chạy gồm mật ong và bánh quy.
Ghi nhớ: Việc nạp carb trước khi chạy đường dài đảm bảo cơ thể bạn được cung cấp năng lượng từ ATP. Theo đó, các loại carb đơn giản sẽ giúp cơ thể tăng cường năng lượng nhanh hơn so với các loại carb phức hợp, chất béo hoặc đạm, nên thường được khuyên dùng ngay trước hoặc trong thời gian chạy.
2. Chạy nhanh
Chạy nhanh là những đường chạy ngắn với cường độ cao, thường kéo dài 30 phút và đòi hỏi nhiều năng lượng hơn những đường chạy dài.
Thực phẩm nên ăn: Carb và đạm là hai nhóm thực phẩm rất quan trọng cho kiểu chạy nhanh. Cụ thể, carb giúp bạn tràn đầy năng lượng và đạm giúp tu sửa các mô cơ bị phá vỡ trong quá trình tập luyện cường độ cao này. Nên dùng một món ăn kết hợp giữa carb đơn và carb phức từ vài giờ hoặc 1 ngày trước khi chạy để đảm bảo có đủ lượng glycogen dự trữ trong cơ thể. Ví dụ, một bữa ăn lý tưởng có sự kết hợp của carb và đạm là gạo lứt với thịt gà, hoặc bột yến mạch với chuối và bơ đậu phộng. Ngoài ra, thức uống chứa caffeine (như cà phê hoặc nước tăng lực) cũng có thể giúp tăng tốc độ chạy.
Thời điểm ăn: ể tránh cảm thấy uể oải trong quá trình chạy, bạn nên dùng bữa ăn chính hoặc ăn nhẹ từ 1-2 tiếng trước khi tập. Do thời gian chạy nhanh ngắn hơn, bạn sẽ không cần tiếp nhiên liệu trong thời gian chạy.
Ghi nhớ: Chạy nhanh là bài tập vận động cường độ cao và cần phục hồi cơ sau khi tập. Thực phẩm chứa chất bột - đường sẽ giúp duy trì năng lượng hoạt động, còn chất đạm sẽ giúp cơ thể phục hồi đúng cách để tiếp tục củng cố cơ và duy trì tốc độ.
3. Chạy bộ buổi sáng
Thực phẩm nên ăn: Thức ăn tốt nhất cho người chạy bộ buổi sáng là những loại tinh bột đơn chứa đường mà cơ thể sẽ tiêu hóa nhanh chóng. Loại thực phẩm này cung cấp nguồn năng lượng mà bạn cần đầu tiên sau khi thức dậy.
Còn nếu không thích ăn sáng ngay, bạn có thể uống một ly sinh tố hoặc thức uống prôtêin để vẫn đảm bảo nạp vào cơ thể một lượng calo mà không cần phải ăn no. Bạn cũng có thể thêm mật ong vào thức uống buổi sáng để tăng lượng carb đơn giản.
Thời điểm ăn: Tốt nhất là nên ăn bữa sáng trước khi chạy ít nhất một giờ để kịp tiêu hóa hết thực phẩm, hoặc ăn nhẹ 15 phút trước khi xỏ giày chạy.
Ghi nhớ: Ăn trước khi chạy buổi sáng có thể giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình chạy. Do đã nhịn ăn trong lúc ngủ (từ 6-8 tiếng) và cơ thể đã tiêu thụ hết lượng glycogen dự trữ trong gan, nên dùng dù chỉ một bữa ăn nhẹ trước khi chạy cũng có thể giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Không nên ăn gì trước khi chạy?
ó là những loại thực phẩm giàu chất béo vì chúng có thể gây khó tiêu. Tình trạng này vừa gây cảm giác đầy hơi, khó chịu vừa cản trở quá trình tiêu hóa bình thường và ngăn các cơ nhận được năng lượng cần thiết để hoạt động tối ưu trong quá trình chạy bộ.
Ngoài ra, tránh uống cà phê hoặc thực phẩm giàu chất xơ trước khi chạy vì chúng có thể kích thích nhu cầu đi vệ sinh. Nói chung, để tránh tác động tiêu cực tới quá trình chạy bộ, bạn cần tránh dùng các thực phẩm có thể gây chướng bụng, ợ chua, đau bụng sau khi chạy.
Dùng nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết Tỷ lệ ung thư ruột kết trên những người trẻ tuổi ở Mỹ đang gia tăng và một trong những nguyên nhân là do dùng quá nhiều đồ uống có đường, đặc biệt là phụ nữ. Những phụ nữ uống hai hoặc nhiều đồ uống có đường như soda, đồ uống trái cây hoặc đồ uống thể thao và nước tăng lực mỗi...