Đừng bao giờ coi mẹ chồng giống như mẹ đẻ
Các cô gái ạ, mẹ chồng thì mãi mãi là mẹ của chồng. Bà có thể rất tốt với bạn, có thể nuông chiều bạn, nhưng chắc chắn đó không phải là tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện.
Tôi từng đọc trên một tờ báo, ai đó viết rằng: “Khi bạn đã về làm dâu, mẹ chồng cũng luôn muốn mở rộng lòng đón bạn. Và nếu đã cố gắng coi một người lạ như bạn là con cái trong nhà, thì bà cũng muốn bạn xem bà như mẹ. Vì vậy hãy coi mẹ chồng mình như mẹ đẻ”. Lý thuyết là thế, nhưng sự thật có như vậy không?
Hình minh họa
Không bao giờ như vậy. Mẹ đẻ bạn luôn luôn khác mẹ chồng. Mẹ đẻ đau đớn sinh bạn ra, cần mẫn nuôi bạn hơn 20 năm trước khi bạn xuất giá, có với bạn bao nhiêu kỉ niệm và ràng buộc. Bà hạnh phúc khi bạn thành công, nhưng cũng dễ dàng cảm thông khi bạn thất bại. Bà hiểu rõ thói quen, tật xấu và những ưu điểm/ nhược điểm của con người bạn. Bà chấp nhận chúng. Trước mẹ đẻ, bạn chẳng phải giấu diếm gì.
Mẹ chồng thì không thế. Bạn bước vào nhà chồng không hoàn toàn do mong muốn của bà, mà bởi tình yêu của chồng bạn. Hãy tưởng tượng một người lạ bước vào nhà, bạn sẽ có cảm giác như thế nào, bạn có dễ dàng yêu thương tuyệt đối được họ hay không?. Cảm giác của mẹ chồng bạn lúc ấy, chẳng khác biệt là mấy. Tình yêu bà dành cho bạn, nếu có, chẳng qua là tình yêu mà bà dành cho chính con trai của mình.
Video đang HOT
Tôi nhớ một người bạn của tôi, năm 28 tuổi, cô ấy bước vào nhà chồng với niềm hân hoan: “Mẹ chồng tớ tốt lắm, chiều tớ còn hơn mẹ đẻ”. 32 tuổi, cô chạy ra khỏi hôn nhân, chua xót, buồn rầu: “Mẹ chồng vẫn mãi là mẹ chồng bạn ạ”. Chẳng phải bà xấu xa gì, nhưng khi cần bảo vệ, bà vẫn chọn con trai, dù con bà đúng hay sai chăng nữa. Quá mệt mỏi vì cô đơn trong gia đình, chị tay trắng ôm con, viết đơn ly dị.
Vậy đấy, đừng có bao giờ coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Đừng “cãi” bà một cách gay gắt và khăng khăng làm theo ý mình như bạn vẫn làm ở nhà. Đặc biệt, đừng can thiệp vào những việc nhà chồng mà bạn chẳng mấy liên quan, đặc biệt là việc mà bà đã quyết. Mẹ đẻ có thể chấp nhận tính khí đó của bạn, nhưng mẹ chồng thì không. Dù mẹ chồng đúng hay sai, bạn hãy cứ tôn trọng ý kiến của bà, nhã nhặn thể hiện thái độ hợp tác. Bạn hãy tranh thủ khi hai mẹ con tỉ tê tâm sự, hoặc lúc bà vui vẻ thể hiện chính kiến của mình, thay vì dội vào bà một “gáo nước lạnh”.
Coi mẹ chồng khác mẹ đẻ để luôn cân nhắc trước những việc mình làm. Mình như vậy có vô ý không, nếu đặt ở cương vị của mẹ chồng, mình có thấy khó chịu?. Mình nói xấu con của bà thì bà nghĩ gì?. Cân nhắc và “uốn lưỡi” trước khi nói. Bởi mối quan hệ giữa hai người phụ nữ chung tình yêu với một người đàn ông, dễ tổn thương và va vấp gấp trăm lần các mối quan hệ khác.
Đừng nói bô bô những điều mình nghĩ và mình muốn với mẹ chồng. Bạn không nói dối, nhưng hãy diễn đạt khéo léo những gì mình nghĩ. Cứ nói chuyện chân thành nhưng chẳng quá thô và thật. Bởi vì, người già vô cùng nhạy cảm. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu càng nhạy cảm lâu nay. Có thể bà sẽ buồn, sẽ giận chỉ vì một điều mà bạn cho là rất đỗi bình thường.
Người xưa có câu “Vợ chồng kính nhau như khách”, ý nói vợ chồng vẫn phải tôn trọng, nâng niu nhau như khách thì mới mong có mối quan hệ bền vững, tốt đẹp. Có lẽ, cũng nên có câu rằng: “Nàng dâu kính mẹ chồng như khách”. Vì bà là khách quý, nên ta cứ cẩn trọng, khéo léo và dịu dàng. Vì bà là khách quý, nên ta cứ yêu thương chân thành, chắc chắn ta sẽ nhận lại được những “hồi đáp” tốt đẹp.
