Dùng bã trái cây để giúp người dân miền Trung
Mỗi tuần đều đặn 3 lần, chị Nguyễn Thị Thanh Lam (34 tuổi, sống tại Hà Nội) ghé đến cửa hàng nước ép trái cây để xin bã. Chị Lam bảo xin bã về cứu giúp đồng bào miền Trung khiến ai cũng ngỡ ngàng, ngạc nhiên.
Đây là Mevi đang trong giai đoạn phơi/sấy để khô lại, đưa nấm men về trạng thái bất hoạt và sau đó được gửi vào miền Trung – NHÂN VẬT CUNG CẤP
Chị Lam làm gì với số bã trái cây vốn dĩ là rác này? Và bã trái cây có thể cứu giúp được gì cho người dân miền Trung sau đợt mưa lũ?
Rác là tài nguyên
Mới đây, trên trang Fanpage của cửa hàng nước ép trái cây True Juice có đăng tải câu chuyện bã ép giúp được gì cho miền Trung, nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ yêu môi trường và muốn làm điều gì đó hỗ trợ cho đồng bào miền Trung đang chịu nhiều thiệt hại vì mưa bão. Trong bài viết có đoạn: “Có thể bạn cũng như mình, sẽ lập tức bật ra câu hỏi trong đầu. Chúng mình từng tận dụng bã ép cho rất nhiều mục đích khác nhau, từ bón cây đến đắp mặt nạ, hay chế thành nguyên liệu trong các món ăn hấp dẫn nhù bánh quy, pancake, đế pizza, nhân burger… Nhưng chúng mình chưa từng nghĩ đến việc đống bã ép sặc sỡ của hàng nghìn chai nước ép mỗi ngày sẽ có lúc được “khăn gói” vào tận miền Trung, dưới một vai trò thật mới là bột phân hủy để dọn dẹp, vệ sinh môi trường sau lũ”.
Nhóm Liên minh nông nghiệp tử tế tiến hành làm Mevi và dung dịch IMO rồi bàn giao và hướng dẫn bà con thao tác sử dụng để xử lý môi trường – NVCC
Câu chuyện này xuất phát từ chị Nguyễn Thị Thanh Lam, khi mỗi tuần đều đặn 3 lần chị đều đến xin bã ép trái cây để về làm bột phân hủy giúp người dân miền Trung vệ sinh môi trường và xác động vật sau mưa lũ. Và đối với chị rác luôn là tài nguyên rất hữu ích nếu ta biết cách khai thác và tái sử dụng.
Chia sẻ với phóng viên, chị Lam cho biết từ khi chị tham gia vào nhóm Liên minh nông nghiệp tử tế, chị được thầy dạy cho cách xử lý rác thải, lọc nước, chăm sóc đất đai và các biện pháp nông nghiệp khác như chăn nuôi, chuồng trại… và cả chăm sóc sức khoẻ con người. Trong số các kiến thức học được thì có phương pháp Mevi có thể tạo ra được loại bột giúp phân hủy các chất hữu cơ nhanh chóng. Từ đó giúp giảm bớt mùi hôi, và hạn chế tác động ô nhiễm lên nguồn đất và nước.
Bã hoa quả trộn với bột và cám gạo, thêm đường, thêm men rượu – NVCC
Hỗn hợp trên được ủ kín khí cho lên men và trong quá trình này hỗn hợp thơm ngát mùi rượu – NVCC
Video đang HOT
Hỗn hợp được hong khô – NVCC
Khô hoàn thiện và sẵn sàng để gửi vào miền Trung để tiếp tục hướng dẫn bà con xử lý – NVCC
“Lúc này ở miền Trung nước đang bắt đầu rút, xác trâu bò lợn gà… chết bắt đầu lộ ra. Bình thường bà con sẽ chôn xác xuống rồi rắc vôi bột lên để dọn dẹp. Tuy nhiên do đất lúc này vẫn ướt, xác bị ngâm lâu, giờ chôn xuống sẽ lâu phân hủy, quá trình phân hủy chậm như thế cộng thêm việc số lượng xác chết “khổng lồ” sẽ khiến cho đất và nguồn nước bị ô nhiễm, nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ gây dịch bệnh cho con người. Bây giờ nếu mình rải thêm bột Mevi lên thì xác sẽ phân hủy nhanh hơn”, chị Lam chia sẻ.
