Đừng biến nhà tắm thành “ổ vi khuẩn” vì những lỗi sai ai cũng hay mắc này
Bàn chải đánh răng để quá lâu trong nhà tắm sẽ gây ra những hiểm hoạ khôn lường.
1. Không thay bàn chải thường xuyên
Hầu hết tất cả các gia đình đều đánh răng trong nhà tắm kiêm toilet, và dĩ nhiên rồi, bàn chải của bạn sẽ được đặt ở vị trí không cách xa bồn cầu là mấy. Các nhà nghiên cứu của đại học Manchester, Anh đã chỉ ra rằng mỗi chiếc bàn chải đánh răng chứa trung bình khoảng 10 triệu con vi trùng, bao gồm cả E.coli (vi khuẩn gây bệnh đường ruột). Không những vậy, các nhà khoa học đại học Harvard Gazette cũng nghiên cứu ra rằng mỗi khi bạn đi vệ sinh xong và xả bồn cầu, các hạt phân tử phân sẽ tung tóe ra tối đa 2 mét.
Thế nên, tốt nhất bạn nên bố trí một khu vực đánh răng rửa mặt khác không gần vị trí bồn cầu. Nếu không, nên rửa kỹ bàn chải sau mỗi lần sử dụng và thỉnh thoảng ngâm chúng trong một chén giấm khoảng 30 phút để loại bỏ bất kỳ vi khuẩn nào còn sót lại. Mỗi tháng một lần, hãy thay bàn chải mới. Và có thể tận dụng bàn chải cũ để vệ sinh các ngóc ngách trong nhà tắm.
2. Dùng lại khăn tắm quá nhiều lần
Nhà tắm là môi trường ẩm ướt, rất dễ phát sinh vi khuẩn có hại và nấm mốc. Môi trường lý tưởng để chúng thêm sinh sôi, nảy nở là những chiếc khăn tắm ẩm ướt. Sau khi lau sạch người mỗi lần tắm, bạn cần phơi khô khăn dưới nắng. Tuyệt đối không dùng chung khăn tắm với người khác dù có thân thiết đến mức nào.
3. Dùng một miếng giẻ để vệ sinh chung
Video đang HOT
Đừng tiết kiệm miếng bọt biển, bàn chải khi vệ sinh nhà tắm. Mỗi khu vực nên được dùng các loại vật dụng vệ sinh khác nhau, tách biệt bồn rửa mặt, bồn tắm, bồn cầu, vòi sen, gương… Với cách này, bạn sẽ ngăn chặn được tình trạng lây lan vi khuẩn chéo. Và sau khi vệ sinh nhà tắm xong, bạn cũng nên vứt bỏ các miếng bọt biển đã qua sử dụng.
4. Dùng quá nhiều chất tẩy rửa
Bạn vẫn cứ nghĩ rằng càng nhiều xà phòng thì nhà tắm của bạn sẽ sạch hơn. Thế nhưng sự thật là bạn sẽ mang thêm bệnh vào người khi sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh. Rất nhiều hóa chất có trong thuốc tẩy có thể gây ung thư, mù mắt và nhiều bệnh hơn nữa. Thay vào đó, hãy làm sạch nhà vệ sinh bằng những nguyên liệu tự nhiên, lành tính như: vỏ cam, chanh, bưởi, muối hay bột baking soda cũng là sự lựa chọn không tồi.
5. Không biết cách giặt rèm bồn tắm
Bạn bối rối không biết xử lý như thế nào để giặt sạch rèm bồn tắm. Nếu chà xát thì tốn quá nhiều công sức. Cách tối ưu là hãy cho chúng vào máy giặt cùng với một vài cái khăn mặt, một cốc giấm và vận hành máy trong 5 phút. Treo rèm lên cho khô và bạn đã có rèm sạch.
6. Không làm sạch phía sau bồn cầu
Ít ai để ý đến phía sau bồn cầu nhưng đó lại là nơi cần làm sạch nhất bởi nước tiểu và phân rất dễ đóng cặn ở đó. Dùng một miếng khăn giấy ngâm trong nước tẩy rửa kháng khuẩn, trải khăn ở khu vực này trong vài phút, lấy khăn khô lau sạch lại rồi vứt bỏ chúng đi để tránh vi khuẩn lây lan.