Theo Afamily
Mẹ đẻ muốn tôi phá cái thai trong bụng để hiến tủy cứu cháu, tôi phải làm sao đây
Mẹ đẻ tôi đã chẳng cần suy nghĩ mà nói với tôi: "Dù sao sau này con vẫn còn có cơ hội mang thai, giữ được cái thai hay không không quan trọng. Cứu được tính mạng cho cháu mới là quan trọng nhất
Ngay từ hồi còn bé tôi đã biết mẹ chỉ yêu quý em trai tôi, chẳng mấy yêu thương tôi chỉ bởi vì tôi là con gái. Xét về thành tích học tập thì tôi hơn hẳn em trai. Thế nhưng cho dù là như thế, mẹ tôi cũng không muốn cho tôi đi học, học hết cấp hai mẹ đã bắt tôi ở nhà và đi làm thuê, còn em trai tôi thì nghiễm nhiên được cho ăn học tử tế, cho đến tận khi tốt nghiệp đại học. Tất cả tiền làm thuê của tôi cũng dùng để trang hoàng và mua đồ trong gia đình.
Khi tôi lấy chồng, mẹ tôi mạnh tay đòi nhà chồng mang sính lễ cao sang cùng một khoản tiền lớn đến. Ban đầu, nhà chồng tôi có vẻ không hài lòng, nhưng cuối cùng họ vẫn đồng ý đưa sính lễ theo ý của mẹ tôi trong tâm trạng không mấy vui vẻ.
(Ảnh minh họa)
Mọi người đều cho rằng có lẽ mẹ tôi sẽ cho tôi một khoản kha khá làm của hồi môn, ai ngờ của hồi môn mẹ cho tôi không có gì ngoài mấy cái chăn. Cũng chính vì thế, bố mẹ chồng tôi đã không hài lòng giờ càng thêm không ưa tôi, thậm chí là ghét tôi, nhiều lần nói nọ nói kia sau lưng tôi.
Sống với chồng mấy năm mà tôi mãi vẫn không mang thai, nỗi hiềm khích của bố mẹ chồng đối với tôi ngày một lớn dần lên, họ đã nhiều lần bắt tôi phải ly hôn với chồng. Đang trong lúc tuyệt vọng, thật may ông trời đã đem đến cho tôi một niềm vui lớn, tôi phát hiện ra mình đã mang thai. Biết điều này, thái độ của bố mẹ chồng tôi đối với tôi mới tốt hơn một chút.
Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu tôi lại bước vào một vòng luẩn quẩn mới. Ông trời lại cho tôi hai con đường lựa chọn, mà chọn con đường này thì cũng đồng nghĩa với việc tôi cắt đứt hoàn toàn con đường kia.
Mang bầu chưa được bao lâu thì mẹ tôi đến tìm tôi. Vừa nhìn thấy tôi, bà liền quỳ rạp xuống và cho tôi biết cậu con trai mới sinh được 9 tháng của em trai tôi đột nhiên được chẩn đoán là mắc bệnh máu trắng cần người hiến tủy thì mới cứu chữa được, mọi người ở cả hai bên gia đình đã đi thử nhưng chẳng ai hợp để hiến được tủy cả.
Biết tôi đang mang thai, em trai tôi đã không muốn đến tìm tôi vì sợ làm phiền đến tôi, thế nhưng cho dù là thế nào, mẹ tôi cũng phải đích thân đến tìm tôi cho bằng được. Bà mong tôi có thể đến bệnh viện thử một lần, những mong có cơ hội cứu được cháu trai. Tôi nói ngộ nhỡ tủy của tôi hợp với cháu thì phải làm sao, mẹ tôi đã chẳng cần suy nghĩ mà nói với tôi: "Dù sao sau này con vẫn còn có cơ hội mang thai, giữ được cái thai hay không không quan trọng. Cứu được tính mạng cho cháu mới là quan trọng nhất".
Tôi vô cùng do dự, tôi biết việc cứu sống cháu là vô cùng quan trọng và cần thiết, thế nhưng nếu như tôi bỏ đứa con này đi thì chắc chắn không chỉ bố mẹ chồng tôi mà ngay cả chồng tôi cũng sẽ quay lưng lại với tôi, cuộc hôn nhân của chúng tôi chắc chắn sẽ đổ vỡ.
Thế nhưng nếu như lần này tôi không giúp đỡ cháu tôi thì mẹ tôi cũng sẽ từ tôi, không muốn nhìn thấy mặt người con gái này nữa. Tôi thật sự cảm thấy vô cùng rối rắm và khó giải quyết. Một bên là cháu trai cùng mẹ đẻ của mình, một bên là đứa con trong bụng cùng gia đình nhà chồng, tôi biết phải chọn sao đây?
Theo Afamily
Vợ giận dỗi bỏ về nhà mẹ đẻ, chồng hãy gửi bức thư này, cô ấy sẽ tự mò về ngay lập tức! Cách làm lành và thuyết phục vợ về nhà của ông chồng &'bá đạo' dưới đây khiến nhiều người thích thú. "Thư gửi vợ yêu Kính thưa vợ: Em cảm thấy như thế nào khi ở nhà ngoại? Từ lúc chúng ta giận dỗi nhau đến bây giờ, em đã bỏ nhà ra đi được 38 tiếng 37 phút, thời gian này còn...