Đừng bao giờ quên những điều này sau chia tay
Có một số kinh nghiệm mà bạn phải ghi nhớ nằm lòng, để giúp bản thân vượt qua thời kì tuyệt vọng này.
Bạn chia tay là có lý do
Nhiều người sau khi chia tay thường loay hoay rất lâu mà không nhận ra lí do thật sự khiến cuộc tình tan vỡ. Hãy nhớ, luôn luôn có một lý do dẫn đến việc chia tay. Trong thời gian nhạy cảm này, tốt nhất là không nên còn tiếp tục liên lạc với nhau, đồng thời đừng tự giam mình trong những nơi cô đơn, cảm xúc tiêu cực sẽ ‘gặm nhấm’ bạn hoặc khiến bạn không thôi nghĩ về việc muốn quay lại. Bạn hãy nhớ rằng, chia tay là cách tốt nhất cho cả hai, đừng nên níu giữ mãi một cuộc tình mà không phù hợp hay nếu đến với nhau thì sẽ không thể cho nhau hạnh phúc. Bạn hãy kết thân, giao lưu với những người sống tích cực, họ sẽ đưa bạn ra khỏi ‘vùng âm u’ của cảm xúc.
Thời gian là liều thuốc chữa đau hiệu quả
Những ngày đầu tiên sau chia tay, bạn có thể nghĩ mình chẳng bao giờ quên được người ấy, hay sẽ chẳng thể đến được với một ai khác. Thế nhưng, theo thời gian, trí óc của bạn sẽ dần dần quen với nó và cài đặt lại trạng thái như trước đây chưa có mối quan hệ này. Điều đó không hề đáng ngạc nhiên, vì mọi thứ đều có một khởi đầu và kết thúc, bao gồm cả các mối quan hệ.
Nhiều người sau khi chia tay thường loay hoay rất lâu mà không nhận ra lí do thật sự khiến cuộc tình tan vỡ (Ảnh minh họa: Internet)
Hãy cứ sống thật với cảm xúc, kể cả tiêu cực
Đừng cố gắng để chống lại những cảm xúc, dù là bi thương. Khi trải qua đến tận cùng của đau thương và tuyệt vọng, sẽ là lúc bạn bắt đầu biết cách vươn lên và vượt qua. Tuy nhiên, đừng để cảm xúc ra lệnh hành động hay kiểm soát bạn. Hãy biết ơn quãng thời gian tươi đẹp mà cả hai đã có cùng nhau, hãy cất giữ nó thật sâu như là những kỉ niệm và ấn tượng tốt đẹp còn lại về nhau. Hít thở sâu và thư giãn đầu óc, điều này được khoa học chứng minh ngay lập tức có khả năng làm giảm mức độ căng thẳng. Khoa học cũng đã chứng minh rằng, căng thẳng có hại cho sức khỏe của bạn, vì vậy, hãy thư giãn với cảm xúc của mình.
Video đang HOT
Hãy là chính mình
Chỉ vì người đó không còn tồn tại trong cuộc sống của bạn nữa không có nghĩa là bạn không còn là chính mình như trước. Bạn vẫn có thể làm bất cứ điều gì mà không có họ. Tự lực và tự túc là điều cần thiết, dù có độc thân cũng phải vui vẻ. Tìm ra những gì bạn thích làm, khát vọng sống, mục tiêu của bạn và hướng tới nó. Trở thành một người bận rộn với công việc và sống có ích chính là liều thuốc tốt chữa lành nỗi mất mát sau chia tay.
Tập trung vào những gì bạn đã học được sau sự đổ vỡ và biết tự chịu trách nhiệm
Chúng ta đều không ngừng phát triển, thay đổi, có thể theo hướng tích cực, cũng có khi tiêu cực. Bất cứ điều gì, bạn cũng có thể nhận được những bài từ các mối quan hệ quanh mình. Bằng cách này, bạn sẽ mạnh mẽ hơn và ít có khả năng bị bất ngờ hay bị tổn thương trong tương lai.
