Đừng biến con thành bệnh nhân vì áp lực
Sự kỳ vọng quá lớn của người lớn nhiều khi đẩy những đứa con rơi vào sự rối loạn tâm thần.
Con phải và con nên – sai một ly đi vạn dặm
Rất nhiều phụ huynh quan niệm rằng”thế hệ con trẻ bây giờ sung sướng, chỉ đơn giản có việc ăn và học không phải vất vả lo toan như ngày xưa”, nên các luôn đặt ra vô số mục tiêu cho con em hơn là lắng nghe chúng. Chị Nguyễn Thu Thanh (ở ngõ chợ Khâm Thiên – Hà Nội) buồn rầu kể câu chuyện của gia đình mình.
Nhà chị có hai đứa con, đứa anh học giỏi, ngoan ngoãn, lại có nhiều năng khiếu, luôn là niềm tự hào của ông bà, cha mẹ. Đứa em tính cách thông minh, lanh lợi nên chủ quan cẩu thả, học hành lại yếu hơn anh bởi vậy lúc nào cũng bị lôi ra so sánh.
“Con phải học tập anh trai của con.” là cách mà chị Thanh vẫn hay nói khi cậu con nghịch ngợm, lười biếng làm chị phiền lòng. Kết quả là hai đứa con trai của chị càng ngày càng trở nên xa cách nhau. Thậm chí vì một chuyện gì đó chúng còn sẵn sàng đánh nhau như xa lạ.
Video đang HOT
“Theo bố mẹ con nên thi vào trường Y vì bố mẹ sẽ có cơ hội chia sẻ với con cả trong học tập lẫn trong công việc. Bố đã nói như vậy vào cuối năm lớp 11″ Nguyễn Phương Liên sinh viên năm cuối trường Đại học Y – Hà Nội tâm sự.
Được biết ước mơ của Liên là trở thành một nhà kinh doanh giỏi. Nhưng bởi bố mẹ luôn đồng hành và khuyên bảo theo ngành của gia đình nên Liên sớm ý thức được trách nhiệm cũng như hoàn toàn thoải mái để trao đổi khó khăn, vướng mắc với bố mẹ. Đến giờ Liên vẫn thầm cảm ơn bố mẹ vì đã chỉ ra con đường đúng đắn, giúp Liên thêm yêu nghề y và muốn làm nghề thực sự.
So sánh ngày xưa – viên kẹo đắng
Vô tình người viết bài này đi ngang qua một trường tiểu học vào giờ tan tầm và nghe được một cậu bé đang hớn hở khoe mẹ về điểm 9 môn toán của mình. Mẹ cậu tỏ ra rất bình thường và hỏi con ở lớp có ai được điểm 10 hay không. Cậu bé thật thà đáp: “Có bạn Linh lớp trưởng được 10 thôi mẹ ạ.” Nghe xong, người mẹ thản nhiên nói: “Vậy thì con phải được 10 như bạn Linh mới là giỏi.”
Tôi không có nhiều bình luận về câu chuyện này bởi mỗi người có một cách dạy con khác nhau. Có thể, người mẹ đang dạy con mình không nên tự thỏa mãn với kết quả quá sớm. Nhưng phải chăng thay vì câu nói mang tính ép buộc “con phải được 10″ người mẹ có thể động viên, kích thích sự phấn đấu của con bằng cách gợi mở nhiều phương án cho con lựa chọn “Con nên mượn bài kiểm tra của Linh để xem mình sai ở đâu”, “Con nên chơi với Linh và hai đứa cùng giúp nhau tiến bộ”…
Cha mẹ nào cũng mong muốn cho con những điều tốt đẹp, nhưng nhiều người đã truyền tải điều đó bằng “áp lực” đối với con trẻ, mà ngay chính bản thân họ cũng không nhận ra. Người lớn đôi khi là ích kỉ, biến con cái trở thành công cụ đi xây dựng ước mơ cao cả của cuộc đời mình.
“Con phải học giỏi, con phải ngoan, phải được học bổng, phải chơi với bạn tốt…” người lớn thường hay nói những câu như vậy. Nhưng chỉ dạy cho con cách học thế nào để giỏi, như thế nào là ngoan, làm sao để đạt học bổng và chơi với bạn nào thì tốt… hẳn ít người lớn làm được.
Một “căn bệnh” nữa mà người lớn hay mắc (dù rằng khi còn là trẻ con họ rất ghét) đó là đem ngày xưa ra so sánh để kết luận đi học bây giờ là rất sướng. Nếu ngày xưa, khi điều kiện còn vô cùng khó khăn, thiếu thốn, việc đi học là niềm khao khát thì ngày nay, con em chúng ta đang sống trong một xã hội “sẵn có” việc đi học lại là quyền và nghĩa vụ.
Ngày xưa nền giáo dục chỉ đơn giản ở mức phổ thông, ngày nay giáo dục nước nhà đã nâng lên một tầm cao mới, có nhiều môn học hơn đồng nghĩa với khối lượng kiến thức nhiều hơn, khó hơn… đòi hỏi các em phải phát triển tư duy, sáng tạo, rèn luyện kĩ năng, đạo đức lối sống một cách toàn diện.
