Đừng bỏ qua 5 điều này khi mua ôtô cũ trả góp
Mua ôtô cũ trả góp, bạn nên quan tâm đến lãi suất, điều kiện của ngân hàng, thời gian trả góp… để có những lựa chọn chính xác.
Chọn ôtô cũ đảm bảo đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng
Xe ôtô cũ muốn đáp ứng điều kiện trả góp ở ngân hàng, bạn không nên chọn đời xe quá cũ với thời gian xuất xưởng quá 6 năm.
Chính sách vay vốn mua xe cho từng loại xe cũng có khác biệt, xe càng cũ thì thời gian vay tối đa càng ngắn. Ví dụ, xe đời 2012 – 2013, ngân hàng chỉ cho vay khoảng 1-2 năm; xe đời mới hơn như 2015 – 2016 có thể được hỗ trợ vốn 4-5 năm.
Trước khi mua ôtô cũ trả góp, hãy tìm hiểu kỹ điều kiện, lãi suất, thời gian trả góp… của ngân hàng. Đồ họa: M.H
Nắm rõ quy trình vay mua ôtô cũ trả góp
Quy trình vay mua xe cũ trả góp cũng giống như việc mua xe mới, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng là bên thứ ba đứng ra thanh toán phần lớn số tiền của chiếc xe. Tuy nhiên, nếu ở đại lý, ngân hàng giải ngân luôn, thì đối với mua xe cũ, ngân hàng sẽ trực tiếp giải ngân vào tài khoản ngân hàng của bên bán xe.
Video đang HOT
Nếu các thỏa thuận giữa người mua và người bán xe hoàn tất với các giấy tờ hợp đồng pháp lý, ngân hàng sẽ giải ngân cho bên bán xe.
Theo kinh nghiệm mua ôtô trả góp đời cũ, bạn sẽ tiết kiệm thêm được chi phí thuế, phí, lệ phí đăng ký xe đáng kể nên quy trình cũng diễn ra nhanh hơn.
Tìm hiểu chi tiết lãi suất mua xe ôtô cũ trả góp
Khi mua xe cũ trả góp, ngân hàng sẽ quy định mức lãi suất cụ thể. Hãy tham khảo các ngân hàng khác nhau để lựa gói vay với lãi suất thấp nhất để giảm bớt chi phí.
Cân nhắc hạn mức vay mua xe trả góp
Trước khi vay mua xe ôtô, các ngân hàng thường hỗ trợ vốn vay với hạn mức khoảng 65-75% giá trị xe. Tuy nhiên, nếu như có tài sản đảm bảo như nhà đất, ngân hàng còn có thể hỗ trợ cao hơn, có thể lên đến 90% hoặc hơn.
Lựa chọn thời gian vay vốn hợp lý
Theo kinh nghiệm mua ôtô trả góp, bạn nên quan tâm đến thời gian vay vốn. Các ngân hàng thường áp dụng mức phí trả nợ trước hạn khá cao, khoảng 3-4% dư nợ còn lại tại thời điểm khách hàng tất toán. Vì vậy, bạn cân nhắc tài chính để đảm bảo vay trong thời gian ngắn nhất.
Lần đầu mua ô tô: Tôi thấy mình sáng suốt khi mua xe mới
Tôi có một suy nghĩ khá "cực đoan", đó là không thích phải vay tiền ai để mua xe, lại càng không thích dùng xe cũ. Tôi quyết định "nhịn" và chờ đến khi nào có đủ tiền sẽ mua một chiếc xe mới.
LTS: Với mỗi người, chiếc ô tô không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là tài sản lớn sau bao nhiêu năm tích cóp. Do vậy, quyết định mua loại xe gì với khoảng tài chính bao nhiêu? Mua xe mới hay xe cũ?... luôn là những bài toán với nhiều lời giải.
Sau bài viết "Lần đầu mua ô tô, nên chọn xe cũ hay xe mới?", rất nhiều độc đã giả quan tâm, bình luận và chia sẻ những câu chuyện của mình với VietNamNet xung quanh vấn đề này.
Dưới đây là chia sẻ của anh Nguyễn Văn Phương (trú ở Đức Thượng, Hoài Đức, Hà Nội) về trải nghiệm của mình sau 3 năm "tậu" xe mới.
