Đừng buông tay cô ấy, nếu…
Mối quan hệ nào cũng sẽ có lúc phải đi tới ngã 3 đường khi người trong cuộc sẽ tự hỏi mình: Liệu đây có phải là người mình sẽ gắn bó suốt đời? Liệu đây có phải là người phụ nữ sẽ đồng hành cùng mình?
Ảnh minh họa
Các đấng mày râu chỉ cần đọc lướt qua 14 gạch đầu dòng dưới đây và nếu thấy tất cả đều khớp với người phụ nữ mà bạn đang “lấn cấn” thì nhất quyết không được để họ ra đi, bởi đây là đúc kết của các nhà khoa học.
Cô ấy thông minh hơn bạn.
Cô ấy có cái nhìn lạc quan.
Cô ấy biết cách thỏa hiệp.
Cô ấy luôn cười khi bạn kể chuyện hài.
Cô ấy có trái tim rộng mở.
Video đang HOT
Cô ấy ủng hộ các mục tiêu của bạn đồng thời cũng có con đường của riêng mình.
Cô ấy có mối quan hệ tốt với ba mẹ bạn.
Cô ấy tốt bụng.
Cô ấy luôn bình tĩnh khi xảy ra tranh cãi và biết cách làm bạn hạ nhiệt.
Cô ấy chịu cùng bạn làm những điều có vẻ ngu ngốc.
Cô ấy chấp nhận nhược điểm của bạn.
Cô ấy là người không thích đố kỵ.
Theo Thanhnien
Nhà có chị em dâu trái khoáy như này bảo sao bằng mặt không bằng lòng
Không ít gia đình mâu thuẫn, lục đục mà nguyên nhân xuất phát từ chị em dâu. Họ đố kỵ, để ý rồi chấp nhau từng li từng tí khiến tình cảm gia đình rạn nứt. Cũng không ít người vì mâu thuẫn chị em dâu mà quyết định ra ở riêng để khỏi va chạm nhau.
Đùn đẩy công việc nhà
Hỏi về mối quan hệ chị em dâu sống chung trong gia đình, Mai Hương (27 tuổi) thở dài khẳng định, dù sớm tối ra vào chạm mặt nhau nhưng chị em họ bằng mặt không bằng lòng. Trước mặt thì tỏ ra vui vẻ, tươi cười nhưng trong thâm tâm là "sóng ngầm" .
Hai chị em tính cách trái ngược nhau. Hương thì cẩu thả còn chị dâu lại rất kỹ tính. Sống trong cùng một nhà đáng ra phải thông cảm, hiểu tính nhau mà sống cho thoải mái đôi bên. Thế nhưng, chị dâu Hương lại ngược lại, hễ Hương làm gì thì chị dâu cũng nắn lại, chỉnh sửa thế này thế kia. Nhiều khi bức xúc, Hương định nói thẳng nhưng lại nghĩ phận em dâu nên chẳng dám bật lại.
"Chị dâu cậy tôi là dâu em nên cố tình đùn đẩy hết việc nhà, lấy con nhỏ làm cái cớ để trốn tránh trách nhiệm. Cứ đi làm về là chị trốn trên phòng để mặc tôi một mình xoay mâm cơm 7 miệng ăn.
Ăn xong, chị cũng không hề suy nghĩ là đống bát kia ai rửa dọn, đủng đỉnh ôm con lên phòng. Nhiều hôm đi làm về mệt, ăn xong muốn nghỉ ngơi một lát nhưng tôi không đành. Không lẽ để mẹ chồng rửa bát khi trong nhà có hai đứa con dâu", Hương bức xúc.
Ngày cuối tuần, Hương cùng mẹ chồng dậy từ sớm, làm hàng chục công việc không tên trong khi chị dâu vẫn ngủ ngon trong phòng, nửa ngày mới chịu dậy. Nhiều lúc Hương định nói nhưng nghĩ lại, mẹ chồng không nói thì thôi, Hương chẳng có quyền.
