Dùng búa đinh sát hại mẹ chồng: Tình tiết động trời
TAND cấp cao tại Hà Nội vừa mở phiên tòa phúc thẩm tại trụ sở TAND tỉnh Cao Bằng về vụ án con dâu giết mẹ chồng bằng búa đinh
Liên quan đến việc xét xử vụ con dâu giết mẹ chồng bằng búa đinh xảy ra cách đây 4 năm ở tỉnh Cao Bằng, vừa qua, TAND cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm, phía đại điện hợp pháp của bị hại cũng là người thân của bị cáo giữ nguyên kháng cáo và cho rằng Hoàng Thị Vấn (47 tuổi, trú tại tổ 3, phường Đề Thám, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng) không có tội, những lời khai của bị cáo là bị bức cung.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo cũng đề nghị Tòa tuyên vô tội, đình chỉ vụ án, thả tự do cho bị cáo. Đại diện VKSND cấp cao tại Hà Nội cũng đề nghị Tòa hủy án sơ thẩm để điều tra lại.
Bị cáo Hoàng Thị Vấn tại phiên sơ thẩm
Sau quá trình xét hỏi, HĐXX phúc thẩm nhận định, quá trình giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm còn một số tình tiết chưa được làm sáng tỏ, nhất là về nguyên nhân, động cơ, mục đích phạm tội của bị cáo là những căn cứ quan trọng cho việc xác định sự thật khách quan của vụ án và việc quyết định mức hình phạt.
Video đang HOT
Đặc biệt, tại phiên tòa phúc thẩm hé lộ một tình tiết động trời, đó là mặc dù vụ án này cả bị cáo và bị hại đều là nữ giới nhưng tại hiện trường lại thu thập được một chiếc áo ba lỗ, trên đó có dính máu của một người nam giới.
Trên tường cũng có vết máu của nam giới. Vậy vết máu này là của ai, điều này vẫn là một uẩn khúc pháp lý chưa tìm ra đáp án.
HĐXX đã tuyên hủy Bản án sơ thẩm số 39 ngày 17/9/2014 của TAND tỉnh Cao Bằng; giao hồ sơ vụ án cho Viện KSND tỉnh Cao Bằng để giải quyết lại vụ án theo quy định của pháp luật; tiếp tục tạm giam bị cáo cho đến khi Viện KSND tỉnh Cao Bằng thụ lý lại vụ án.
Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý, việc hủy án để điều tra lại hoàn toàn không có nghĩa là do bị cáo Vấn bị kết án oan. Hy vọng quá trình điều tra lại sẽ “giải mã” được những ẩn ức của vụ án.
Được biết, vụ án đã xảy ra cách đây 4 năm, dù qua nhiều phiên tòa xét xử nhưng đều bị cấp phúc thẩm tuyên hủy án để điều tra lại.
Về vụ việc này, theo cáo trạng của VKSND tỉnh Cao Bằng, khoảng 6h ngày 5/2/2012, Hoàng Thị Vấn ngủ dậy đi từ tầng 2 xuống nhà tạm phía sau tầng 1 để rửa bát thì gặp mẹ chồng là bà Triệu Thị Tiền, đứng ở sân nhà tạm. Sau khi Vấn rửa bát xong thì đứng nói chuyện với mẹ chồng và xảy ra mâu thuẫn vì chuyện sinh con.
Lúc này, bà Tiền đã dùng tay tát vào trúng miệng Vấn. Bực tức, Vấn đã dùng búa đinh đánh nhiều nhát vào trán, thái dương bà Tiền khiến mẹ chồng chết tại chỗ. Sau khi mẹ chồng đã chết, Vấn dùng khăn thấm nước lau máu trên sàn. Vấn kéo xác mẹ chồng vào trong nhà, giấu vào khu để đồ cũ, lấy áo mưa phủ lên thi thể. Để đánh lạc hướng điều tra, Vấn đã tự gây thương tích cho mình bằng cách dùng dao rạch lên đầu.
Thùy Dung (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Tăng cường hợp tác đầu tư Nhật Bản - Hà Nội
Phát biểu tại buổi tọa đàm "Xúc tiến đầu tư và du lịch Nhật Bản tại Hà Nội" tổ chức ngày 20-3, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI Vũ Tiến Lộc đã đưa ra dự báo, khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP chính thức được thông qua ở cả 12 nước thành viên, sẽ có một làn sóng đầu tư mới từ Nhật Bản vào Việt Nam. Vì khi đó, Nhật Bản sẽ tuân thủ quy định về nguồn gốc hàng hóa của TPP để tận dụng các chính sách ưu đãi thuế, các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ chuyển dịch đầu tư từ các nước ngoài TPP vào các nước thành viên TPP, trong đó có Việt Nam. Qua khảo sát, hiện 70% doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam có mong muốn mở rộng đầu tư lâu dài và gắn bó.