Biến bã trái cây trở nên hữu ích
Để làm được bột phân hủy này, chị Lam cho biết bã hoa quả cho thêm bột hoặc bã cà phê cộng với đường và men rượu. Hỗn hợp này sẽ lên men dưới tác động của nấm men và các vi sinh vật. Đây sẽ là môi trường cho các nấm men và vi sinh vật sinh sôi, rồi khi nó đạt cực đỉnh, sẽ sấy khô nó ở mức nhiệt 50 độ, đưa nó về trạng thái ngủ để bảo tồn rồi gửi vào miền Trung. Vào đó các bạn ở miền Trung sẽ mang rải bột lên các bãi chôn lấp xác động vật, chuồng trại… gặp điều kiện thuận lợi (có nước, có chất hữu cơ, nhiệt độ thường) thì nấm men và các vi sinh vật sẽ hoạt động lại và bắt đầu phân hủy xác, với số lượng lớn lợi khuẩn và nấm men có lợi thì ngoài việc giúp phân hủy xác, Mevi cũng sẽ giúp đưa môi trường vi sinh vật có trong đất về trạng thái cân bằng hơn.
Những chai nước tẩy rửa sinh học IMO – NVCC
“Việc ứng dụng Mevi vào xử lý rác hữu cơ và xác động vật hoặc làm sạch môi trường vốn là việc mà các thành viên Liên minh vẫn làm thường xuyên ở nhà, ở vườn, ở trang trại của mình. Nay thấy miền Trung bị như vậy thì ai trong tụi mình cũng đều hiểu là miền Trung cần Mevi. Những ngày này nhóm Liên minh nông nghiệp tử tế ở trong miền Trung cũng đã bắt đầu giúp dân dọn dẹp ô nhiễm”, chị Lam kể.
Theo chị Lam thì ngoài Mevi, các thành viên trong Liên minh nông nghiệp tử tế còn áp dụng thêm IMO. Đây cũng là một phương pháp xử lý môi trường và cũng được làm từ cây lá, hoa quả, men vi sinh và men rượu. Nếu Mevi mạnh về khả năng phân hủy xác thì IMO mạnh về khả năng khử mùi trong không khí. Ở các bãi chôn lấp, nhóm sẽ rắc Mevi lên đất và xịt thêm IMO vào không khí.
Không ai nghĩ bã ép trái cây lại có thể chế tạo thành bột phân hủy giúp đồng bào miền Trung sau mưa bão
Điều đặc biệt, Mevi hoàn toàn có thể làm từ các nguyên liệu khác, nhưng chị Lam muốn tận dụng rác thải. Như vậy, mục đích hạn chế ô nhiễm môi trường của chị được thực hiện hai lần, 1 là giải quyết bã ép rau củ, 2 là giải quyết ô nhiễm do xác động vật.
Thực ra chị Lam hoàn toàn có thể ủng hộ tiền vào quỹ cứu trợ thay vì bỏ tiền và công sức làm bột phân hủy. Tuy nhiên, chị Lam nhận thấy hành động này còn có ý nghĩa góp phần lan tỏa thông điệp về rác thải và môi trường.
“Giúp bà con thế này, họ sẽ tò mò đó là thứ gì mà giúp phân hủy nhanh, giúp hết mùi hôi, rồi mình có cơ hội đưa phương pháp đó tới bà con. Vừa đỡ tốn tiền mua phân bón, vừa đỡ xả rác, vừa giúp ích cho đất đai vì bà con sẽ không cần phải bón phân vô cơ nữa, không phải dùng thuốc trừ sâu hay diệt cỏ nữa”, chị Lam giãi bày.
Rất vui vì bã nước ép cũng có thể giúp được miền Trung
Là chủ nhân của dự án khởi nghiệp nước ép trái cây True Juice, Trần Thanh Huyền cũng đã tìm kiếm nhiều giải pháp để có thể xử lý và tận dụng được lượng bã thải ra mỗi ngày của công ty. Nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa tìm được giải pháp thích hợp, nên khi nhận được lời ngỏ ý xin bã của chị Lam, Thanh Huyền rất vui mừng và hạnh phúc: “Mình đã từng đề cập đến các vườn rau đối tác và một số bên có thể tiếp nhận để xử lý. Tuy nhiên do đặc thù của bã là sản phẩm hữu cơ và tươi, nếu không vận chuyển và xử lý luôn thì dễ thối hỏng chứ không tích trữ được nên việc vận chuyển hàng ngày cho bã tới vườn rau là khá khó khăn, do đó chưa xử lý được toàn bộ 100% bã. Nên khi biết được hoạt động mà chị Lam đang làm, mình thật sự rất vui và ủng hộ chị hết mình. Không chỉ hạn chế tối đa rác thải ra môi trường, mà đặc biệt khi có thể kịp thời hỗ trợ cho vùng đồng bào miền Trung đang khó khăn vì mưa lũ. Mình rất cảm kích trước những hành động đơn giản nhưng thiết thực đó và sẵn sàng chung tay góp sức”.