"Có lần tôi than thở với chồng mục đích là để anh nói lại với bố mẹ, nhắc nhở chị dâu. Nào ngờ anh chồng vô tư bảo tôi nên thông cảm vì chị dâu còn bận con nhỏ. Thế đấy, chị dâu bận con nhỏ, ai nấy đều nên cảm thông. Còn tôi, bầu bì đi làm về mệt còn làm hàng chục công việc không tên mà chồng chẳng hề động lòng", Hương phân trần.
Con trai chị dâu đã 1 tuổi, nếu biết điều thì chị dâu đã nhờ ông bà nội trông con để cùng phụ giúp em dâu hoặc làm thay mẹ chồng. Đằng này, mẹ chồng thì lau nhà, nấu cơm trong khi con dâu ngồi ôm con, vắt chân lên ghế xem ti vi, chẳng ra thể thống gì cả.
Nhiều lúc làm việc mệt, nghĩ đến chị dâu, Hương lại càng uất ức, chỉ mong kiếm thật nhiều tiền để mua nhà, ra ở riêng để khỏi hàng ngày phải khó chịu khi chạm mặt chị dâu lười nhác.
Bức xúc chuyện đóng góp
Đến công ty với vẻ mặt bức xúc, được đồng nghiệp hỏi han, chị Minh Nguyệt (33 tuổi) như được trút bầu tâm sự. Chị Nguyệt than thở đang ấm ức vì chuyện em dâu không chịu đóng góp tiền ăn, sinh hoạt hàng tháng.
Vì chưa đủ điều kiện mua nhà ở riêng nên hiện tại vợ chồng chị Nguyệt, vợ chồng em dâu vẫn ở chung với bố mẹ chồng. Dù ăn chung nhưng hàng tháng chị Nguyệt vẫn được mẹ đẻ cho 20kg gạo, cứ mỗi tuần lại gửi rau lên một lần. Vợ chồng chị làm công ty, chỉ ăn bữa tối ở nhà nhưng hàng tháng chị Nguyệt vẫn đóng cho mẹ chồng 3 triệu tiền ăn, 1 triệu tiền sinh hoạt, mua sắm.
Trong khi đó, vợ chồng em dâu ăn ngày 3 bữa ở nhà, có con nhỏ nhưng lại không chịu đóng góp một đồng nào. Em dâu mang tiếng thất nghiệp nhưng ở nhà bán hàng online cả năm nay, rất đắt khách, tháng ít nhất cũng kiếm được 5-6 triệu.
Em trai chồng Nguyệt thì làm cơ khí gần nhà nên cũng về ăn ngày 3 bữa. Vậy mà lúc nào chị Nguyệt đóng tiền ăn cho mẹ chồng là em dâu lại tìm cách chuồn lên phòng, không hề mảy may đến chuyện đóng góp. Mấy lần chị Nguyêt giả vờ hỏi mẹ chồng thì bà lại bênh vực, cho rằng em dâu đang nuôi con nhỏ, thất nghiệp nên bà không bắt đóng.
"Vợ chồng tôi mang tiếng công việc ổn định, đóng góp đều đặn nhưng tôi làm gì dám ra tiệm gội đầu, làm móng thường xuyên như em dâu. Con trai tôi làm gì được uống những hộp sữa ngoại đắt tiền như con trai của em ấy. Đó là chưa kể đến việc gia đình em dâu thường xuyên tổ chức đi du lịch, đăng ảnh lên facebook toàn ngồi nhà hàng sang trọng, ở khách sạn 4, 5 sao. Thử hỏi, nếu em dâu không có tiền thì làm sao sống xa hoa như thế", chị Nguyệt bức xúc.
Theo Emdep
Vợ tôi luôn đố kỵ với bố mẹ chồng Cô ấy luôn thể hiện thái độ bực dọc mỗi khi ông bà có việc nhờ cậy đến cô ấy và cháu làm giúp. Tôi 40 tuổi, lập gia đình đã 14 năm và có hai con trai, cháu đầu 14 tuổi, cháu sau 11 tuổi. Vợ tôi công tác tại UBND xã, cách nhà chưa đầy một km. Tôi là kỹ sư...