Dùng ‘bóng cười’ bị xử phạt mức nào?
Theo Bộ Công an, dù chưa có điều luật cụ thể nào cấm “bóng cười”, nhưng việc mua bán, sử dụng bóng cười được cho là sai phạm, vì gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng.
“Bóng cười” được bán và sử dụng công khai trên “ phố tây” Bùi Viện, TP.HCM THÁI SƠN
Theo Bộ Công an, “bóng cười” thực chất là một quả bóng bay được bơm một loại khí có công thức hoá học là N2O (Dinitơ monoxit hay nitrous oxide). Loại khí này khi hít vào có khả năng tác động mạnh lên một điểm của hệ thần kinh gây cười, tạo cảm giác lâng lâng sảng khoái cho người sử dụng.
Việc sử dụng thường xuyên N2O có thể gây ra các rối loạn như cảm giác châm chích ở đầu chi và đi đứng loạng choạng; các rối loạn khí sắc; rối loạn trí nhớ; rối loạn giấc ngủ; các rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp; thiếu máu, thiếu B12…
N2O là hóa chất được quản lý chuyên ngành bởi Bộ Công thương. Theo đó, N2O thuộc danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp (số thứ tự 120, Phụ lục 2 của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 9.10.2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Hóa chất).
Do vậy, Bộ Công an cho rằng, việc nhập khẩu, mua bán chất N2O để sử dụng trong công nghiệp, phát triển kinh tế – xã hội… vẫn được thực hiện, nhưng phải đảm bảo đúng những quy định chặt chẽ của pháp luật.
Video đang HOT
Sử dụng “bóng cười” (chứa chất N2O) tuy chưa có điều luật cụ thể nào quy định cấm, song việc mua bán, sử dụng bóng cười cho người là sai phạm, vì trước tiên gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng và không được cấp phép để mua bán, sử dụng cho người.
Theo Bộ Công an, các hành vi, vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh N2O được xử lý theo các quy định tại Nghị định 115/2016/NĐ-CP ngày 8.7.2016 của Chính phủ; Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ.
Cụ thể, tại điều 10 Nghị định số 163/2013/NĐ-CP ngày 12.11.2013 của Chính phủ quy định hành vi vi phạm quy định về Giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh, hóa chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh quy định.
Theo đó, phạt tiền từ 12-20 triệu đồng đối với các hành vi sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh mà không có giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất theo quy định; sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh khi giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất được cấp đã hết hiệu lực.
Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy phép hạn chế sản xuất, kinh doanh hóa chất.
Theo TNO
Phố Tây phố đi bộ mong chờ gì?
Chỉ thời gian nữa phố đi bộ Bùi Viện sẽ khai trương theo kế hoạch mà UBND TP.HCM ấn định. Người dân sở tại lẫn du khách nước ngoài (nơi đây được gọi là phố Tây) dù đặt kỳ vọng rất nhiều vào quyết sách này sau cả chục năm tính toán, nhưng vẫn lo ngại liệu phố đi bộ có trở nên sôi động với nhiều lễ hội đường phố như mục tiêu chính quyền đề ra...
Để phục vụ "nâng cấp" đường Bùi Viện (P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM) thành phố đi bộ, thời gian qua con đường này đã biến thành đại công trường với vỉa hè bị xới tung để lắp đặt các công trình ngầm và lát đá granite... Và công trường này càng hối hả hơn trong những ngày gần đây, khi mà thời gian dự kiến khai trương ngày 15.7 tới sắp hết.
Không gian vỉa hè của phố Tây Bùi Viện là điểm nhấn thu hút khách của khu này trước khi trở thành phố đi bộ.
Sợ nhất là khổ rồi nhưng không sướng
Vỉa hè tứ tung, buôn bán bị ảnh hưởng hàng tháng trời nhưng chị Đào Thị Hương, một hộ kinh doanh hàng ăn uống ở đường Bùi Viện, chỉ nói buồn đôi chút mà thôi. Bởi chị Hương đang tin vào tương lai khi phố đi bộ chính thức hoạt động, vỉa hè sẽ đẹp hơn, khách du sẽ đông hơn và việc lấy lại "vốn" cho hàng tháng trời ế ẩm là nhanh như trở bàn tay. Mừng là vậy, kỳ vọng là vậy nhưng chị Hương cũng không khỏi lo lắng, sợ rằng tới đây cái phí thuê vỉa hè cao, cộng với "coi chừng" thêm phí này, phí nọ khi Bùi Viện trở thành phố đi bộ thì đúng là giờ chịu khổ, mai mốt chịu cực!