Ném đồ cứu trợ cho người dân rồi bị nói 'của cho không bằng cách cho', cầu thủ Đông Triều phản pháo: 'Hãy góp tiền và cùng chúng tôi lên ghe, đừng chỉ dạy'
Trong tình huống cái ăn, cái uống của người dân đang được ưu tiên hàng đầu nhưng đoàn cứu trợ lại bị soi cách trao quà, nam cầu thủ đã có những đáp trả khá bức xúc.
Trong những ngày hàng trăm cá nhân, đơn vị, tổ chức... trực tiếp đến tâm lũ miền Trung để phát quà cứu trợ, thì câu nói "của cho không bằng cách cho" bất giác được nhắc đến rất nhiều. Theo đó, việc vài nhóm người đi thuyền đến khu vực ngập lụt, lấy lý do nước ngập sâu, khó tiếp cận, cần tranh thủ thời gian, nên ném thẳng nhu yếu phẩm, thức ăn cho người dân xuống dòng nước khiến bộ phận cư dân mạng nhìn thấy cảm giác không hài lòng.
Điển hình khi mới đây, Huỳnh Phương Fap TV đã chia sẻ không thể cùng các anh em về miền Trung cứu trợ, kèm đoạn clip cho thấy đoàn của anh đi xuồng máy, quăng đồ, bị ý kiến là như "bố thí", dễ khiến bà con cảm thấy bị xúc phạm, tự ái. Ngay lập tức, Huỳnh Phương phải đăng một đoạn clip khác làm rõ về việc làm thiện nguyện này:
Hành động ném quà xuống ghe, lên mái nhà trong clip Huỳnh Phương đăng tải bị nhiều người đánh giá là thiếu tinh tế.
"Chính vì những người như các bạn mà các đoàn thiện nguyện cảm thấy chùn bước. Tại sao mình không giúp đỡ động viên họ mà mình còn ở nhà 'cào phím' nữa.
Tình hình bây giờ mạng người là quan trọng nhất. Mà các bạn biết tình hình ngoài đó như thế nào không, đang rất căng. Không có điện, không có đồ ăn và rất nhiều người cần giúp đỡ. Đâu thể dừng lại mà hỏi thăm từng người, hỏi thăm từng nhà được... Cái cách nhìn đồng ý nó hơi phản cảm thiệt nhưng tình thế bách cấp, rất cần sự nhanh nhẹn".
Phản ứng của Huỳnh Phương khi đoàn bị chê trách.
Ngay sau đó, cầu thủ Trần Hữu Đông Triều - người trực tiếp ngồi trên chiếc xuồng "ném quà" kia đã lên tiếng. Theo đó, anh thẳng thắn cho biết: "Tôi nói thẳng, ưu tiên bắt buộc khi tôi bàn bạc với ê-kíp là an toàn. Mình phải an toàn mình mới giúp được cho bà con, còn cứ bất chấp thì làm thêm gánh nặng cho ban cứu nạn cứu hộ, khi mọi người đang cố gắng đi cứu dân.
Còn nếu các bạn dạy chúng tôi cách cho thì hãy góp tiền và cùng chúng tôi lên ghe để cứu trợ. Có đến tận nơi, nhìn hoàn cảnh bà con mới thấy chẳng còn tâm trí mà phán xét, chỉ hành động và hành động thôi..."
Bài đăng của cầu thủ Trần Hữu Đông Triều nhằm đáp lại những ý kiến chê bai cách cứu trợ đoàn của anh.
Một số hình ảnh khác trong chuyến cứu trợ được Đông Triều đăng tải.
Có thể thấy, ở thời điểm này, không nên quá xét nét về mặt hình thức, mà cần đánh giá xem việc gì cấp thiết hơn. Mang hàng cứu trợ, kể cả tiền bạc, đến giúp người nghèo trong thiên tai bão lũ đã là rất quý. Ngoài việc hàng quà bảo đảm tới tay người nhận thì còn có tình cảm của người cho và nhận.
Nhưng liều mạng vào nơi đang nguy hiểm để rồi lỡ thiệt mạng thì lại sinh ra nỗi đau kép. Người đang cần cứu trợ chỉ mong được chia sẻ chứ không ai muốn thấy người khác phải vì mình mà thiệt mạng.
Bầu trời Quảng Trị phủ một màu tím u uất sau cơn bão lớn Tin tức trong những ngày vừa qua ở các tỉnh miền Trung luôn nhận được sự quan tâm không nhỏ từ dư luận. Bên cạnh hoàn cảnh ngập lụt thì tình hình thời tiết ở các khu vực nơi đây được theo dõi sát sao. Mới đây nhất, hình ảnh cả một không gian tỉnh Quảng Trị bao trùm với sắc tím khiến...