Tôi năm nay 35 tuổi, đang làm quản lý cho một doanh nghiệp trong ngành Công nghệ thông tin. Cũng giống như rất nhiều gia đình trẻ ở Hà Nội, hai vợ chồng tôi đều quê xa lên Thủ đô lập nghiệp, phải chịu khó, vất vả và tích cóp nhiều năm mới có nhà, có xe.
Nhớ lại vào năm 2015, khi vợ tôi mới sinh cháu đầu lòng, nhu cầu đi lại, di chuyển của gia đình tăng lên đột biến. Có con nhỏ, cả nhà không thể đèo nhau đi tiêm, đi bệnh viện hay về quê mỗi dịp lễ Tết bằng xe máy như hồi "vợ chồng son" được. Việc có một chiếc ô tô để "tránh mưa tránh nắng" là cấp thiết, đó cũng là ước mơ cháy bỏng của tôi.
Thế nhưng, với số tiền ít ỏi dành dụm được vào thời điểm đó là khoảng hơn 200 triệu, chúng tôi khó lòng tiếp cận được với xe mới. Bạn bè tôi khuyên nên chọn một chiếc xe cũ như kiểu Kia Morning hay Chevrolet Spark để đi tạm, sau vài năm có điều kiện thì đổi xe. Còn vợ tôi thì động viên vay mượn thêm tiền của ông bà, anh chị em hai bên gia đình để mua ô tô "xịn xịn" một chút đi lâu dài.
Tuy nhiên, tôi có một suy nghĩ khá "cực đoan", đó là không thích phải vay tiền ai để mua xe, lại càng không thích dùng xe cũ, nhất là những mẫu xe hạng A nhỏ bé, chật chội. Xe cũ đi 5-7 năm ít nhiều vẫn sẽ phải bảo dưỡng, sửa chữa và xuất hiện những lỗi nọ, lỗi kia, có khi lại "tiền mất tật mang".
Với số tiền ít ỏi thì không thể đòi hỏi có một chiếc xe "xịn sò" được, do vậy, tôi quyết định "nhịn" và chờ đến khi nào có đủ tiền sẽ mua một chiếc xe mới. Nếu gia đình cần đi đâu, chúng tôi sẽ thuê taxi hoặc xe tự lái, tất nhiên sẽ vất vả và thiếu chủ động hơn xe riêng. Rất may, vợ tôi cũng đồng ý và quyết tâm chịu khổ thêm một thời gian nữa.
Anh Phương rất hài lòng với quyết định "tậu" xe mới của mình. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Cách đây 3 năm, vào năm 2018, sau nhiều năm cố gắng "cày cuốc", tích cóp, vợ chồng tôi cảm thấy đã đến lúc chín mùi và quyết định chi 600 triệu mua một chiếc Hyundai Accent mới "kính coong" sau nhiều năm mơ ước, ấp ủ.
Tuy còn điểm này, điểm kia chưa thực sự ưng ý, nhưng với tôi, chiếc xe mà tôi lựa chọn rất tuyệt vời, miệt mài phục vụ công việc và đồng hành cùng gia đình tôi trong những chuyến đi chơi xa. Là ô tô mới nên chiếc xe cũng khá lành, gần như chỉ đổ xăng là chạy, tôi chỉ cần bảo dưỡng mỗi khi đến dịp và mua thêm mấy đồ lặt vặt lắp lên xe. Form dáng lại mới mẻ, rộng rãi, nhiều options, đi gặp đối tác, khách hàng hay về quê, đi chơi đều khá "oách".
Nhìn lại nhiều bạn bè, đồng nghiệp của tôi từng "cố đấm ăn xôi" mua xe cũ để rồi suốt ngày mất thời gian đi sửa chữa, mang cục tức vào người, tôi thấy mình thật may mắn và sáng suốt.
Với lần đầu mua xe, tôi rút ra kinh nghiệm từ bản thân rằng, nếu khả năng cho phép, hãy cố gắng mua một chiếc xe mới, vừa yên tâm về chất lượng lại không gặp phải những rủi ro như mua xe cũ.
Lần đầu mua ô tô, nên chọn xe cũ hay xe mới? Cùng một mức tiền, "bóc tem" xe mới sẽ yên tâm về chất lượng, đi vài năm không phải suy nghĩ. Trong khi đó, nếu mua xe cũ lại được hẳn một chiếc xe phân khúc cao hơn cùng với options "miên man". Việc đắn đo giữa hai lựa chọn xe mới hay xe cũ luôn là vấn đề nan giải mà những...