Đừng bao giờ nói “quá muộn để ly hôn!”, vì dù 26 hay 86 tuổi vẫn có thể bắt đầu lại!
Thực ra không bao giờ là quá muộn khi chúng ta quyết định điền tên vào tờ giấy ly hôn, nó chỉ muộn khi chúng ta chấp nhận với một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và muộn vì bản thân không chịu nghĩ cho mình ngay từ giây phút ban đầu.
Câu chuyện ly hôn ở tuổi 86 và sự chán chường trong cuộc sống hôn nhân
Theo bà Dung (Thái Bình) chia sẻ, tuổi đôi mươi bà kết hôn với người chồng hiện tại (ông đã qua một đời vợ) công tác cùng một cơ quan. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian chung sống, bà Dung cùng chồng không có con, bà từng nhiều lần muốn ly hôn vào các năm 1985, 1992 vì không được chồng chia sẻ, đỡ đần công việc gia đình. Thời điểm đó, gia đình can ngăn nên bà đành tiếp tục chấp nhận cuộc hôn nhân “không trọn vẹn hạnh phúc” này.
Đến khi tuổi già, sức yếu, bị căn bệnh đau lưng mà vẫn phải phục vụ chồng. Khi ốm đau bà nhờ chồng nấu cơm, rửa giúp bát phụ giúp việc nhà nhưng không được. Khi điều kiện kinh tế gia đình khấm khá hơn, bà ngỏ ý thuê giúp việc nhưng ông không đồng ý. Đến năm 2004, bà đã quyết định ly hôn chồng. Sau đó, cùng với sự động viên của cháu và nhiều người bà chuyển vào sống ở viện dưỡng lão ở Hà Nội.
Câu chuyện ly hôn của bà Dung (86 tuổi) làm xôn xao dư luận. Ảnh Hoàng Ngân.
Bà Dung kể rằng, trong suốt thời gian chung sống vợ chồng, bà vẫn chưa một ngày được cảm nhận niềm vui giản dị như được chồng giúp việc nhà cửa như bao người phụ nữ khác.
Lúc khỏe mạnh đã vậy, lúc ốm đau, ngày thường cũng như ngày lễ, hơn 60 năm trên danh nghĩa vợ chồng, bà luôn phải tự mình gánh vác mọi việc lớn bé trong nhà. “Nhiều khi vừa dọn dẹp, nấu cơm, giặt giũ mà đau lưng quá, nghĩ đến lại ứa nước mắt.”
Khi ông nhà về hưu lại càng không thay đổi tính tình. Buổi sáng đi chơi với bạn bè, chiều tới câu lạc bộ để đánh tổ tôm.
Video đang HOT
Để rồi bà Dung phải đi đến quyết định ly hôn chồng với quan điểm “không bao giờ quá muộn để bắt đầu lại cuộc sống của riêng mình, bà không bao giờ muốn quay trở lại để chịu khổ nữa.”
Chia tay ở tuổi mà người ta cho rằng rất &’hiếm’ nhưng bà Dung chỉ muốn cảnh tỉnh chồng mình, không muốn ông quen với lối sống vô tâm, ỷ lại. Và cho rằng phải quyết liệt đấu tranh cho bản thân mình.
Không bao giờ là quá muộn để ly hôn và tìm cuộc sống mới, đàn bà ạ!
Đàn bà người nào cũng sợ ly hôn, sợ bước hai lần đò rồi cả đời mang tiếng. Đàn bà sợ nhiều thứ, sợ mình đã già, đã muộn để bắt đầu lại cuộc sống của chính mình. Nên đôi khi dù sống với một người chồng tệ bạc trong suốt mấy chục năm, họ vẫn cắn răng cam chịu.
Họ sợ rằng ly hôn xong, bắt đầu một cuộc sống khác thì bản thân sẽ không thể đủ sức để đương đầu cùng sóng gió. Và bởi vì họ sống phụ thuộc vào người đàn ông mình lấy làm chồng quá nhiều. Một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Họ tặc lưỡi cho qua vì nghĩ rằng dù sao cũng là chồng mình chọn, bỏ đi rồi thiên hạ sẽ cười chê.
Đừng bao giờ nói “quá muộn để ly hôn!”
26 tuổi khi ly hôn họ cho rằng mình còn quá trẻ, sợ suy nghĩ bồng bột, sợ quyết định sai, sau này hối hận, họ ở lại. 86 tuổi, có người chọn quyết định ly hôn vì bản thân không chịu được cuộc hôn nhân 60 năm ròng không một niềm vui giản dị.
Thực ra không bao giờ là quá muộn khi chúng ta quyết định điền tên vào tờ giấy ly hôn, nó chỉ muộn khi chúng ta chấp nhận với một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và muộn vì bản thân không chịu nghĩ cho mình ngay từ giây phút ban đầu.
Đàn bà ạ, đừng bao giờ chịu khổ, sống chung với một người cho tới 50-60 năm mà không có hạnh phúc. Hãy lựa chọn thông minh và đưa ra quyết định cho mình nếu bạn chưa thực sự tìm được người khiến bản thân hạnh phúc.
Cũng đừng bao giờ nói “quá muộn để ly hôn” đàn bà ạ. Vì bạn có thể bắt đầu lại, dù bất cứ thời điểm nào!