Đừng đổ lỗi cho bất cứ ai vì sự tan vỡ của mối tình. Bạn chỉ cần cảm ơn người ấy, vì đã từng nắm tay mình đi cùng một phần cuộc đời, và giờ thì cả hai vẫn tiếp tục đi, nhưng không cùng một con đường nữa. Chúng ta đều mắc sai lầm, không có ai là hoàn hảo. Khi đã bình tĩnh, hãy suy ngẫm và nhìn nhận lại mối quan hệ đã qua. Chắc chắn, bạn sẽ thấy nhẽ ra mình đã nên có cách ứng xử tốt hơn trong một số tình huống nhất định. Hãy tha thứ cho bản thân và tha thứ cho người khác vì bất cứ điều gì. Nỗi tiếc nuối hay niềm ân hận không giúp mối quan hệ quay lại, hãy để cho tất cả trôi đi, còn bạn thì phải tiến lên phía trước.
Đừng đổ lỗi cho bất cứ ai vì sự tan vỡ của mối tình (Ảnh minh họa: Internet)
Quên đi tất cả
Kỉ niệm luôn là một chiếc bánh ngọt ngào khiến bạn không ngừng muốn nhâm nhi nó. Nhưng tốt nhất, bạn hãy bẻ vụn chúng. Bạn nghĩ sao nếu hiện tại hoặc trong tương lai, bạn bắt đầu với một người mới, một mối quan hệ mới mà vẫn không ngừng nhung nhớ về người cũ? Hãy biết ‘tàn nhẫn’ để bản thân mình thanh thản và sẵn sàng tiến tới những mối quan hệ mới.
Theo Afamily
Che giấu tội phạm cho người thân, có nên bị xử lý hình sự?
Việc miễn trách nhiệm hình sự đối với người thân che giấu tội phạm thể hiện tính nhân đạo, có quan tâm đến yếu tố tâm lý, tình cảm của các quan hệ gia đình.
Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đang được đưa ra để lấy ý kiến nhân dân. Trong các vấn đề được dư luận quan tâm, nổi bật là nội dung sửa đổi trong Bộ luật hình sự liên quan đến việc xử lý tội che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm với chủ thể là người thân trong gia đình.
Xung quanh vấn đề trên có nhiều ý kiến trái chiều.
Người thân che giấu, không tố giác tội phạm có nên xử lý hình sự? - Ảnh minh họa
Theo đó, liên quan đến việc người thân (ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng) của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi che giấu tội phạm, không tố giác tội phạm, Luật Hình sự 1999 quy định tại các Điều 21, Điều 22 và Điều 313.
Điều 21 quy định về tội "Che giấu tội phạm" như sau: "Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật Hình sự quy định.
Điều 22 quy định về tội "Không tố giác tội phạm" như sau: Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, cùng nhận biết về hành vi phạm tội của người thân, nhưng cách ứng xử như thế nào sẽ quyết định hành vi phạm tội của họ. Dấu hiệu phân biệt giữa 2 tội là "có hành động" hay "không hành động". Và căn cứ vào việc vi phạm mà mức án sẽ khác nhau. Với tội "Che giấu tội phạm" mức án cao nhất là từ 5 đến 7 năm tù. Còn với tội "Không tố giác tội phạm" mức án cao nhất là 3 năm tù.
Những năm gần đây, số lượng người phạm tội "Che giấu tội phạm" và "Không tố giác tội phạm" có xu hướng gia tăng ở mức đáng báo động. Nhiều vụ án chỉ có 1, 2 người gây án mà kéo theo 4 đến 5 người thân vào vòng lao lý. Điển hình gần đây nhất là vụ án Lê Văn Luyện giết người cướp tài sản ở Bắc Giang. Ông Lê Văn Miên (bố Lê Văn Luyện), Trương Thanh Hồng (anh họ), Lê Thị Định (cô ruột), Lê Văn Nghi và vợ chồng ông Trương Văn Hợp (bố, mẹ của Hồng) bị truy tố về các tội che giấu, không tố giác tội phạm. Chỉ vì tình thương mù quáng mà họ đã làm ảnh hưởng lớn tới công tác điều tra.