Theo Khám Phá
Nhiều chị em hay rắc bột baking soda lên chăn đệm, hóa ra đây là lý do không ngờ
Chị em có biết, một tấm nệm cũ trong 10 năm có thể chứa khoảng 1,4kg da bị bào mòn từ cơ thể con người, cùng với vô số các loại vi khuẩn, nấm mốc nếu không được vệ sinh thường xuyên.
Baking soda (thuốc muối, muối nở) là chất dạng bột, có thể dễ dàng mua ở hiệu thuốc, các cửa hàng làm bánh hay các shop mỹ phẩm. Ngoài công dụng là nguyên liệu làm bánh hay "trợ thủ đắc lực" cho việc làm đẹp, dọn dẹp nhà cửa, baking soda còn có tác dụng loại bỏ bụi, mồ hôi, tế bào chết, nấm mốc... Chính vì thế, khi bạn muốn làm sạch chăn, ga, gối, nệm, vừa nhàn lại sạch sẽ nhanh gọn, hãy nghĩ đến baking soda.
Sự thật là một tấm nệm cũ trong 10 năm chứa khoảng 1,4kg da bị bào mòn từ cơ thể con người. Bạn chỉ có thói quen thay ga giường, "bỏ quên" đệm và cứ ngỡ như vậy là đã đủ sạch sẽ. Hơn nữa, đa số nệm đều rất to, nặng, vướng víu, cồng kềnh và rất khó tìm được cách để làm sạch.
Nhà đẹp xin giới thiệu cách vệ sinh nệm vô cùng đơn giản bằng baking soda mà bất cứ chị em nào cũng làm được chỉ trong vài phút:
Bước 1: Lột sạch ga giường, vỏ chăn ga, gối cho vào máy giặt giặt sạch và phơi trước nắng.
Bước 2: Hút bụi cho nệm. Hoặc nếu bạn không có máy hút bụi, có thể dùng một chiếc khăn khô lau sạch bề mặt nệm.
Bước 3: Nhỏ vào hộp baking soda khoảng 20 giọt tinh dầu rồi đậy nắp hộp, lắc đều. Với cách này, tinh dầu sẽ thấm đều trong bột và giúp bột không bị vón cục. Bạn nên dùng tinh dầu oải hương, hoa cúc, ngọc lan để đem lại hương thơm khoan khoái, dễ chịu cho phòng ngủ.
Bước 4: Rắc toàn bộ số bột baking soda đã chuẩn bị ở bước 3 lên nệm, xoa đều rồi để trong không khí khoảng 30 phút đến 1 giờ.
Bước 5: Hút bụi thêm một lần nữa để sạch số bột trên nệm. Bột baking soda sẽ hút hết toàn bộ nấm, mốc, bụi bẩn. Như vậy, chiếc nệm của bạn đã hoàn toàn sạch sẽ và rất thơm.
Ngoài việc vệ sinh cho nệm, bột baking soda cũng hoàn thành rất tốt "nhiệm vụ" làm sạch chăn hay thảm. Đối với chăn thảm đã bị lấm bẩn, bạn có thể giặt sạch bằng hỗn hợp: bột baking soda giấm bột giặt nước ấm. Chà hỗn hợp này lên trực tiếp bề mặt bị bẩn, sau đó để khô.
Đối với nệm hay thảm, tốt nhất bạn nên giặt khô bằng baking soda. Baking soda vô cùng dễ tìm, rẻ, tiện lợi, không độc hại và loại bỏ được rất nhiều vi khuẩn, nấm mốc, tội gì mà không thử ngay.
Theo Khám Phá
4 cách "tẩy trắng" vùng da dưới cánh tay để tự tin diện áo 2 dây trong mùa hè Chỉ cần một vài nguyên liệu vừa rẻ lại dễ kiếm, vùng da dưới cánh tay bạn sẽ sớm trắng hồng và mịn màng như thuở em bé. Trị thâm cho vùng da dưới cánh tay luôn là vấn đề được chị em quan tâm bởi đây là một trong những vùng lộ diện thường xuyên. Có nhiều nguyên nhân khiến vùng da...