Theo Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch thành phố, tính đến nay đã có 727 dự án FDI của Nhật Bản đầu tư vào Hà Nội, với tổng số vốn đăng ký lên tới 4,8 tỷ USD. Trong các dự án đầu tư tại các khu công nghiệp thì dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản chiếm đến 50%. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đều đang hoạt động tốt tại Hà Nội. Tổng Giám đốc Công ty Canon Việt Nam Katsuyoshi Soma cho biết, sau 15 năm đầu tư tại Việt Nam, từ một nhà máy tại khu công nghiệp Thăng Long (xã Kim Chung, huyện Đông Anh), công ty đã mở rộng tới ba nhà máy với 21 nghìn cán bộ công nhân viên. Canon Việt Nam là nơi sản xuất linh kiện, lắp ráp sản phẩm lớn nhất trong toàn Tập đoàn Canon, đóng góp gần 2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tổng Giám đốc Công ty Hoya Glass Disk Takemi Miyamoto cho biết, cách đây mười năm, đơn vị đã đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên tại Hà Nội, rồi từ đó xây dựng thêm năm nhà máy ở các tỉnh, thành phố lân cận. Hiện Hoya Việt Nam đang sản xuất tới 90% sản lượng của toàn tập đoàn. Riêng nhà máy tại Hà Nội đã tạo việc làm cho 5.700 người lao động Việt Nam, với mức thu nhập bình quân từ 7,5 đến 8 triệu đồng/người/ tháng.
Phía Nhật Bản cũng đã đầu tư và xây dựng nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng trên địa bàn Hà Nội như cầu Thanh Trì, đường vành đai 3, Nhà ga T2 Nội Bài, cầu Nhật Tân, Trung tâm Thương mại AEON Long Biên... Đây đều là các dự án tầm cỡ, được đánh giá là công trình trọng điểm quốc gia. Đến Hà Nội trong khuôn khổ hoạt động giao lưu văn hóa hai nước Việt Nam - Nhật Bản lần này, 30 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực vận tải, xây dựng, tái chế, chế tạo, thuốc - thiết bị y tế, du lịch, nhà hàng... mong muốn được hợp tác, đầu tư và đóng góp cho sự phát triển của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung. Công ty CP thiết kế Aishokubutsu muốn được tư vấn cho Hà Nội về thiết kế hệ thống giao thông an toàn, quy hoạch và trồng cây xanh tạo cảnh quan đẹp cho thành phố, cũng như quy hoạch lại khu vực sông để phát triển du lịch. Công ty CP vận chuyển Fukuyama mong hợp tác với Hà Nội trong việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hỗ trợ các thủ tục hải quan, cho thuê bến bãi... trong chuỗi logistics. Một số doanh nghiệp khác còn sẵn sàng hợp tác, đầu tư xử lý hệ thống nước thải; đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch; liên kết, chuyển giao công nghệ y tế; tặng các xe chữa cháy loại nhỏ phù hợp với những tuyến phố chật hẹp của Thủ đô...
Đánh giá cao sự hợp tác giữa hai bên, nhưng Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Ando Kengo vẫn đưa ra một số kiến nghị như các quy định về thủ tục nhập cảnh, giấy phép kinh doanh, thủ tục về thuế cần đổi mới hơn, giảm các khâu phức tạp, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, Hà Nội cần mở rộng liên kết với các tỉnh, thành phố lân cận để tạo ra mạng lưới phát triển thương mại, du lịch rộng, nhất là đồng bộ cơ sở hạ tầng. Hà Nội cũng cần chủ động xúc tiến, quảng bá đầu tư, du lịch để người dân và các doanh nghiệp Nhật Bản biết đến nhiều hơn.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, hợp tác toàn diện với Nhật Bản là yếu tố được chú trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và công tác đối ngoại của thành phố. Với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng phát triển công nghệ hiện đại, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, gắn với phát triển bền vững, thành phố hy vọng Nhật Bản sẽ tiếp tục có những dự án đầu tư, hỗ trợ hiệu quả tại đây. Chính quyền thành phố sẽ luôn tạo những điều kiện tốt nhất, nỗ lực cải cách hành chính, nhất là về thuế, đất đai để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước hợp tác trên mọi lĩnh vực. Các kiến nghị, vấn đề liên quan đến công tác đầu tư sẽ được chính lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố trực tiếp giải quyết. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch Vùng Thủ đô, trong đó Hà Nội sẽ là hạt nhân liên kết chặt chẽ với các tỉnh lân cận nên cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông, thương mại và du lịch... sẽ kết nối đồng bộ, tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thành phố bảo đảm an ninh trật tự, ổn định chính trị, nhất là tại các khu công nghiệp, để các nhà đầu tư yên tâm làm việc lâu dài và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.
NGUYÊN TRANG
Theo_Báo Nhân Dân
Hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ thảm sát ở Bình Phước Phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ thảm sát ở Bình Phước sẽ được hoãn lại. Nhiều bạn đọc Báo Người Lao Động liên hệ gia đình Vũ Văn Tiến để hỗ trợ tinh thần và vật chất. Vũ Văn Tiến Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động ngày 18-3, luật sư Lê Văn Nam - Công ty Luật hợp danh...