Hơn nữa, trường lớp của các em giờ đây thực sự là một xã hội thu nhỏ. Xã hội ấy cũng có nhiều vấn đề mà các em phải đối mặt như: bạo lực học đường, mất đồ dùng học tập, bị đối xử thiếu công bằng…. Chưa kể đến những kì thi phải dốc sức ôn luyện, những ganh đua trong học tập và những diễn biến tình cảm, tâm lý yêu ghét phức tạp ở lứa tuổi các em. Rồi tiếp tục chịu sức ép từ phía bố mẹ về điểm số môn học. Vậy thì đi học quả là không hề đơn giản và sung sướng như nhiều người vẫn quan niệm?
Vẫn biết rằng, lắng nghe và thấu hiểu con cái là một nghệ thuật và không phải bố mẹ nào cũng có thể làm tốt được điều này. Nhưng vì con trẻ, hãy thử một lần sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ.
Theo TTVN
Mùa đi vớt lúa
Nghe đài báo mấy hôm mưa lớn, mẹ lại gọi điện vào cho biết: "Bựa ni mưa to quá, lúa lại bị ngập hết rồi con ạ" khiến Ân trào nước mắt.
Lớn rồi đi làm ở xa, mùa mưa này không còn ai cùng mẹ và các em đi vớt lúa như công việc mà bao năm qua Ân vẫn làm. Sinh ra ở vùng đất miền Trung đầy nắng, gió, bão bùng, tuổi thơ anh gắn liền với những lần chạy nước lũ. Hầu như năm nào cũng vậy, cứ mùa mưa tháng 7, tháng 8 là nước lại ngập vào làng, những nhà cao thì nước chỉ qua đầu hè, còn nhà thấp nước tràn vào có khi ngập gần hết giường. Ngày còn nhỏ, mỗi mùa nước ngập bố mẹ phải cõng hai anh em sang trú tạm ở nhà bác Tư đầu làng rồi mới gọi nhau ra đồng xem lúa.
Tháng 4, nước về bởi những cơn mưa to bất chợt đầu hạ không đủ sức làm ngập vào nhà nhưng "quật đổ" hết cả ruộng lúa. Năm nào vào thời điểm này, sau cơn mưa là cả làng lại í ới gọi nhau đi vớt lúa bởi tất cả đều bị đổ rạp. Hai anh Ân ban đầu còn sợ sệt nhưng sau dần theo chân người lớn đi làm cũng thành quen, có khi còn tỏ ra thích thú bởi là dịp để lũ trẻ con trong làng đùa nghịch bì bõm trong nước. Người lớn lội đến gần ước hết cạp quần, dắt bên hông bó rơm to được cắt gọn kĩ càng rồi lần từng đọn lúa buộc dựng lên. Với những ruộng lúa đã ngả chín gặt được, bao giờ bố mẹ cũng mang theo chiếc thuyền nhỏ rồi cắt gọn để vào đó tránh lúa lên mộng không ăn được.
Ân nhớ đôi bàn tay lấm lem của thằng em An lần lần vớt lên từng đọn lúa rồi buộc túm gọn lại để anh đi sau chỉ việc cắt bỏ vào thuyền. Cứ thế cùng bố mẹ làm, hai anh em Ân có khi đi đến lúc trời tối mịt mới về. Khi ấy mệt nhoài, Ân chỉ còn biết lăn ra ngủ còn bố mẹ lại tỉ mẩn bỏ ra đừng bó lúa hong cho khô để không bị ẩm.
Năm nay, đầu hạ trời mưa như trút nước, Ân lại mường tượng ra trước mặt là cánh đồng ngập trắng rồi liền sau đó là những tiếng thở dài, những ánh mắt hau háu thèm khát trời hửng để lại ùa ra đồng vớt lúa. Với người dân quê anh,không nỗi lo nào bằng mỗi mùa đi vớt lúa bởi nếu làm không nhanh, lúa ẩm mọc mầm phải bỏ đi không dùng được. Ân nhớ cả giọt nước mắt của mẹ khi đứng trước cả ruộng lúa ngập trong nước bởi mẹ lo các con phải đói.
Lớn lên rồi, không còn theo mẹ đi vớt lúa mỗi vụ nước về nữa nhưng lần nào nghe dự báo thời tiết mưa lớn, trong lòng anh lại thấy rưng rưng, khóe mắt cay cay nhớ mẹ. Ở quê, mùa này mẹ lại bắt đầu đi vớt lúa và anh hiểu lí do vì sao lưng mẹ ngày một còng rạp xuống. Cậu em đang đi học ở xa, bất giác nó gọi điện cho anh thông báo: "Bựa ni quê mình trời lại mưa to quá anh ạ!" càng khiến trái tim An thêm se thắt.
Theo Dantri
Những điều ít biết về quan điểm hẹn hò của hai giới So với nam giới, phụ nữ tỏ ra khá dè dặt và cẩn trọng khi đưa ra các quyết định trong quá trình hẹn hò. Qua một cuộc khảo sát của trang web hẹn hò trực tuyến Zoosk.com tiến hành trên 1441 nam giới và 1147 nữ giới, người ta đã rút ra một số kết luận thú vị về quan điểm hẹn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xem phim "Sex Education", tôi bẽ bàng nhận ra mình là một bà mẹ tệ hại trong mắt con: Nếu không thay đổi điều này, tôi sẽ bị ghét bỏ