Bộ luật Hình sự năm 1999 đã thể hiện phần nào sự nhân đạo trong khi xem xét đến tội "Không tố giác tội phạm". Theo đó, người thân của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313. Còn tại dự thảo Luật Hình sự sửa đổi đang lấy ý kiến nhân dân, khía cạnh mang tính "nhân văn" này được đẩy thêm một bước. Nếu ở tội "Che giấu tội phạm" thì người thân của người phạm tội được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Còn riêng với tội "Không tố giác tội phạm" thì người thân của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Có hai ý kiến trái chiều về vấn đề này: Ý kiến thứ nhất cho rằng, vì tình máu mủ, ruột rà nên cần loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người che giấu tội phạm là người thân (cha, mẹ, vợ chồng, con, ông, bà, cháu) không kể về tội gì.
Còn theo ý kiến thứ hai thì hành vi che giấu có tính nguy hiểm hơn hành vi không tố giác, vì có thể dẫn đến oan sai nên không nên loại trừ hoàn toàn đối tượng này mà chỉ nên giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo đó, trong thực tế, việc những người trong gia đình che giấu hành vi phạm tội của người thân mình là điều dễ hiểu. Điều này là do tâm lý, đạo đức trong mối quan hệ ruột thịt và đây cũng là một phần của đạo lý truyền thống của người Việt Nam, nên trong những trường hợp bình thường, những người thân như cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột thường che giấu hành vi phạm tội của con, em mình, do đó đề nghị nên loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các đối tượng này khi họ che giấu tội phạm mà đối tượng phạm tội là người thân thích, ruột thịt.
Tuy nhiên, tội này là tội che giấu tội phạm thông qua các hình thức xóa dấu vết, vật chứng... đây là các hành vi mang tính chủ động cao, và nếu loại trừ trách nhiệm hình sự hoàn toàn cho các đối tượng này (dù là ruột thịt) thì sẽ gây rất nhiều khó khăn, thậm chí trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến bế tắc cho các cơ quan tiến hành tố tụng.
Không tố giác tội phạm: luật sư có thể được loại trừ? Điều 22 BLHS hiện hành quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc một số tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 BLHS. Tuy nhiên, đặc trưng của người làm nghề bào chữa là không được tiết lộ thông tin bí mật trong quá trình bào chữa, do đó nhiều ý kiến cho rằng cần loại bỏ trách nhiệm hình sự của người bào chữa khi họ không tố giác hành vi phạm tội của thân chủ. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng người bào chữa trước hết phải làm tròn bổn phận của một công dân, nên nếu trong quá trình bào chữa mà không tố giác hành vi phạm tội của thân chủ thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo quan điểm của Bộ Tư pháp, do đặc trưng nghề nghiệp của nghề bào chữa là không được tiết lộ thông tin trong quá trình bào chữa, nhưng loại bỏ hoàn toàn TNHS về hành vi không tố giác tội phạm của người bào chữa là chưa thấy hết được trách nhiệm công dân của người bào chữa trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó về nguyên tắc, người bào chữa vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp: hành vi đó đã thực hiện; hành vi đó do chính thân chủ thực hiện hoặc tham gia.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cục Hàng không xây dựng tiêu chuẩn chống mất cắp hành lý ký gửi Cục Hàng không Viêt Nam sẽ ban hành tiêu chuân cơ sở vê phòng, chông mât cắp tài sản, hành lý ký gửi và hàng hóa vân chuyên đường hàng không ngay trong tháng 7.2015. Để ngăn chặn tình trạng mất cắp hành lý, hành hóa ký gửi qua đường hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đã quy trách nhiệm người đứng...