Lo lắng của chị Hương không phải là không có cơ sở khi câu chuyện cho thuê vỉa hè vẫn chưa có hồi kết, rồi chuyện tổ chức hoạt động ở phố đi bộ ra sao cũng chưa thấy văn bản nào cụ thể rõ ràng. Trong khi đó, anh Hoàng, chủ một quán nhậu trên đường Bùi Viện, nói thẳng khách đến phố Tây, mà cụ thể là đến Bùi Viện chỉ thích ngồi vỉa hè. Bằng chứng là hiện tại khi vỉa hè đang bị xới tung thì lượng khách đến quán giảm hẳn. "Nói chung không có cái vỉa hè thì phố Tây đành chịu chết; còn nếu chịu phí thuê, phí quản lý này nọ quá cao thì chủ cũng đành chịu thua".
Cái lý mà anh Hoàng đưa ra là do tuy buôn bán ở phố Tây, nhưng giá bán ở đây tương đối rẻ, vì khách chủ yếu là Tây "balô", cùng với khách là sinh viên hay các bạn trẻ đến đây để trau dồi ngoại ngữ... Chủ quán kinh doanh số lượng, lấy công làm lời. Do đó, phí thuê, phí quản lý này nọ nếu phát sinh cao quá thì rõ ràng giá phải đội lên, việc mất khách và mất luôn cái tên phố Tây là điều có thể nghĩ đến.
Cần thêm những gì?
Theo đề án phố đi bộ Bùi Viện, trong thời gian đầu sẽ thí điểm vào hai ngày cuối tuần, bắt đầu từ 19 giờ đến 2 giờ hôm sau. Nói về quy định thời gian trên, anh Hoàng cho rằng nên thí điểm phố đi bộ Bùi Viện hoạt động 24/24g. Anh Hoàng chia sẻ: Bùi Viện chính là nơi người nước ngoài tụ tập đầu tiên khi họ đến TP.HCM lần đầu. Bởi nơi đây, dù khác biệt ngôn ngữ nhưng du khách đã đến đây thì cũng giống như ở nhà. Ngoài ra, nơi đây còn có ẩm thực phong phú, không chỉ có món ăn Việt Nam, mà còn có món ăn từ nhiều nước khác để du khách lựa chọn. Đã thành phố đi bộ thì nên hoạt động suốt ngày, đêm chứ cần gì phải đưa ra khung thời gian và cũng nên thí điểm hết các ngày trong tuần, vừa dễ rút kinh nghiệm vừa sau này khai thác phố đi bộ Bùi Viện thật hiệu quả. Làm như vậy, chính quyền đạt được mục tiêu có bộ mặt khu trung tâm ngày càng văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc, có thêm lượng khách Tây khoái cái phố đi bộ để được ngồi trên vỉa hè mà không lo cướp giật. Còn người dân có thêm thu nhậpthông qua việc được khai thác tổng lực cái vỉa hè...
Còn bà Hiền, một người bán bánh mì trên đường Bùi Viện, đề nghị cần bố trí bãi giữ xe hợp lý cho người dân đến tham quan, vui chơi ở phố đi bộ. Nhiều cư dân sống trên đường Bùi Viện cũng đề nghị nên bố trí bãi giữ xe trên tuyến phố này giúp phục vụ người dân, du khách đến tham quan. Bởi hiện tại, người dân đến khu vực này chỉ có thể gửi xe ở trung tâm thương mại Sense Market tại công viên 23.9.
Trong khi đó, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, đô thị, du lịch hiến kế phố đi bộ cần phải có bản sắc riêng do chính cộng đồng ở khu vực đó quyết định, chứ không nên cứng nhắc. Theo đó, cần phải lấy ý kiến người dân sở tại ngay trong giai đoạn đầu của đề án, chứ đừng làm theo kiểu trên áp xuống, mà trên thì lại không nắm rõ "nội tình" của phố Tây - Bùi Viện. Bởi cư dân nơi đây sẽ biết họ cần những gì và phải làm gì để phố đi bộ hoạt động hiệu quả, đem lại lợi ích cho bản thân họ. Lẽ hiển nhiên, khi có quyền lợi, người dân sẵn sàng đóng góp kinh phí duy trì hoạt động và phát triển nhiều ý tưởng mới, điều này sẽ giảm bớt gánh nặng ngân sách.
Đồng quan điểm, anh Hoài Bắc, một hướng dẫn viên du lịch, cho rằng chính quyền TP.HCM cần tập trung phát triển phố Tây Bùi Viện một cách nghiêm túc, bài bản thông qua việc lắng nghe ý kiến của người dân sở tại.
Theo Giang Thanh - Đằng Giang (Thế Giới Tiếp Thị)
Giải cứu kịp thời 2 cụ già trong đám cháy ở phố Bùi Viện Lực lượng PCCC TP Hồ Chí Minh vừa kịp thời dập tắt đám cháy ở phố Bùi Viện (quận 1) và giải cứu 2 cụ già mắc kẹt xuống đất an toàn. Vào khoảng 14 giờ chiều 14/9, khói lửa bất ngờ bùng phát, tỏa ra mù mịt tại tiệm bánh Burger King nằm trên phố Tây, địa chỉ số 141 đường Bùi...