Đã 2 lần "người đầu bạc tiễn kẻ tóc xanh", bố mẹ tôi sẽ thế nào khi biết tin đứa con gái duy nhất đang mắc căn bệnh ung thư?

Ba tôi luôn dạy 3 đứa con gái... bỏ cuộc, không cần phải cố gắng

Bố chồng không có lương hưu, tôi vẫn chăm sóc chu đáo, lúc hấp hối, ông đưa tôi cái gối rách rồi thì thào: "Cho con dâu"

Hôn nhân đang bế tắc thì mẹ vợ bỗng đến ở vài ngày và cao tay giải quyết khiến con rể quay đầu xin lỗi vợ

Sau một năm sống chung nhà, con trai và con dâu dọn ra ngoài ở riêng: Nguyên do từ những mâm hải sản, thịt thà mời mà bố mẹ không ăn

Từ mặt cháu gái 8 năm, ông nội đột ngột gọi tôi về thừa kế gia sản bạc tỷ nhưng lại kèm theo một điều kiện oái oăm

Vay chị chồng 1 tỷ để mua nhà nhưng điều kiện chị đưa ra là giấy tờ chỉ được phép đứng tên 1 mình chồng tôi

Xem phim "Sex Education", tôi giật mình biết nguyên nhân con trai thường bị dập ngón tay trước khi thi: Yêu con nhưng khiến con phản kháng tiêu cực

Trước khi qua đời, mẹ nói một câu khiến tôi bừng tỉnh, nhận ra rằng mình đã đánh mất điều thiêng liêng nhất!

Nảy sinh tình cảm với cô gái khác, người chồng cho rằng không vượt qua được cám dỗ là tại... vợ mình

Theo đuổi 3 năm nhưng vừa yêu được 3 tháng, bạn trai đã đưa ra yêu cầu kết hôn khiến tôi đơ người
Có thể bạn quan tâm

Chuyện gì đang xảy ra với Thanh Thuỷ - SOOBIN sau màn "xào couple" gây tranh cãi?
Sao việt
1 phút trước
Kim Ji Won bị tố thẩm mỹ vì liên tục giấu giếm 1 thứ suốt cả tháng qua
Sao châu á
4 phút trước
Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
Thế giới
5 phút trước
Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn
Tin nổi bật
11 phút trước
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
51 phút trước
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân
Pháp luật
1 giờ trước
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
HIEUTHUHAI tung teaser MV mới chìm nghỉm giữa tấn drama của ViruSs, sau hơn nửa ngày vẫn chưa lọt Top Trending
Nhạc việt
1 giờ trước
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
1 giờ trước
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
2 giờ trước