Theo Emdep
Khi đàn bà im lặng nghĩa là đã hoàn toàn tuyệt vọng với cuộc hôn nhân của mình
Nhiều người vẫn thường hỏi: "Rốt cuộc đàn bà lấy chồng quan trọng nhất điều gì?". Tiền của người đàn ông, mong có một chỗ dựa bình yên suốt đời, hay là một người biết quan tâm, chiều chuộng?
ảnh minh họa
Tất cả những yếu tố đó đều quan trọng, nhưng đàn bà lấy chồng vẫn luôn chọn người mình tin nhất. Tin rằng anh chung thủy, tin rằng ở cạnh anh người đàn bà được an toàn bất chấp cuộc đời ngoài kia nhiều giông bão.
Đàn bà lấy chồng sẽ chọn người làm họ tin tưởng nhất - Ảnh minh họa: Internet
Khi người đàn ông còn làm người đàn bà tin thì họ sẽ nguyện gắn bó suốt đời. Nhưng niềm tin trong hôn nhân rơi rụng dần theo năm tháng sống chung dưới một mái nhà. Bao nhiêu lần phải rơi nước mắt, bao nhiều lần tổn thương, bao nhiêu lần nằm bên chồng mà vẫn cảm thấy cô đơn khiến người đàn bà mất đi niềm tin với người đàn ông của mình.
Đàn bà khi buồn, khi giận thì họ phản ứng bằng cách giận hờn, khóc lóc. Đàn ông thường không hiểu, họ còn cho rằng đàn bà hết sức nhiễu sự khi cằn nhằn, lải nhải suốt ngày. Đàn ông bao nhiêu lần vô tâm, bỏ rơi người vợ trong nỗi cô đơn. Đàn ông nhậu nhẹt, bê tha, chơi bời và người đàn bà vẫn cứ rơi nước mắt hy vọng ở sự thay đổi.
Đàn bà còn khóc, còn cằn nhằn nghĩa là trong lòng họ vẫn còn yêu. Đàn ông không biết rằng, nếu để đàn bà cô đơn quá lâu họ sẽ im lặng mà buông xuôi. Đàn ông đừng vội mừng khi vợ mình không còn rơi nước mắt, thôi cằn nhằn, thôi than vãn về những thói hư tật xấu ở chồng. Bởi đàn bà khi ấy đã rơi vào tuyệt vọng. Họ hiểu rằng cho dù có rơi bao nhiêu nước mắt, thì người chồng của mình vẫn không hề thay đổi.
Tôi có quen biết một chị bạn. Ngày trước, chị cũng yêu say đắm cuồng nhiệt rồi mới cưới. Nhưng chồng chị cũng như bao nhiêu người chồng khác trên đời, anh có rất nhiều tật xấu. Chị bảo tật xấu gì chị cũng cũng thể tha thứ trừ tật lăng nhăng. Bắt gặp lần thứ nhất chồng ăn vụng, chị như chết đi sống lại, ngất xỉu đến mức đưa đi cấp cứu. Rồi anh ta xin tha thứ. Lần thứ 2, chị đau đớn, nước mắt cứ ào ào chảy. Rồi lần thứ 3, lần thứ 4, chị không còn nước mắt để khóc. Ngày hôm qua, chị bắt gặp chồng đi với gái. Nếu như những lần trước hẳn chị đã quậy tung lên nhưng không, chị im lặng không nói gì.
Cơm chị không nấu, nhà cửa lạnh tanh. Chồng đi đâu, làm gì chị cũng không thèm hỏi. Đêm chị ôm gối qua phòng con ngủ. Chị cảm thấy mọi lời nói bây giờ quá thừa thãi bởi chị đã khóc, đã mong anh thay đổi suốt bao nhiêu năm qua. Đàn ông tự thâm tâm muốn thay đổi thì đâu có làm người đàn bà đau hết lần này đến lần khác. Chị đã mất hết niềm tin vào chồng, bản tính lăng nhăng đã ăn sâu vào máu thì còn trông mong gì ở sự quay đầu? Chị buông xuôi, và quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân bất hạnh này bằng việc ly hôn.
Khi biết rằng người đàn ông mãi không thay đổi, đàn bà sẽ chọn cách buông xuôi - Ảnh minh họa: Internet
Đàn ông nên biết rằng, khi đàn bà còn khóc, còn rơi nước mắt vì sự vô tâm của chồng thì lúc ấy trong tim họ vẫn còn tình cảm. Sức chịu đựng của đàn bà có hạn. Không người đàn bà nào đủ nước mắt để khóc người chồng tệ bạc cả đời. Họ cũng không ngu si đến mức, cứ trông chờ, cứ hy vọng vào một sự thay đổi để rồi đau hết lần này đến lần khác. Đàn ông nên biết, giới hạn cuối cùng của sự chịu đựng chính là im lặng. Một khi đàn bà đã im lặng buông xuôi nghĩa là người đàn ông đã hết cơ hội quay đầu.
Theo Phunusuckhoe
Đang đi học nước ngoài thì chị gái gọi điện: "Vợ mày ngoại tình, chửa được 3 tháng rồi!" Đánh cho vợ sảy thai ngay tại nhà rồi ngất lịm đi, Hùng vẫn không hả giận để rồi khi đứa cháu 9 tuổi mếu máo nói câu: "Mợ không ngoại tình! Mợ... mợ vì cứu cháu mà có bầu đấy!" thì anh mới nhận ra mình là thằng ngu! Mợ không ngoại tình!! Mợ... mợ vì cứu cháu mà có bầu đấy!!...