Dùng búa phá kính xe buýt chứng minh sự vô hại của quảng cáo!
Trung tâm Thương mại và Dịch vụ thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội ( Transerco) đã dùng búa cầm tay đập vỡ cửa kính xe buýt để chứng minh việc dán đề can quảng cáo trên ô tô buýt không ảnh hưởng đến việc thoát hiểm của hành khách.
Cục Đăng kiểm Việt Nam và Vinacontrol Cert đã có văn bản xác nhận việc dán đề can quảng cáo trên xe buýt như thế này không ảnh hưởng tới việc thoát hiểm của hành khách (Ảnh: Thế Kha)
Phản hồi bài viết “Quảng cáo “bọc kín” xe buýt” trên Dân trí ngày 10/8, ông Nguyễn Hữu Yên – Giám đốc Trung tâm Thương mại và Dịch vụ thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco), cho biết trước khi tiến hành dán đề can quảng cáo trùm lên phần kính thoát hiểm của xe buýt, đơn vị này đã nghiên cứu thử nghiệm về mức độ an toàn trong nhiều tháng liền. Khi nhận được xác nhận của các đơn vị chuyên môn rằng việc dán đề can quảng cáo như vậy không gây ảnh hưởng gì tới an toàn khi vận hành, khai thác xe buýt, đơn vị mới tiến hành thực hiện.
“Ý tưởng về việc dán đề can quảng cáo này hình thành khi nghiên cứu thực tế khai thác quảng cáo trên xe buýt ở nước ngoài. Qua tìm hiểu chúng tôi phát hiện thấy rằng, xe buýt nhiều nước trên thế giới cho phép dán quảng cáo trên toàn bộ xe là do được sử dụng một loại đề can đặc biệt có thể đáp ứng được các yêu cầu về an toàn khai thác, vận hành. Và để triển khai áp dụng ở Việt Nam, đảm bảo đúng quy định của Luật Quảng cáo, các đề can quảng cáo trên xe buýt của chúng tôi chỉ được phép dán hai bên thành xe và không được chiếm quá 50% diện tích các mặt xe”- ông Yên nói.
Theo ông Nguyễn Hữu Yên, Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải) đã có văn bản xác nhận việc dán đề can quảng cáo trùm lên phần kính thoát hiểm xe buýt đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn, vận hành xe.
Đại diện Trung tâm Thương mại và Dịch vụ cũng cung cấp cho PVDân trí clip thực nghiệm việc dùng búa đập vỡ cửa kính thoát hiểm trên xe buýt đã được dán kín đề can quảng cáo. Kết quả cho thấy tấm kính trên xe buýt được phá vỡ dễ dàng và bong thành mảng chứ không vỡ vụn rải rác, không ảnh hưởng tới khả năng thoát hiểm của hành khách trong trường hợp khẩn cấp.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, căn cứ trên kết quả thực nghiệm tại Phòng thử nghiệm đối với hai mẫu kính ô tô buýt có dán đề can lưới và mẫu không dán đề can, mới đây Công ty CP Chứng nhận và Kiểm định Vinacontrol (Vinacontrol Cert) đã kết luận: “Tấm dán đề can lưới lên kính ô tô buýt không gây ảnh hưởng đến việc phá hủy kính bằng búa thoát hiểm. Đề can lưới sau khi kính vỡ dễ dàng xé được bằng tay”.
“Đề can này được làm bằng chất liệu đặc biệt nên vừa có tác dụng làm dịu ánh nắng mặt trời chiếu vào, đồng thời người ngồi phía trong xe buýt hoàn toàn có thể nhìn được ra bên ngoài mà không có cảm giác gì về việc dán đề can quảng cáo. Khi thực hiện việc này chúng tôi phải làm hết sức cẩn trọng, thậm chí phỏng vấn cả những người dân đi xe buýt về mức độ hài lòng. Việc này không ảnh hưởng gì tới việc phá hủy kính bằng búa thoát hiểm cả”- ông Yên khẳng định.
Thế Kha
Theo Dantri
Quảng cáo "bọc kín" xe buýt
Gần đây rất nhiều tuyến xe buýt ở Hà Nội được"bọc kín" bởi những tấm pano quảng cáo. Việc này dễ khiến người điều khiển các loại phương tiện khác quan sát, dẫn tới mất tập trung, đồng thời vi phạm quy định về lắp ráp, vận hành an toàn xe...
Theo ghi nhận của PV Dân trí, thời giangần đây việc quảng cáo trên xe buýt ở Hà Nội được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng. Mặc dù việc này sẽ giúp cơ quan quản lý xe buýt có được nguồn thu không nhỏ, nhưng việc dán quảng cáo như thế nào cần được nghiên cứu, tính toán để đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe cũng như người tham gia giao thông trên đường.
Các tấm nilon quảng cáo được dán đè lên cả phần kính thoát hiểm của xe.
"Bọc kín" cả một bên thành xe buýt.
Cả một bên thành xe buýt chỉ hở chút xíu phía cuối xe
Trao đổi với PV Dân trí, một chuyên gia về giao thông cho rằng những quảng cáo khổ lớn "ôm trọn" cả một bên thành xe buýt như thế này cần xem lại, vì khi xe lưu thông trên đường dễ khiến người điều khiển các loại phương tiện khác quan sát, dẫn tới mất tập trung.
Những tuyến xe buýt chạy qua các tuyến phố lớn ở Hà Nội có nhiều quảng cáo hơn cả.
Theo chuyên gia ô tô, việc dán quảng cáo tràn lên cả phần kính thoát hiểm của xe buýt là vi phạm quy định về lắp ráp, vận hành an toàn xe. Chẳng may xe gặp sự cố, hành khách sẽ rất vất vả, khó khăn để thoát hiểm qua cửa kính đã bị dán kín mít và chắc chắn như thế này.
Thế Kha (thực hiện)
Theo Dantri
Đà Nẵng lý giải quy định "toàn dân bắt người dán quảng cáo" "Khi phát hiện người dán quảng cáo, rao vặt sai quy định, người dân sẽ giữ người đó tại chỗ và báo cho cơ quan chức năng đến xử lý. Đây cũng giống như phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc chứ không có gì vi phạm pháp luật cả". Liên quan đến việc Đà Nẵng đang phát động "toàn...